Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cập nhật, chia sẻ thông tin về DS/SKSS và giới: Biến thách thức thành cơ hội

Thứ tư, 08:45 21/10/2009 | KHHGĐ

Giadinh.net - Trong vòng 3 năm gần đây, tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam đã tăng từ 110 trẻ em trai/100 trẻ em gái (năm 2006) lên 112/100 (năm 2008).

Nếu xu hướng này tiếp tục với tốc độ gia tăng như vậy, tỷ số giới tính khi sinh có thể vượt ngưỡng 115/100 trong vòng 3 năm tới.

Gia tăng thách thức

Về lĩnh vực SKSS và KHHGĐ, Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong việc mở rộng các dịch vụ chăm sóc SKSS, lồng ghép KHHGĐ vào chăm sóc trước và sau sinh cũng như phòng chống HIV. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều việc phải làm để đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. Tỷ lệ chết mẹ dao động từ 40 - 410 người trên 100.000 ca sinh sống, đặc biệt tỷ lệ rất cao tại các vùng dân tộc thiểu số xa xôi.    Ông Bruce Campbell.

Ông Bruce Campbell, Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam bày tỏ lo ngại như vậy tại Hội thảo “Cập nhật, chia sẻ thông tin về dân số, sức khỏe sinh sản và giới” do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp cùng UNFPA tổ chức ngày 16/10 vừa qua. Theo đó, sự gia tăng nhanh chóng bất thường của tỷ số giới tính khi sinh (SRB) đang là thách thức lớn cho công tác DS-KHHGĐ ở Việt Nam.
Ông Campbell cho rằng, một trong các yếu tố chính đằng sau sự gia tăng này liên quan đến sự tiếp cận ngày càng tăng đến các phương tiện chẩn đoán giới tính và lựa chọn giới tính. Điều này tạo điều kiện cho các cặp vợ chồng theo đuổi mong muốn có một hoặc nhiều con trai. Sự mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc dân số trong tương lai và kéo theo hậu quả là có quá nhiều nam giới. Sự khan hiếm phụ nữ cũng sẽ gây áp lực cho họ phải kết hôn sớm, do đó làm tăng nhu cầu mại dâm và mạng lưới buôn bán người để đáp ứng sự mất cân bằng này. “Các trường hợp về bạo hành giới và buôn bán người đã được ghi nhận ở Việt Nam và đã chỉ ra những nguy cơ mà phụ nữ và trẻ em gái sẽ phải đối mặt” – ông Bruce nhấn mạnh.
 

Tỷ số giới tính khi sinh cao sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc dân số trong tương lai (Ảnh: TG).

Bên cạnh đó, những vấn đề thách thức khác của công tác DS-KHHGĐ được các đại biểu và các chuyên gia chỉ ra như: Cơ cấu dân số vàng và già hoá dân số ở Việt Nam; những kinh nghiệm của các nước Đông Nam Á về chính sách dân số; vấn đề SKSS ở Việt Nam. Đặc biệt, PGS.TS Trần Văn Chiến – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ đã cung cấp cho các đại biểu một cái nhìn tổng quan về kinh nghiệm hoạch định và thực thi chính sách dân số ở một số nước Đông Nam Á; nhằm đưa ra những bài học trong việc giải quyết các thách thức trong công tác dân số. Trong đó, Trung Quốc với chính sách đãi ngộ những cặp vợ chồng sinh con gái, chế độ đãi ngộ cao với cán bộ, cộng tác viên dân số ở cơ sở và các giải pháp nâng cao chất lượng dân số...; Singapore với chính sách khuyến sinh; Hàn Quốc với chương trình KHHGĐ mạnh và thành công trong việc khắc phục tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh...

Cần nhiều nỗ lực

Phát biểu tại hội thảo, ông Vũ Ngọc Hoàng, Uỷ viên Trung ương Đảng – Phó Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ cho biết những năm qua, các hoạt động truyền thông DS-KHHGĐ được duy trì và đẩy mạnh, thu hút đông đảo các lực lượng trong toàn xã hội tham gia.

Ban Tuyên giáo TƯ với chức năng là cơ quan tham mưu cao nhất của Đảng về công tác tuyên giáo, trong đó có lĩnh vực DS-KHHGĐ đã không ngừng chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí, trong đó có các tạp chí của Ban xuất bản các ấn phẩm về công tác DS-KHHGĐ cho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên giáo, cho đội ngũ báo cáo viên và cộng tác viên các cấp, trong đó có sự hỗ trợ của UNFPA.

Đề cập tới vấn đề cơ cấu “dân số vàng” và già hoá dân số ở Việt Nam, TS Giang Thanh Long – ĐH Kinh tế Quốc dân nhấn mạnh: “Việt Nam sẽ trải nghiệm cơ cấu DS vàng trong giai đoạn 2010-2040. Cơ hội dân số, trong đó cơ cấu dân số vàng là cơ hội tốt nhất, cần được đặt vào vị trí trung tâm của mọi chiến lược kinh tế - xã hội. Đồng thời, Việt Nam cũng sẽ bước vào giai đoạn già hoá dân số với những thách thức về an sinh xã hội”.

Theo TS Long, kinh nghiệm của các nước đã tận dụng tốt thời kỳ dân số vàng cho thấy, trong thập kỷ tới Việt Nam cần thúc đẩy các dịch vụ chăm sóc SKSS; tạo cơ hội việc làm, đặc biệt cho thanh niên, ở tất cả các ngành, khu vực và vùng kinh tế, đặc biệt là ở vùng nông thôn. TS Long cho hay: Khi nhà hoạch định chính sách và toàn bộ xã hội nhận thức rõ được các tác động tích cực của việc tận dụng cơ cấu dân số vàng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế, việc biến đổi cơ cấu này sẽ đem lại lợi ích thay cho gánh nặng.

Về việc khắc phục tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, ông Phạm Năng An – Phó Vụ trưởng Vụ DS-KHHGĐ, Tổng cục DS-KHHGĐ cho biết, năm 2009 thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Bộ Y tế đã chỉ đạo xây dựng, bố trí ngân sách triển khai đề án “Can thiệp, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh” tại 11 tỉnh, thành có tỷ số giới tính khi sinh cao, nhằm từng bước khống chế tốc độ gia tăng mất cân bằng tiến tới ổn định, cân bằng giới tính khi sinh.

Theo ông Bruce Campbell, mặc dù Chính phủ Việt Nam đã có quy định nghiêm cấm việc xác định giới tính thai nhi và nạo phá thai để lựa chọn giới tính, nhưng vẫn cần nhiều nỗ lực hơn nữa nhằm thay đổi quan niệm truyền thống về giới cũng như nâng cao vị thế người phụ nữ trong gia đình và trong xã hội.

Việt Hà

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Giang: Bị ảnh hưởng nhiều vì dịch bệnh nhưng vẫn hoàn thành các mục tiêu bằng cách đa dạng hóa công tác truyền thông

Hà Giang: Bị ảnh hưởng nhiều vì dịch bệnh nhưng vẫn hoàn thành các mục tiêu bằng cách đa dạng hóa công tác truyền thông

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Hà Giang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nhằm thực hiện có hiệu quả chỉ tiêu, kế hoạch về công tác Dân số - kế hoạch hóa gia đình năm 2021.

Trung tâm dân số - KHHGĐ TP Hà Giang: Có dịch nhưng quyết không để bà con bị gián đoạn truyền thông

Trung tâm dân số - KHHGĐ TP Hà Giang: Có dịch nhưng quyết không để bà con bị gián đoạn truyền thông

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Có dịch nên lực lượng truyền thông người bị cách ly, người ở nơi phong tỏa… tưởng chừng gián đoạn truyền thông, nhưng ngành Dân số Hà Giang quyết tâm không để bà con bị gián đoạn truyền thông chăm sóc SKSS-KHHGĐ.

Hải Phòng: Sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn

Hải Phòng: Sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Tới đây Hải Phòng sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn đối với thanh niên nam, nữ chuẩn bị kết hôn, tiếp tục giữ mức sinh hợp lý nhằm kéo dài cơ hội "dân số vàng"...

TP Hải Phòng: Đạt mức sinh thay thế và duy trì nhiều năm

TP Hải Phòng: Đạt mức sinh thay thế và duy trì nhiều năm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - TP Hải Phòng có khoảng trên 2 triệu dân, nhưng đã sớm đạt mức sinh thay thế 2,09 con/phụ nữ từ năm 2004, hiện đang tập trung nâng cao chất lượng dân số đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Bắc Mê (Hà Giang): Giảm sinh 0,4 phần ngàn, nhiều chỉ tiêu đạt cao nhờ đổi mới truyền thông trong thời kỳ dịch Covid-19

Bắc Mê (Hà Giang): Giảm sinh 0,4 phần ngàn, nhiều chỉ tiêu đạt cao nhờ đổi mới truyền thông trong thời kỳ dịch Covid-19

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện Bắc Mê (Hà Giang) đã có nhiều cố gắng trong công tác tuyên truyền cho người dân về duy trì mức sinh hợp lý, cân bằng tỷ lệ giới tính… nhằm nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.

Duy trì mức sinh thay thế 2,05 con/phụ nữ, Hải Phòng tiếp tục hoàn thành mục tiêu chiến lược nhiều năm

Duy trì mức sinh thay thế 2,05 con/phụ nữ, Hải Phòng tiếp tục hoàn thành mục tiêu chiến lược nhiều năm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Ngành Dân số Hải Phòng đang tổng hợp dữ liệu để có căn cứ chính xác về thực trạng số con hiện có và số con mong muốn ở các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản, nhằm đưa ra các giải pháp hiệu quả, thúc đẩy đạt mức sinh thay thế 2,1 con/phụ nữ.

Hải Phòng: Tiếp tục thành công trong chăm sóc SKSS-KHHGĐ nhờ đổi mới sáng tạo hình thức truyền thông tư vấn và dân vận khéo thời dịch bệnh COVID-19

Hải Phòng: Tiếp tục thành công trong chăm sóc SKSS-KHHGĐ nhờ đổi mới sáng tạo hình thức truyền thông tư vấn và dân vận khéo thời dịch bệnh COVID-19

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Hải Phòng đã giữ mức sinh thay thế đạt ở mức 2,05 con/phụ nữ. Năm 2021 tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, UBND TP Hải Phòng chỉ đạo không tập trung đông người, vì vậy công tác dân số - KHHGĐ gặp một số khó khăn, nhưng vẫn đạt mục tiêu đề ra nhờ… dân vận khéo.

Truyền thông được coi là "chìa khóa" nâng cao nhận thức, đồng thuận đạt hiệu quả cao về DS-KHHGĐ ở Bắc Quỳnh (Lạng Sơn)

Truyền thông được coi là "chìa khóa" nâng cao nhận thức, đồng thuận đạt hiệu quả cao về DS-KHHGĐ ở Bắc Quỳnh (Lạng Sơn)

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Lạng Sơn là 1 trong 33 tỉnh thành có mức sinh cao, nhưng riêng xã Bắc Quỳnh từ 2014 tới nay tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở xã Bắc Quỳnh luôn rất thấp, là điển hình thực hiện tốt công tác dân số – KHHGĐ về tầm soát mức sinh phù hợp.

Phú Lương (Thái Nguyên): Phối hợp truyền thông tốt nên mức sinh năm 2021 dự kiến tiếp tục giảm

Phú Lương (Thái Nguyên): Phối hợp truyền thông tốt nên mức sinh năm 2021 dự kiến tiếp tục giảm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet – Thái Nguyên là một trong những tỉnh, thành có mức sinh cao, nhưng ở huyện Phú Lương nhờ triển khai tốt các hoạt động truyền thông, Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ KHHGĐ đến vùng có mức sinh cao thì mức sinh ở đây lại giảm đều.

Phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ phải biết cất lên tiếng nói, bởi có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay

Phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ phải biết cất lên tiếng nói, bởi có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay

Dân số và phát triển - 3 năm trước

GiadinhNet - Theo nhà văn Chu Lai, phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ thì không nên chịu đựng mà phải cất tiếng nói chân thành với chồng và gia đình chồng để ngày nào đó họ hiểu ra rằng: Có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay.

Top