Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cha mẹ cũng phải học để dạy con

Thứ tư, 08:16 11/11/2015 | Xã hội

Cần xử lý nghiêm gia đình thiếu trách nhiệm trong giáo dục con cái và nên xét xử lưu động các vụ án mà bị cáo là học sinh tại trường học.

Đó là đề xuất của nhiều đại biểu tại hội thảo “Tội phạm vị thành niên, vấn đề bạo lực học đường - thực trạng và giải pháp” do Viện Nghiên cứu phát triển bồi dưỡng tài năng trẻ và Trung tâm Đào tạo tài năng trẻ châu Á-Thái Bình Dương tổ chức sáng 8/11.

Đừng để “phòng ngừa muộn”

Theo PGS.TS Lê Sơn, Chủ tịch Hội đồng Trung ương Hội Khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam, trẻ em ngày nay sống rất cô đơn, thiếu kỹ năng xây dựng tình cảm, có xu hướng sống ích kỷ, kể cả ở TP lớn lẫn nông thôn. Có thể do môi trường sống các em bị thay đổi thường xuyên theo gia đình, cha mẹ hạn chế con em chơi với nhau, gia đình ở TP mạnh ai nấy sống, luôn kín cổng cao tường. Cộng với công nghệ phát triển, rảnh là vùi đầu vào máy tính, điện thoại... nên trẻ ngày càng tách biệt.

“Vì vậy, muốn ngăn chặn bạo lực học đường và tội phạm vị thành niên, trước hết phải từ gia đình chứ đừng đòi hỏi từ pháp luật hay môi trường xã hội”, PGS.TS Sơn nói.

 

Đồng tình, TS Trần Tiến Thắng, Phó trưởng khoa Nghiệp vụ cảnh sát vũ trang, ĐH Cảnh sát nhân dân, cho rằng, cơ chế hình thành tội phạm luôn xuất phát từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Tất cả đều có biểu hiện của nó theo từng cấp độ chứ không phải tự nhiên mà một người lại có thể chủ động cầm dao để giết ai đó hay cầm gậy đánh ai đó.

Theo TS Thắng, hầu hết mỗi đứa trẻ có vấn đề đều xuất phát từ gia đình có vấn đề như cha mẹ ly hôn, thường xuyên đánh nhau, bỏ bê con... Chúng ta ít quan tâm đến các biểu hiện nhỏ của con như thường xuyên xin tiền, nói dối, chơi game. Cao hơn là các em không chấp hành kỷ luật trường lớp, gây gổ đánh nhau với bạn, thuê xe ôm đi họp phụ huynh...

Người lớn khi thấy những biểu hiện đó vẫn nghĩ là “nhỏ lắm, tuổi con nhỏ nên nó thế, không ảnh hưởng gì cả” nhưng chính nó dần hình thành những vụ việc đau lòng.

“Chúng ta đang rơi vào tình trạng “phòng ngừa muộn” bởi khi mà xã hội xảy ra các vụ việc rồi, khi học sinh đã hình thành những suy nghĩ và hành động đó rồi thì chúng ta mới đề ra các biện pháp để giáo dục. Nhiều phụ huynh cứ có bất kỳ vấn đề gì liên quan con lại đổ lỗi cho nhà trường, giáo viên nhưng lại thiếu trách nhiệm với chính con cái mình”, TS Thắng thẳng thắn.

Làm cha mẹ cũng phải học

Để hạn chế thực trạng tội phạm ngày càng trẻ hóa, ông Huỳnh Công Minh, nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT TP HCM, kiến nghị xã hội phải quan tâm thực sự đến gia đình nhiều hơn vì tất cả cái hư của con đều bắt nguồn từ người lớn chứ không phải do chính trẻ.

Theo ông Minh, phải thực thi nghiêm túc luật pháp về gia đình. Ai sinh con ra đều phải có trách nhiệm chăm lo và giáo dục con đàng hoàng, phải tạo điều kiện cho con học hành, dạy dỗ con, không để con hư.

“Mặc dù Việt Nam chúng ta có ngày 28/6 là ngày Gia đình nhưng nó tác động rất thấp đến nhận thức của từng gia đình. Giờ chúng ta không nói suông nữa mà phải làm thôi, gia đình nào thiếu trách nhiệm với con cái thì phải xử lý nghiêm theo luật.

Cạnh đó, chúng ta nên có những hoạt động tâm lý để tư vấn hôn nhân gia đình. Nghĩa là những ai chuẩn bị lập gia đình thì phải đi học một khóa về nuôi dạy con, giữ gìn hạnh phúc...”, ông Minh đề xuất.

Đại tá Nguyễn Duy Chính, Trưởng bộ môn Pháp luật, CĐ Cảnh sát nhân dân II thuộc Bộ Công an, cũng cho rằng, phải có quy định những ai muốn làm cha làm mẹ thì phải có kiến thức, phải trải qua lớp bồi dưỡng và được cấp chứng nhận. Ngay cả cơ quan chức năng cũng cần tăng cường quản lý, phòng ngừa với các em sau giờ học tập.

Các cơ quan phải làm sao giám sát, theo dõi và phối hợp với nhà trường để loại trừ sớm các biểu hiện tiêu cực trong học sinh mà có thể phạm tội về sau.

“Nhà trường phải tăng cường giáo dục pháp luật, nhất là pháp luật hình sự cho các em bằng nhiều cách. Chúng ta có thể đưa các vụ án do người chưa thành niên gây ra để xét xử tại trường học, nơi em đó theo học để học sinh, giáo viên được nghe và hiểu luật một cách tốt nhất, phát huy tác dụng răn đe,phòng ngừa”, ông Chính kiến nghị.

Học sinh bây giờ học quá nặng, học thêm từ sáng đến tối, không còn thời gian để bồi dưỡng tâm hồn, học kỹ năng sống, tham gia các hoạt động xã hội... Môn giáo dục công dân rất quan trọng đối với giáo dục đạo đức nhưng lại nặng lý thuyết, xa rời thực tế. Khi hỏi thì các em trả lời đúng hết nhưng có làm hay không là chuyện khác.

Theo Zing

 

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Khởi tố đối tượng nổ súng để giải quyết mâu thuẫn

Khởi tố đối tượng nổ súng để giải quyết mâu thuẫn

Pháp luật - 11 phút trước

GĐXH - Công an tỉnh Cao Bằng đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra đối với Bùi Trung Kiên (SN 1998, trú tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng.

Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động

Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động

Giáo dục - 36 phút trước

GĐXH - Nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp môn xét tuyển từ năm 2025 để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.

Bắt tạm giam 2 đối tượng tổ chức sử dụng và tàng trữ trái phép ma túy

Bắt tạm giam 2 đối tượng tổ chức sử dụng và tàng trữ trái phép ma túy

Pháp luật - 37 phút trước

GĐXH - Trong quá trình tuần tra, kiểm soát tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, Công an huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã phát hiện 2 đối tượng đang có hành vi tổ chức và tàng trữ trái phép chất ma túy nên đã tiến hành bắt giữ.

Khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xé Quốc kỳ

Khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xé Quốc kỳ

Pháp luật - 46 phút trước

GĐXH - Khi đi qua đoạn đường vắng, thấy người dân treo Quốc kỳ để chuẩn bị cho "Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc", do bốc đồng 2 đối tượng đã xé Quốc kỳ.

Sau 2 ngày lẩn trốn, hung thủ giết đã sa lưới

Sau 2 ngày lẩn trốn, hung thủ giết đã sa lưới

Pháp luật - 50 phút trước

GĐXH – Sau khi sát hại nạn nhân, Bạch bỏ trốn khỏi hiện trường gây án. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, chỉ hơn 2 ngày sau, đối tượng đã bị bắt giữ.

Hai phi công vụ rơi máy bay ở Bình Định được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc

Hai phi công vụ rơi máy bay ở Bình Định được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Thượng tá Nguyễn Hồng Quân (2 phi công trong vụ rơi máy bay ở Bình Định) được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba vì có thành tính xuất sắc trong nhiệm vụ huấn luyện bay.

Đổ thuốc trừ sâu vào nước sinh hoạt nhà hàng
 xóm

Đổ thuốc trừ sâu vào nước sinh hoạt nhà hàng xóm

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Ngày 22/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Văn Bàn (tỉnh Lào Cai) đã thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Triệu Thị Ton (SN 1976) về hành vi “giết người”.

Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Thời sự - 5 giờ trước

Nhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.

Top