Câu đố Tiếng Việt: Vì sao dùng từ 'do dự' để chỉ người thiếu tính quyết đoán?
Đố bạn, nguồn gốc sâu xa của từ 'do dự' là gì?
Đa số chúng ta đều cho rằng "do dự" là một từ láy. Điều này còn được ghi nhận trong một số tài liệu. Từ điển từ láy Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học định nghĩa: "Do dự: Chưa quyết định dứt khoát làm hay không vì còn nghi ngại. Ví dụ: Thái độ do dự".
Tuy nhiên, nếu tìm hiểu sâu về nguồn gốc, ta sẽ thấy "do dự" vốn là một từ ghép Hán Việt, được viết bằng hai chữ. Trong đó, chữ "do" là tên một giống khỉ, còn "dự" nghĩa là "con voi lớn". Như vậy, "do dự" được hình thành bởi việc ghép tên hai loài sinh vật, cũng giống như nhiều từ khác như: Hổ báo, ong bướm, mè nheo,…
Nhưng vì sao khỉ và voi lại dùng để chỉ tính chần chừ, nghi ngại, không dứt khoát? Đây quả là một câu đố "hack não", gần như chẳng ai trả lời được. Trong Hán Việt từ điển của Thiều Chửu có giảng: "Do dự: Tên hai loài thú có tính đa nghi. Vì thế nên người nào làm việc thiếu tính quyết đoán sẽ được gọi là "do dự".
Như vậy, cả từ "do" và "dự" đều là những giống loài đa nghi, thiếu tính quyết đoán nên mới được chọn để chỉ sự ngần ngại, băn khoăn của con người. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, người ta dần quên đi nghĩa gốc và vô hình trung đưa "do dự" từ từ ghép sang từ láy. Hiểu chính xác thì "do dự" phải là một từ ghép.
Tiếng Việt thật phong phú và đa dạng phải không nào? Để biểu thị một sự việc/vấn đề, có nhiều cách diễn đạt khác nhau, trong đó có cả những từ cổ mà chúng ta không biết. Đúng là "phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam". Đây cũng là lý do khiến người nước ngoài phải "vò đầu bứt tai" mỗi khi học Tiếng Việt. Ngữ nghĩa Việt Nam rất khó học, có sự khác biệt giữa vùng miền, ngay chính người Việt cũng chưa thể hiểu hết được.

Phó hiệu trưởng có tên độc lạ, cả nước ai cũng gọi nhiều lần trong đời
Giáo dục - 23 giờ trước“Ba tôi là một chiến sĩ cách mạng. Ông đặt cho tôi tên “Việt Nam” vì với ông đó là cái tên đẹp nhất. Tôi tin điều đó xuất phát từ tấm lòng yêu nước vô cùng của ông", tiến sĩ Phan Thị Việt Nam, Phó hiệu trưởng Đại học Hoa Sen nói.

Mầm non VSK Thăng Long ươm mầm tình yêu nước từ những trải nghiệm đầu đời
Giáo dục - 1 ngày trướcTừ thuở dựng nước và giữ nước, lòng yêu nước luôn là sức mạnh kỳ diệu giúp ông cha ta kiên cường bảo vệ từng tấc đất quê hương. Trong thời bình, tinh thần yêu nước vẫn âm thầm chảy trong huyết quản mỗi người Việt trẻ.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tăng gần 94.000 thí sinh
Giáo dục - 1 ngày trướcBộ GD-ĐT vừa thông tin về công tác đăng ký dự thi trực tuyến kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Tính đến 17h ngày 28/4, tổng số thí sinh đăng ký dự thi là 1.165.289.

Anh em sinh đôi Hiền - Hậu cùng giành Huy chương Vàng Olympic Toán
Giáo dục - 2 ngày trướcCặp anh em sinh đôi Nguyễn Trí Hiền - Nguyễn Trí Hậu, học sinh lớp 11 chuyên Toán của Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (Quảng Nam) vừa giành Huy chương Vàng ở kỳ thi Olympic Giao lưu Toán học.

Hơn 20 trường công bố điểm sàn thi đánh giá năng lực, tư duy 2025
Giáo dục - 2 ngày trướcHiện có ít nhất 21 trường đại học trên cả nước công bố điểm sàn theo phương thức xét điểm thi đánh giá năng lực, tư duy năm 2025.

Thêm một trường THPT chuyên hot nhất nhì Hà Nội bỏ xét tuyển thẳng
Giáo dục - 2 ngày trướcTrường THPT chuyên Ngoại ngữ (Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội) vừa có thông báo điều chỉnh phương thức tuyển sinh lớp 10, năm học 2025-2026.

"Nóng hơn cả mùa hè": Những nghề nghiệp "hot" năm 2026 bạn không thể bỏ lỡ
Giáo dục - 2 ngày trướcGĐXH - Trong bối cảnh công nghệ và xã hội thay đổi từng ngày, những nghề nghiệp hot năm 2026 đang dần lộ diện với tốc độ tăng trưởng chóng mặt. Bạn đã sẵn sàng cập nhật xu hướng để không bị bỏ lại phía sau?

Không còn quận, huyện, tuyển sinh đầu cấp ở Hà Nội có thay đổi?
Giáo dục - 3 ngày trướcGĐXH - Theo lãnh đạo TP Hà Nội, dù đơn vị hành chính có thay đổi, song Hà Nội vẫn giữ ổn định phương án và thời gian tổ chức tuyển sinh mầm non, lớp 1 và lớp 6 năm học 2025-2026.

Bộ GD-ĐT công bố thủ tục xét thăng hạng giáo viên, giảng viên
Giáo dục - 4 ngày trướcBộ GD-ĐT vừa công bố thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước lĩnh vực chế độ, chính sách đối với nhà giáo thuộc phạm vi quản lý của Bộ, trong đó nêu rõ thủ tục để giáo viên/giảng viên được đăng ký dự xét thăng hạng.

Nam sinh có điểm tốt nghiệp cao nhất trong lịch sử Đại học Bách khoa TPHCM
Giáo dục - 5 ngày trướcHọc ngành nổi tiếng nhất là Khoa học và kỹ thuật máy tính, Lã Nguyễn Gia Hy đã tốt nghiệp trước hạn và xếp loại xuất sắc với GPA 4/4.0 tại Trường Đại học Bách khoa TPHCM.

Xóa bỏ phòng GD&ĐT, các trường tiểu học, THCS giao đơn vị nào quản lý?
Giáo dụcNhiều giáo viên, học sinh, phụ huynh các cấp băn khoăn, sau khi sáp nhập, xoá bỏ cấp huyện và phòng GD&ĐT, các trường mầm non, tiểu học, THCS do đơn vị nào quản lý?