Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chăm sóc vòng tránh thai đúng cách

Thứ ba, 16:02 22/03/2011 | KHHGĐ

Việc đặt vòng tránh thai không phải "một lần là mãi mãi". Do đó, chị em nên có sự chăm sóc định kỳ đối với "vật thể lạ" này trong cơ thể.

Đặt vòng tử cung là biện pháp tránh thai phổ biến đối với chị em ở nông thôn. Tuy nhiên, việc đặt vòng tránh thai không phải "một lần là mãi mãi". Chị em nên có sự chăm sóc định kỳ đối với "vật thể lạ" này trong cơ thể.

Biến chứng do chiếc vòng hơn "30 tuổi"

Mới đây, các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam - Cuba Đồng Hới (Quảng Bình) tiếp nhận một bệnh nhân nữ trong tình trạng đau bụng dưới dữ dội. Siêu âm cho thấy một chiếc vòng tránh thai nằm ép bên thành tử cung. Các bác sĩ đã phải phẫu thuận lấy chiếc vòng ra. Bệnh nhân là bà Đinh Thị Hải, 67 tuổi, ở thị trấn Đông Lê, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình). Theo lời bà kể, cách đây 30 năm, bà đã đi đặt vòng, nhưng sau đó bà vẫn có thai và sinh thêm 2 lần nữa. Bà cứ nghĩ vòng đã trôi ra ngoài.
 
Chị em cần đến các cơ sở y tế tin cậy để được tư vấn và khám
phụ khoa định kỳ.

Gần đây, bà thường xuyên bị đau lưng, đau bụng, đi lại rất khó khăn. Tuy nhiên bà vẫn tưởng đó là bệnh của tuổi già nên không đi khám, cho đến khi phải đi cấp cứu vì đau bụng dữ dội. Bác sĩ đã phát hiện chiếc vòng tránh thai nằm ở vị trí dưới gan, dưới hạ sườn phải, nội tạng đã dính lại, bao quanh chiếc vòng.

Tương tự như vậy, cuối năm 2010, bà Trần Thị Trâm, 53 tuổi (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cũng thấy đau bụng lâm râm, khí hư ra liên tục. Bà đi khám tại Bệnh viện Phụ sản T.Ư thì bác sĩ phát hiện chiếc vòng tránh thai mà bà từng đặt cách đây 27 năm, sau khi sinh con thứ 2 đã lệch khỏi vị trí ban đầu, gây chèn ép. Bác sĩ rất vất vả mới lấy được ra.

Chăm sóc "vật thể lạ"
 

Phụ nữ đặt vòng tránh thai nên thường xuyên khám phụ khoa định kỳ để có sự tư vấn của bác sĩ. 

BS Nguyễn Thị Hoài Đức

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Hoài Đức (Viện Sức khỏe sinh sản và gia đình), đặt vòng tử cung là biện pháp tránh thai vừa rẻ tiền, vừa đơn giản mà chị em hay dùng, đặc biệt ở nông thôn. Chiếc vòng có thể là vòng nhựa hoặc mạ đồng, được đặt vào cổ tử cung để ngăn chặn sự làm tổ của trứng.
 
Tuy nhiên, chị em không nên đơn giản hóa "chiếc vòng" mà cần tìm đến các cơ sở y tế có uy tín để việc thăm khám đúng chuyên môn, việc đặt vòng đảm bảo vệ sinh vô trùng, đúng kỹ thuật. Nếu các cơ sở không có uy tín thì rất dễ xảy ra sự cố như: Đặt vòng vẫn có thai, thủng tử cung vì việc đặt không đúng kỹ thuật, băng huyết…

Đặc biệt, trước khi đặt vòng, chị em phải được khám phụ khoa để đảm bảo mình "khỏe mạnh". Nếu đang viêm nhiễm mà đặt vòng sẽ đẩy vi trùng vào bên trong, gây viêm nhiễm vùng chậu, hoặc gây viêm dính vòi trứng, nếu sau này muốn có con sẽ khó.

Bác sĩ Đức cho biết: Không có "tuổi thọ" cố định cho các loại vòng tránh thai. Nếu là vòng nội tiết tố để ngừa thai thì chỉ vài năm là hết tác dụng, cần tháo ra để đặt cái mới. Còn nếu là loại ngừa thai "vĩnh viễn" thì có thể tồn tại an toàn trong tử cung của phụ nữ. Nhưng cho dù là vòng gì, đặt bao lâu thì việc khám bệnh phụ khoa hàng năm và "chăm sóc" chiếc vòng xem nó có đang làm đúng "chức năng, nhiệm vụ" không là việc đương nhiên của phụ nữ. Các cán bộ dân số, y tế xã - phường nên có sổ ghi chép danh sách những người đặt vòng để nhắc nhở chị em đi khám định kỳ 6 tháng hoặc lâu nhất là 1 năm/lần.

Còn nếu vòng có biến chứng thì chị em cũng có thể dễ nhận thấy bằng các dấu hiệu như: Đau lưng, đau bụng lâm râm, khí hư, huyết trắng, rong kinh bất thường. Lúc này chị em nên nhanh chóng đi khám để bác sĩ tư vấn, điều trị. Việc không chăm sóc "vật thể lạ" có thể sẽ xảy ra các trường hợp viêm nhiễm, hoặc vòng bị "lạc" lung tung, thậm chí vào cả khoang bụng sau khi làm thủng tử cung, gây đau do dính các nội tạng, đồng thời có thể gây tắc ruột và các biến chứng làm nguy hiểm đến tính mạng.

Theo Dân Việt

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Giang: Bị ảnh hưởng nhiều vì dịch bệnh nhưng vẫn hoàn thành các mục tiêu bằng cách đa dạng hóa công tác truyền thông

Hà Giang: Bị ảnh hưởng nhiều vì dịch bệnh nhưng vẫn hoàn thành các mục tiêu bằng cách đa dạng hóa công tác truyền thông

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Hà Giang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nhằm thực hiện có hiệu quả chỉ tiêu, kế hoạch về công tác Dân số - kế hoạch hóa gia đình năm 2021.

Trung tâm dân số - KHHGĐ TP Hà Giang: Có dịch nhưng quyết không để bà con bị gián đoạn truyền thông

Trung tâm dân số - KHHGĐ TP Hà Giang: Có dịch nhưng quyết không để bà con bị gián đoạn truyền thông

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Có dịch nên lực lượng truyền thông người bị cách ly, người ở nơi phong tỏa… tưởng chừng gián đoạn truyền thông, nhưng ngành Dân số Hà Giang quyết tâm không để bà con bị gián đoạn truyền thông chăm sóc SKSS-KHHGĐ.

Hải Phòng: Sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn

Hải Phòng: Sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Tới đây Hải Phòng sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn đối với thanh niên nam, nữ chuẩn bị kết hôn, tiếp tục giữ mức sinh hợp lý nhằm kéo dài cơ hội "dân số vàng"...

TP Hải Phòng: Đạt mức sinh thay thế và duy trì nhiều năm

TP Hải Phòng: Đạt mức sinh thay thế và duy trì nhiều năm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - TP Hải Phòng có khoảng trên 2 triệu dân, nhưng đã sớm đạt mức sinh thay thế 2,09 con/phụ nữ từ năm 2004, hiện đang tập trung nâng cao chất lượng dân số đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Bắc Mê (Hà Giang): Giảm sinh 0,4 phần ngàn, nhiều chỉ tiêu đạt cao nhờ đổi mới truyền thông trong thời kỳ dịch Covid-19

Bắc Mê (Hà Giang): Giảm sinh 0,4 phần ngàn, nhiều chỉ tiêu đạt cao nhờ đổi mới truyền thông trong thời kỳ dịch Covid-19

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện Bắc Mê (Hà Giang) đã có nhiều cố gắng trong công tác tuyên truyền cho người dân về duy trì mức sinh hợp lý, cân bằng tỷ lệ giới tính… nhằm nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.

Duy trì mức sinh thay thế 2,05 con/phụ nữ, Hải Phòng tiếp tục hoàn thành mục tiêu chiến lược nhiều năm

Duy trì mức sinh thay thế 2,05 con/phụ nữ, Hải Phòng tiếp tục hoàn thành mục tiêu chiến lược nhiều năm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Ngành Dân số Hải Phòng đang tổng hợp dữ liệu để có căn cứ chính xác về thực trạng số con hiện có và số con mong muốn ở các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản, nhằm đưa ra các giải pháp hiệu quả, thúc đẩy đạt mức sinh thay thế 2,1 con/phụ nữ.

Hải Phòng: Tiếp tục thành công trong chăm sóc SKSS-KHHGĐ nhờ đổi mới sáng tạo hình thức truyền thông tư vấn và dân vận khéo thời dịch bệnh COVID-19

Hải Phòng: Tiếp tục thành công trong chăm sóc SKSS-KHHGĐ nhờ đổi mới sáng tạo hình thức truyền thông tư vấn và dân vận khéo thời dịch bệnh COVID-19

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Hải Phòng đã giữ mức sinh thay thế đạt ở mức 2,05 con/phụ nữ. Năm 2021 tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, UBND TP Hải Phòng chỉ đạo không tập trung đông người, vì vậy công tác dân số - KHHGĐ gặp một số khó khăn, nhưng vẫn đạt mục tiêu đề ra nhờ… dân vận khéo.

Truyền thông được coi là "chìa khóa" nâng cao nhận thức, đồng thuận đạt hiệu quả cao về DS-KHHGĐ ở Bắc Quỳnh (Lạng Sơn)

Truyền thông được coi là "chìa khóa" nâng cao nhận thức, đồng thuận đạt hiệu quả cao về DS-KHHGĐ ở Bắc Quỳnh (Lạng Sơn)

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Lạng Sơn là 1 trong 33 tỉnh thành có mức sinh cao, nhưng riêng xã Bắc Quỳnh từ 2014 tới nay tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở xã Bắc Quỳnh luôn rất thấp, là điển hình thực hiện tốt công tác dân số – KHHGĐ về tầm soát mức sinh phù hợp.

Phú Lương (Thái Nguyên): Phối hợp truyền thông tốt nên mức sinh năm 2021 dự kiến tiếp tục giảm

Phú Lương (Thái Nguyên): Phối hợp truyền thông tốt nên mức sinh năm 2021 dự kiến tiếp tục giảm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet – Thái Nguyên là một trong những tỉnh, thành có mức sinh cao, nhưng ở huyện Phú Lương nhờ triển khai tốt các hoạt động truyền thông, Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ KHHGĐ đến vùng có mức sinh cao thì mức sinh ở đây lại giảm đều.

Phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ phải biết cất lên tiếng nói, bởi có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay

Phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ phải biết cất lên tiếng nói, bởi có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay

Dân số và phát triển - 3 năm trước

GiadinhNet - Theo nhà văn Chu Lai, phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ thì không nên chịu đựng mà phải cất tiếng nói chân thành với chồng và gia đình chồng để ngày nào đó họ hiểu ra rằng: Có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay.

Top