Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thịt đông ngày Tết, ăn theo cách này để không bị tích mỡ, tăng cân tốt cho sức khỏe

Thứ tư, 14:10 14/02/2024 | Sống khỏe

GĐXH - Thịt nấu đông là món ăn cung cấp nhiều chất béo, giúp cơ thể có thêm năng lượng và giữ ấm trong những ngày mùa đông. Tuy nhiên trong thịt đông có nhiều mỡ trắng, không tốt cho những người mỡ máu cao, rối loạn chuyển hóa...

Người đàn ông suy hô hấp, phổi đông đặc do tự điều trị cúm A tại nhà, bác sĩ chỉ rõ dấu hiệu nguy hiểm cần nhập viện gấpNgười đàn ông suy hô hấp, phổi đông đặc do tự điều trị cúm A tại nhà, bác sĩ chỉ rõ dấu hiệu nguy hiểm cần nhập viện gấp

GĐXH - Cúm A tiến triển rất nhanh, tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm cho sức khỏe và có nguy cơ cao bùng phát thành dịch.

Thịt đông là món ăn đặc trưng trong mâm cỗ ngày Tết. Đặc trưng của món thịt đông đó là có thể để được lâu, để nguội ăn càng ngon, không mất nhiều công sức để nấu đi nấu lại. Nguyên liêu nấu thịt đông cũng dễ làm, dễ kiếm, gao gồm thịt chân giò, lưỡi lợn, bì lợn hoặc gà, ngan xào cùng mộc nhĩ, nấm hương và tiêu. 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thịt nấu đông là món ăn cung cấp nhiều chất béo, giúp cơ thể có thêm năng lượng và giữ ấm trong những ngày mùa đông. Chất keo gelatin tiết ra từ bì lợn làm đẹp da. Tuy nhiên, trong thịt còn có nhiều mỡ trắng, không tốt cho những người mỡ máu cao, rối loạn chuyển hóa. Trẻ em ít vận động ăn nhiều thịt đông cũng có nguy cơ cao béo phì, tăng cân.

Thịt đông ngày Tết, ăn theo cách này để không bị tích mỡ, tăng cân  - Ảnh 2.

Thịt đông là món không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết. Ảnh minh họa

Ngoài ra, nhiều gia đình có thói quen nấu thịt đông sau đó bảo quản trong tủ lạnh ăn dần trong Tết. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, không ít người lấy thịt đông ra để thưởng thức nhưng lại để bên ngoài quá lâu. Điều này khiến món ăn dễ bị vi khuẩn tấn công gây ôi thiu dễ dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa khi ăn, thậm chí gây ngộ độc.

Để an toàn, bạn chỉ nên lấy thịt đông ra sử dụng với lượng vừa đủ. Thịt đông đã nấu chín cần bảo quản đúng cách và sử dụng trong vòng 5-7 ngày.

Ai không nên ăn thịt đông?

Một người trưởng thành có cân nặng ở mức trung bình sẽ cần khoảng 2000 calo mỗi ngày để duy trì các hoạt động sống và chức năng của cơ thể. Ăn một bát thịt đông nhỏ đã chiếm 1/10 lượng calo cần thiết cho cơ thể trong một ngày. Vì vậy, nếu ăn nhiều thịt đông có thể gây ra tình trạng khó tiêu, tăng gánh nặng lên dạ dày.

Bên cạnh đó, thành phần của món thịt đông chủ yếu là từ thịt mỡ trắng, chứa nhiều cholesterol xấu, không tốt cho người bị mỡ máu cao hoặc rối loạn chuyển hóa mỡ trong máu. Nếu ăn nhiều thịt đông có thể khiến tình trạng của bệnh tăng nặng hơn.

Người ít vận động mà ăn nhiều thịt đông cũng có nguy cơ cao bị thừa cân, béo phì. Nếu ăn thịt đông trong thời gian dài cũng tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh gan nhiễm mỡ, mỡ máu hay xơ vữa động mạch.

3 cách ăn thịt đông giúp không bị tích mỡ, tăng cân

Thịt đông ngày Tết, ăn theo cách này để không bị tích mỡ, tăng cân  - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Không ăn thịt đông kèm cơm trắng, bánh chưng

Thói quen ăn thịt đông với cơm trắng, bánh chưng có thể khiến bạn khó kiểm soát được lượng thức ăn đưa vào cơ thể, bởi sự kết hợp này rất dễ ăn và ngon miệng. Chưa kể đến cơm trắng, bánh chưng rất giàu tinh bột sẽ khiến bạn nhanh tăng cân, nhất là khi ăn cùng với thịt đông. Do vậy, không nên ăn kèm 3 món này cùng nahu nếu không muốn bị tích béo và tăng cân mất kiểm soát.

Nên ăn kèm hành muối, rau xanh

Một cách ăn chống ngán và đồng thời giúp tiêu hóa tốt lượng thịt nấu đông chính là ăn kèm với đồ muối chua như dưa chua, hành muối hay kim chi muối. Đặc biệt là ăn kèm thịt đông với càng nhiều rau xanh càng tốt.

Cách ăn này giúp cho quá trình trao đổi chất được diễn ra nhanh hơn. Nhờ đó mà hạn chế tối đa nguy cơ tích mỡ gây tăng cân, giảm mỡ bụng do ăn nhiều thịt đông.

Nên ăn kèm với hoa quả

Sau mỗi bữa ăn, chúng ta nên ăn nhiều hoa quả để tráng miệng. Việc ăn nhiều trái cây ít đường sau khi dùng bữa với thịt đông sẽ hạn chế được lượng chất béo dung nạp vào cơ thể.

Một số loại hoa quả có khả năng hấp thụ chất béo tốt là táo, mận, đu đủ. Những loại quả này đều rất giàu chất xơ, vitamin C và các axit tự nhiên giúp thúc đẩy chuyển hóa chất béo trong thức ăn vừa tiêu thụ vào cơ thể.

Lưu ý: Thịt đông khi nấu xong, để ngoài cho nguội rồi nên bảo quản cẩn thận trong ngăn mát tủ lạnh. Chú ý đậy nắp hộp cẩn thận, tránh nguy cơ lây nhiễm chéo khi để nhiều thức ăn trong tủ lạnh ngày Tết.

Khi ăn chỉ nên lấy lượng vừa đủ và ăn hết, tránh ôi thiu gây ngộ độc. Bảo quản thịt đông trong tủ lạnh không quá 1 tuần. Người béo phì, tim mạch, cao huyết áp, rối loạn chuyển hóa nên hạn chế ăn để bảo vệ sức khỏe.


M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 loại thực phẩm chua tốt cho gan nên ăn nhiều vào mùa hè

5 loại thực phẩm chua tốt cho gan nên ăn nhiều vào mùa hè

Sống khỏe - 19 phút trước

Vào mùa hè nóng bức, cơ thể dễ mất nước và mệt mỏi. Do đó, việc bổ sung các loại thực phẩm có vị chua vào chế độ ăn uống là một lựa chọn tốt để giúp giải nhiệt, thanh mát cơ thể và tăng cường sức khỏe.

Uống bột sắn dây sống hay chín tốt hơn?

Uống bột sắn dây sống hay chín tốt hơn?

Sống khỏe - 21 phút trước

Trong y học cổ truyền, sắn dây có vị ngọt, tính mát, có công dụng giải cơ thoái nhiệt, phát biểu thấu chẩn, sinh tân chỉ khát, thăng dương chỉ tả...

Tưởng u thận, người phụ nữ 66 tuổi tá hỏa khi bác sĩ lấy ra dị vật này khỏi ổ bụng suốt 14 năm

Tưởng u thận, người phụ nữ 66 tuổi tá hỏa khi bác sĩ lấy ra dị vật này khỏi ổ bụng suốt 14 năm

Y tế - 23 phút trước

GĐXH – Sau khi giải phẫu bệnh, các bác sĩ chẩn đoán, bệnh nhân có khối viêm xơ hoá, thoái hoá giả u thận do dị vật – là gạc phẫu thuật còn sót trong ổ bụng bệnh nhân sau phẫu thuật 14 năm trước.

6 loại giun sán ký sinh trong cơ thể người phụ nữ

6 loại giun sán ký sinh trong cơ thể người phụ nữ

Y tế - 39 phút trước

Người phụ nữ đi khám sức khoẻ định kỳ phát hiện dương tính với 6 loại ký sinh trùng.

Bệnh đột quỵ không chừa ai, kể cả trẻ em

Bệnh đột quỵ không chừa ai, kể cả trẻ em

Sống khỏe - 41 phút trước

Nhiều người cho rằng đột quỵ chỉ xảy ra ở người lớn tuổi, nhưng trên thực tế đột quỵ cũng xảy ra ở cả trẻ em. Hiện nay, tỷ lệ người trẻ mắc bệnh chiếm khoảng 10% các ca đột quỵ và con số này đang ngày một tăng lên.

Cô gái 22 tuổi mắc ung thư máu chia sẻ hãy từ bỏ ngay 3 thói quen gây bệnh này

Cô gái 22 tuổi mắc ung thư máu chia sẻ hãy từ bỏ ngay 3 thói quen gây bệnh này

Sống khỏe - 1 giờ trước

GĐXH - Vượt qua cảm xúc tiêu cực khi phát hiện mình mắc ung thư máu, cô gái 22 tuổi đã chủ động tìm hiểu chi tiết về căn bệnh của mình.

Cách phòng tránh say nắng vào mùa hè

Cách phòng tránh say nắng vào mùa hè

Sống khỏe - 3 giờ trước

Mùa hè là mùa của những hoạt động sôi nổi, nhưng cũng là mùa tiềm ẩn nguy cơ say nắng, đặc biệt là đối với trẻ em và người cao tuổi. Hiện nay, số ca nhập viện do say nắng tăng cao vào những tháng hè nóng bức, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người.

Người phụ nữ 62 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh, bất ngờ bị nhồi máu não sau dấu hiệu phổ biến này

Người phụ nữ 62 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh, bất ngờ bị nhồi máu não sau dấu hiệu phổ biến này

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Cô T bất ngờ bị nhồi máu não ở chợ sau biểu hiệu đau đầu, chóng mặt và không thể nói được. Cô may mắn được người dân đưa đến viện cấp cứu kịp thời.

Hai bệnh viện phối hợp cứu bé gái 3 tuổi bị ung thư hiếm gặp

Hai bệnh viện phối hợp cứu bé gái 3 tuổi bị ung thư hiếm gặp

Y tế - 6 giờ trước

Bé gái 3 tuổi không may bị ung thư âm đạo hiếm gặp. Hai bệnh viện đầu ngành tại Hà Nội và TPHCM đã cùng phối hợp để tìm phương pháp điều trị tốt nhất cho bé.

Điều trị 'siêu tốc', mất 30 triệu đồng sẹo to lên gấp bội

Điều trị 'siêu tốc', mất 30 triệu đồng sẹo to lên gấp bội

Sống khỏe - 6 giờ trước

Tin lời điều trị sẹo siêu tốc, nữ bệnh nhân mất 30 triệu đồng còn rước lấy những vết sẹo lồi to đùng trên cổ.

Top