Chăm sóc SKSS cho thanh niên di cư: Chưa đáp ứng được nhu cầu
GiadinhNet - Thanh niên di cư gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, nhất là việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản.
![]() |
Các nữ thanh niên di cư cần được cung cấp thông tin và dịch vụ để bảo vệ SKSS của mình. Ảnh: Chí Cường. |
Trong một khu nhà trọ ở thị xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc, chàng trai 24 tuổi Vũ Hà đến từ một làng quê ở Khoái Châu, Hưng Yên cho biết, đang làm công nhân lắp ráp phụ tùng xe máy tại khu công nghiệp Kim Hoa. Sống và làm việc ở đây được 3 năm nhưng khi được hỏi em đã từng biết đến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS) nào không thì Hà cười ngượng nghịu: “Không biết!”.
43% công nhân nữ chung sống với bạn trai
Giống như Vũ Hà, tại nhiều khu nhà trọ, các thanh niên làm việc ở các khu công nghiệp đi làm về thường chỉ có ăn và ngủ, không có phương tiện thông tin giải trí gì và cũng không tham gia vào các hoạt động đoàn thể của địa phương, mặc dù có những người ở đây nhiều năm. Hồng Liên, cô gái đến từ Yên Thế, Bắc Giang tâm sự, các kiến thức về SKSS, sức khỏe tình dục (SKTD) hoặc cách sử dụng bao cao su… em và các bạn tự tìm hiểu qua sách báo hoặc kể chuyện với nhau. Các hoạt động tuyên truyền kiến thức SKSS và KHHGĐ cũng ít khi được tiếp cận.
Tại các khu công nghiệp ở Vĩnh Phúc có hơn 4.000 người lao động thì có 80% trong độ tuổi từ 18 – 30. Ông Khổng Thành Công – Phó Trưởng ban quản lý các Khu công nghiệp Vĩnh Phúc cho biết, việc cung cấp thông tin, kiến thức về SKSS cho đội ngũ công nhân cũng đã từng làm nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của người lao động. Theo ông, cần có những chương trình riêng đầu tư cho khu công nghiệp về chăm sóc SKSS cho thanh niên.
![]() |
Tăng cường cả truyền thông và dịch vụ
Nội dung tọa đàm về “Thanh niên di cư và khoảng trống dịch vụ SKSS” trong chương trình Vì chất lượng Dân số của Đài Truyền hình Việt Nam, được phát sóng vào lúc 11h30 và 17h15 ngày hôm nay (14/8) trên VTV1. |
Theo các chuyên gia, các nhà quản lý trong lĩnh vực dân số, dự án cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ cho thanh niên di cư sẽ lấp đầy được khoảng trống thiếu hụt lớn trong nhận thức và hành vi của họ; sẽ giảm bớt tình trạng nạo phá thai của các nữ công nhân di cư, giảm thiểu sự lây lan của căn bệnh lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt là HIV/AIDS…
Chia sẻ về vấn đề này, trong chương trình “Vì chất lượng cuộc sống” kênh VTV1 ghi hình tại trường quay S9, Đài Truyền hình Việt Nam ngày 13/8, TS Lê Cảnh Nhạc – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ cho hay, thanh niên di cư còn gặp nhiều thiệt thòi trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc SKSS, SKTD. Ông cũng cho biết, trong thời gian tới, Chiến lược quốc gia DS&SKSS giai đoạn 2011 – 2020 đề ra mục tiêu tập trung tăng tỉ lệ điểm cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ thân thiện cho vị thành niên, thanh niên lên 50% vào năm 2015 và 70% vào năm 2020 trong tổng các điểm cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS. Mạng lưới cung cấp dịch vụ về DS-KHHGĐ/SKSS sẽ được kiện toàn lại để phù hợp từng địa phương, từng vùng; trong đó chú trọng các địa bàn thành phố lớn, các khu chế xuất, khu công nghiệp có đông thanh niên di cư; tổ chức lại hệ thống cung cấp dịch vụ, phân cấp, phân tuyến kỹ thuật phù hợp với đối tượng này từ tuyến trung ương tới tuyến xã.
Cùng trao đổi về vấn đề này, ông Arthur Erken - Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam nhấn mạnh: “Quỹ Dân số LHQ sẽ có hoạt động hỗ trợ can thiệp để đảm bảo rằng thanh niên, vị thành niên Việt Nam được giáo dục giới tính toàn diện và kỹ năng sống phù hợp với từng độ tuổi từ mẫu giáo đến trung học phổ thông. Chương trình này cần được đưa vào trường học nhằm giúp các em có một nền tảng kiến thức tốt nhất để có một cuộc sống khỏe mạnh khi trưởng thành”. Theo ông Arthur, việc duy trì tính bền vững của chương trình cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS,SKTD, các phương tiện tránh thai cho thanh niên là điều quan trọng, cần có sự đầu tư của ngân sách Chính phủ để có thể thực hiện những chương trình phù hợp với nhu cầu.
![]() Ông Arthur Erken
Trưởng đại diện UNFPA Việt Nam
Ông Lê Cảnh Nhạc
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ |
Hà Anh

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua
Dân số và phát triển - 17 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư thần kinh nội tiết đã mãn kinh 10 năm nay nhưng lại ra dịch nhầy màu hồng ở âm đạo, tiểu cảm giác không hết, sau đó chảy máu nhiều như kinh nguyệt...

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ
Dân số và phát triển - 18 giờ trướcChlamydia âm thầm lây lan qua đường tình dục, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcYoga đã được chứng minh là giúp giảm bớt cơn đau liên quan đến đau bụng kinh và nhiều triệu chứng khác liên quan đến tiền kinh nguyệt. Dưới đây là 4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcKhông chỉ gây mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công, dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn còn đáng sợ cỡ này...

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai
Dân số và phát triển - 3 ngày trước14 năm để tóc dài, vui chơi cùng các bạn nữ, Ngọc Linh không ngờ bản thân lại là "nam nhi". Sự thật khiến em sốc, không dễ chấp nhận.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Những ngày gần đây, thông tin số ca COVID-19 gia tăng tại Thái Lan khiến nhiều người lo ngại về đợt dịch bùng phát mới và có nguy cơ lây lan sang các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình được cơ quan chuyên môn của tỉnh, các địa phương tại Bắc Giang thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcCứ mỗi mùa thi đến, số trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần lại gia tăng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Cách phòng tránh các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi như thế nào?

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcNgày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng sức khỏe của bà mẹ khi mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sau này của trẻ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai thì em bé cũng có thể bị tăng huyết áp.

Nhận diện các triệu chứng viêm âm đạo thường gặp
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcViêm âm đạo là vấn đề sức khỏe quen thuộc ảnh hưởng đến nhiều phụ nữ, đặc biệt chị em trong độ tuổi sinh sản. Việc trang bị kiến thức để nhận diện sớm các tín hiệu bất thường và chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa giúp bảo vệ sức khỏe phụ khoa.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.