Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chăm sóc bà mẹ đa thai (2): Mệt như sinh đôi

Thứ hai, 09:18 10/01/2011 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Theo các chuyên gia sản khoa: Việc mang trong mình một lúc 2 (hoặc 3) thai nhi với trọng lượng lớn có thể sẽ gây ra những nguy cơ cao cho thai phụ khi chuyển dạ, thậm chí có thể gây tử vong cho mẹ và em bé.

 
Ngoài ra, đối mặt với sự xáo trộn trong cuộc sống sinh hoạt khi trong nhà xuất hiện thêm cùng lúc nhiều em bé cũng có thể gây nên những khó khăn về tâm lý cho sản phụ và gia đình.

Nhiều nguy cơ khi chuyển dạ

Theo BS sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung - Trung tâm y tế lao động, Hà Nội: Với một trọng lượng lớn, khi chuyển dạ, cổ tử cung của bà bầu mang đa thai bị nhão (do giãn quá cỡ) nên không thể co lại như bình thường được, còn gọi là đờ tử cung, dẫn đến xuất huyết ồ ạt, gây băng huyết. Đây cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu có thể dẫn đến tử vong cho bà mẹ và thai nhi. Theo một nghiên cứu của BV Từ Dũ (TP.HCM), nguy cơ băng huyết tăng gấp 3 lần nếu thai từ 4kg trở lên.

Với những người mẹ có tiền sử nạo hút thai nhiều lần (hoặc mắc các bệnh phụ khoa) khiến niêm mạc tử cung bị viêm nhiễm. Nhiều trường hợp trong số này, bác sĩ phải tiến hành cắt bỏ tử cung do không cầm được máu. Nguy cơ băng huyết cũng tăng lên nhiều lần.
 

Với nhiều phụ nữ, sinh "được" một lúc 2- 3 "thiên thần nhỏ" đồng nghĩa với việc gia đình có phúc lớn. Ảnh chỉ mang tính minh họa

 
Thông thường, do sinh non nên em bé sinh đôi, sinh 3 bao giờ cũng nhẹ cân và kém khỏe mạnh hơn các em bé khác. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp sinh đôi nhưng cả 2 cháu vẫn cân nặng trên 2,5kg. Tuy nhiên, số lượng này không nhiều. Hầu hết các cháu đều nhẹ cân hơn mức bình thường sinh đơn. Hơn thế, có những cặp song sinh, sinh 3 có sự chênh lệch về mặt cân nặng, chứng tỏ sự cạnh tranh chất dinh dưỡng từ trong bụng mẹ rất lớn.
 
BS.Kim Dung chia sẻ: Cách đây vài năm, một bà mẹ ở Thanh Hóa sinh đôi 2 bé trai. Lúc ra đời, một cháu nặng 2,3kg, còn một cháu chỉ có 1,2kg. Sau 2 tháng, do không thích nghi được với môi trường mới, dinh dưỡng người mẹ cung cấp không đủ nên em bé nhẹ cân đã tử vong".
 
Theo các bác sĩ: Đi kèm với nguy cơ đẻ non, đẻ khó cũng là nguy cơ dễ gặp ở các bà bầu mang đa thai. TS.BS CKII Trần Ngọc Hà - Phó trưởng khoa Phụ sản - BV Trung ương Huế cho hay, không hiếm những trường hợp sinh thai thứ nhất theo cách bình thường, tự nhiên, nhưng đến thai thứ 2- 3, bác sĩ lại can thiệp bằng cách mổ.
 
"Đó là bởi sau khi thai thứ nhất sổ, buồng tử cung trở nên quá rộng đối với thai thứ hai làm cho thai không bình chỉnh tốt, dễ sinh ra ngôi bất thường như ngôi ngang, ngôi ngược. Đặc biệt, thai thứ hai luôn bị đe dọa trước nguy cơ thiếu oxy"- BS.Thu Hà nói. Thêm vào đó, thường hai bánh nhau cùng sổ một lúc hoặc liên tiếp sổ sau khi đẻ thai thứ hai. Nhưng cũng có trường hợp hai bánh nhau đều bong khi thai thứ hai chưa sổ làm thai thứ hai chết.

Đối phó với trầm cảm

Với nhiều phụ nữ, sinh "được" một lúc 2- 3 "thiên thần nhỏ" đồng nghĩa với gia đình có phúc lớn. Nhưng với không ít người, đó là cả sự nặng nề và xáo trộn từ lúc biết tin mình mang đa thai.

Theo BS.Kim Dung, sau sinh, đối với bà mẹ sinh đa thai, chứng trầm cảm vẫn có khả năng xảy ra nếu không có sự chia sẻ của người chồng và gia đình. Những lo lắng từ quá trình mang thai khi không biết sẽ chăm sóc hai, ba em bé một lúc ra sao, kéo dài đến sau sinh khiến nhiều sản phụ mất ăn, mất ngủ, bị stress, sự đòi hỏi được chia sẻ về tinh thần càng nhiều. Mà càng đòi hỏi nhiều, nếu không được đáp ứng, sản phụ lại nhanh chóng bị thất vọng. "Trong quá trình thăm khám của mình, thậm chí có những trường hợp sinh đôi, gia đình và bác sĩ phải tách bà mẹ khỏi các con một tuần liền để lấy lại sự cân bằng trong tâm lý và sức khỏe" - BS Dung nói. 

"Sự kiêng cữ quá nhiều cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng quá tải trong tinh thần, khiến sản phụ trầm cảm"- BS Dung nhấn mạnh.

Cách đây không lâu, bác sĩ Dung điều trị tâm lý cho một trường hợp ở Mễ Trì- Từ Liêm - Hà Nội. Làm mẹ lần đầu, chồng lại ở xa, một lúc lại phải chăm 2 bé khiến chị Thu Trang (25 tuổi) không tránh khỏi bối rối, thậm chí lóng ngóng không biết phải bế con, thay tã, pha sữa như thế nào. Nhất là khi cả 2 bé cùng thức giấc một lúc, gào khóc và đòi bú càng khiến bà mẹ trẻ lúng túng. Lại thêm chế độ kiêng cữ "đặc biệt" từ mẹ chồng, chỉ cho Trang loanh quanh trong 4 bức tường với 2 đứa trẻ, không tắm gội, không giao lưu với ai nên Trang càng bí bách, người luôn cảm thấy bứt rứt. Đêm hôm, không ít lần cô nhìn con khóc. Dần dần, Trang sinh ra chán nản, tủi thân, cô đơn, nhiều khi nhìn con với ánh mắt hững hờ, vô cảm nhưng cô  lại không dám chia sẻ với mẹ chồng, sợ bà nghĩ không biết cách nuôi con... Đến lúc Trang tỏ ra vô vọng, buông xuôi "không thiết tha gì nữa", gia đình mới tá hỏa mời bác sĩ đến tận nhà...

"Không phải vô cớ, ở những nước phát triển, với những bà mẹ sinh 3- 4, Nhà nước có thể cử luôn 1 nhân viên y tế hỗ trợ tại nhà" - BS. Dung chia sẻ. Chính vì thế, với điều kiện chúng ta hiện nay, liệu pháp thiết thực, hiệu quả và ít tốn tiền nhất là các thành viên trong gia đình cần tạo ra một bầu không khí vui tươi, chan hòa tình cảm.

Theo tư vấn của BS.Phan Thị Vân - Trưởng khoa Sản - Bệnh viện 198 (Bộ Công an): Khi biết mang và sinh đa thai có nhiều nguy cơ cao hơn bình thường, thai phụ và gia đình cần tìm hiểu trước về cách chăm sóc bản thân và em bé. Bên cạnh việc tham khảo kinh nghiệm của người đi trước, các bà mẹ cũng nên đọc sách báo để nắm rõ hơn. Nếu có điều kiện, hãy tham gia một khoá huấn luyện chăm sóc bé sơ sinh, đặc biệt là chăm sóc 2-3 cháu cùng lúc trước khi "vượt cạn". "Sản phụ đừng vì ám ảnh phải chống lại hiện tượng mệt mỏi, căng thẳng này mà hãy nghỉ ngơi, thư giãn càng nhiều càng tốt" - BS Vân tư vấn.     
 
(còn nữa )
 

Cẩn trọng với các nguy cơ khi sinh

" Do những nguy cơ cao sau sinh mà bà mẹ mang đa thai có nguy cơ mắc phải nên việc theo dõi thai phụ và phát hiện các nguy cơ trong sinh đa thai có thể được tiến hành ở tuyến xã, tuy nhiên không nên đỡ đẻ sinh đa thai ở tuyến xã mà phải chuyển lên các tuyến trên".

TS.BS CKII Trần Ngọc Hà

Gia đình cần chia sẻ với bà mẹ

"Những kiêng khem của các bậc bề trên mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, nhưng nếu nó trái với khoa học và bị lạm dụng thái quá sẽ là nỗi ám ảnh kinh hoàng cho sản phụ vốn đã rất lo lắng với 2-3 đứa trẻ cùng lúc xuất hiện trong cuộc đời. Hơn hết, các bà mẹ trẻ nên chủ động trong việc chia sẻ suy nghĩ, công việc với người thân để giải tỏa gánh nặng".

BS Lê Thị Kim Dung

 Võ Thu

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Dân số và phát triển - 22 giờ trước

Việc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Theo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Mặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Top