Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chậm tiến độ dự án cầu Nhật Tân, Hà Nội: 10 phần, ai hi sinh được 9?

Thứ tư, 11:33 25/07/2012 | Xã hội

GiadinhNet - Gói thầu số 2 dự án cầu Nhật Tân – đường dẫn lên cầu và đảo cỏ tại nút giao Phú Thượng đang làm đau đầu cả các đơn vị liên quan đến dự án và người dân trong phạm vi thu hồi đất.

Tiến độ chậm chạp của Dự án cầu Nhật Tân càng cho thấy sự bức thiết phải sửa Luật Đất đai. Ảnh: Nam Sương.

 
Tiền bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng (GPMB) – đó là mấu chốt lớn nhất để tháo nút thắt gây chậm trễ tiến độ dự án cây cầu dây văng dài và hiện đại nhất Việt Nam. Tuy nhiên, những vướng mắc về luật pháp đang khiến cả người dân, chủ đầu tư, nhà quản lý không thể dung hòa lợi ích. Vì thế, công trình được kỳ vọng là điểm nhấn kiến trúc Thủ đô đang bế tắc.
 
Cưỡng chế “điểm”

Gói thầu số 2 dự án cầu Nhật Tân – đường dẫn lên cầu và đảo cỏ tại nút giao Phú Thượng (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ) đang làm đau đầu cả các đơn vị liên quan đến dự án và người dân trong phạm vi thu hồi đất. Điều này tưởng chừng rất vô lý, vì dự án cầu này là công trình trọng điểm quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ GTVT làm chủ đầu tư, đất đai thuộc diện nhà nước thu hồi, nếu có chậm trễ, hoàn toàn do sự thiếu quyết liệt của chính quyền địa phương. Nhưng, nội tình thực tế đang tồn tại nhiều vấn đề. Người dân, dù hết lòng ủng hộ xây cầu, cũng đối mặt với muôn vàn nỗi khổ.

Trả lời PV Báo GĐ&XH, ông Hoàng Trung Kính – Trưởng Ban GPMB, Ban QLDA Tả Ngạn cho biết, UBND quận Tây Hồ đã có phương án bồi thường, hỗ trợ cho tất cả các hộ dân có đất thổ cư nằm trong khu vực GPMB phục vụ dự án. Tại vị trí xây dựng đảo cỏ dưới đường dẫn lên cầu, vẫn còn 120 hộ chưa chấp thuận mức giá đền bù, chưa cho các đơn vị vào kiểm đếm tài sản. Theo ông Kính, cách đây 2 tháng, UBND TP Hà Nội giao Sở Quy hoạch – Kiến trúc và Ban QLDA Tả ngạn cùng BQL Dự án 85 (Bộ GTVT) có buổi làm việc với đại diện các hộ dân để giải đáp các thắc mắc, kiến nghị. Vấn đề tựu chung lại là, dân cho rằng gói thầu số 2 đã bị Hà Nội tự ý điều chỉnh quy hoạch để “né” khu đất khác, giá đền bù không hợp lý, việc di dời phải đảm bảo hơn hoặc bằng so với giá tại mảnh đất cũ; Sở Quy hoạch – Kiến trúc thì cho rằng không có chuyện Hà Nội điều chỉnh so với quy hoạch, rằng việc thu hồi đất cho khu vực đảo cỏ là cần thiết. Riêng về chuyện tiền bạc, đại diện Ban QLDA Tả Ngạn nói: “Mức bồi thường, hỗ trợ chỉ căn cứ vào giá đất ban hành hàng năm được HĐND TP Hà Nội thông qua”. Theo đó, UBND quận Tây Hồ đã đề xuất mức hệ số 1,8 nhưng không được thành phố chấp thuận, vì mức tối đa áp dụng theo cơ chế đặc thù với một số dự án trọng điểm thuộc diện nhà nước thu hồi đất trên toàn địa bàn thủ đô hiện nay chỉ là 1,5.

Tính sơ sơ, đất thổ cư ở cụm 7 phường Phú Thượng giá thị trường tham khảo khoảng 70-120 triệu đồng/m2, nhưng nếu áp giá đền bù của Hà Nội thì chỉ từ 14 đến hơn 20 triệu đồng/m2. Dân thấy thiệt thòi quá lớn, không chịu giao đất, đề nghị lãnh đạo UBND TP Hà Nội xuống gặp gỡ để bày tỏ nguyện vọng nhưng chưa được. Trước tình hình nan giải này, ông Hoàng Trung Kính và ông Nguyễn Văn Duẩn – Trưởng ban Bồi thường GPMB quận Tây Hồ cùng tiết lộ: Sắp tới sẽ tổ chức cưỡng chế 3 hộ dân ở cụm 7. Do tình hình chung tương đối phức tạp trong thời gian qua, các cơ quan chức năng sẽ chờ ý kiến của UBND thành phố và Công an TP Hà Nội.
 
“Tiếng xấu” trong nỗi đau mất đất

Tiếp xúc với phóng viên, các ông Nông Văn Pỉu (Bí thư chi bộ cụm dân cư số 7, phường Phú Thượng), Nguyễn Văn Doãn và 2 sỹ quan nghỉ hưu Nguyễn Du và Trần Xuân Cường (cùng trú tại tổ 47), và nhiều hộ dân khu vực này bức xúc “tố” nhà chức trách “nắn” cho đường dẫn lên cầu ăn thẳng đến phần đất của hàng trăm người dân tại đây. Có nghĩa, đảo cỏ và đường hoa thị tại nút giao Phú Thượng không có trong thiết kế ban đầu, mà thành phố và chủ đầu tư đã mở rộng chỉ giới đường đỏ để bổ sung các hạng mục này. “Chúng tôi không ai chống đối việc xây cầu mà phải cưỡng chế. Người dân hoàn toàn ủng hộ. Chúng tôi chỉ cần lãnh đạo thành phố xuống trả lời câu hỏi “ở đúng hay đi đúng?”. Nếu chúng tôi phải đi thì thành phố đền bù thỏa đáng. Vì lợi ích chung, người dân có thể hi sinh, có thể chịu thiệt thòi, nhưng chẳng ai 10 phần mà bỏ đi 9”, ông Nguyễn Văn Doãn – cựu cán bộ 40 năm tuổi Đảng bức xúc nói.

Thế nhưng, khi làm việc với phóng viên, đại diện UBND quận Tây Hồ và Ban QLDA Tả Ngạn lại mô tả về người dân: “Anh em xuống làm việc thì dân họ gõ kẻng, gọi nhau ra bu kín lại, cản trở…”. Ông Nguyễn Văn Duẩn tiết lộ, các phương án cưỡng chế đã chuẩn bị xong xuôi.

Trước việc này, bà Lê Thu Hương – người dân tổ 47, cụm 7 bức xúc: “Ở đây đa số toàn người lớn tuổi, về hưu, không gõ kẻng thì sức đâu mà gọi nhau ra để trình bày nguyện vọng của mình”. Ông Doãn cho biết thêm, có đến 2/3 số người dân tại đây là Đảng viên, không ai chống đối nhà nước cả. Bà Nguyễn Thị Khiển (nhà số 2, hẻm 1, 46/3, cụm dân cư số 7) thì chỉ vào những bức tường loang lổ vết nứt, nói rằng, chúng được tạo ra sau khi địa phương mang máy xúc cỡ lớn đến đập một căn nhà cấp 4 ngay sát cạnh, dù đập xong để đó, chứ chẳng làm được gì cả. Lo ngại ảnh hưởng đến an ninh, người dân đã chủ động xây tường bao rào kín những mảnh đất đã được giải phóng.

Theo tìm hiểu, ngay cả những mảnh đất nhỏ lẻ, xen kẹt ở cụm dân cư số 5 phường Phú Thượng đã được UBND quận Tây Hồ năm 2010 cho đấu giá lên tới hơn 70 triệu đồng/m2. Nay, những mảnh đất vuông vắn đẹp đẽ cùng những công trình, tài sản có giá trị của người dân ở cụm 7 chỉ được áp cứng theo khung giá đất với hệ số 1,5, có chỗ chỉ khoảng 14 triệu/m2.

Khi chúng tôi đưa ra cùng một câu hỏi cho tất cả các bên liên quan: “Phương án nào có thể hài hòa lợi ích được giữa các bên để hoàn thành toàn bộ công tác GPMB cho gói thầu số 2?”, câu trả lời chung là: “Rất khó!”.
 
Chưa xong nhà tái định cư

Ráo riết, thúc giục việc giải phóng mặt bằng, di dời dân để phục vụ dự án, tuy nhiên, quỹ nhà tái định cư cho hàng trăm hộ dân ở quận Tây Hồ vẫn chưa hoàn thành. Mới có hơn 300 căn được bàn giao. TP Hà Nội đang tính phương án... tạm cư, tuy nhiên, người dân không đồng ý. Ông Nguyễn Văn Duẩn đánh giá, đây cũng là một lỗi của nhà nước. Ông Hoàng Trung Kính cho biết: “Phấn đấu đến hết năm 2012 có toàn bộ mặt bằng sạch”.
 
Đề xuất tháo “nút thắt“

Tháng 11/2011, UBND quận Tây Hồ kiến nghị: Cho phép người dân mua nhà tái định cư theo m2 sàn nhà bị giải phóng. Cho những cặp vợ chồng kết hôn sau thời điểm thu hồi đất được xem xét mua căn hộ tái định cư. Sớm cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà cho những hộ đã chuyển về nhà ở tái định cư …

Việt Nguyễn - Võ Hải
thuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam Định: Bắt 2 anh em lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

Nam Định: Bắt 2 anh em lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

Pháp luật - 7 giờ trước

GĐXH - Khi biết bạn thân đang bị tạm giam về hành vi đánh bạc, đối tượng ở huyện Trực Ninh, Nam Định đã giả danh người bạn, nhắn tin qua mạng xã hội zalo cho người thân của bạn đề nghị chuyển tiền để "chạy án".

Đăng thông tin bắt cóc chưa kiểm chứng, 2 người phụ nữ bị phạt 15 triệu đồng

Đăng thông tin bắt cóc chưa kiểm chứng, 2 người phụ nữ bị phạt 15 triệu đồng

Pháp luật - 9 giờ trước

GĐXH - Mặc dù chưa kiểm chứng thông tin nhưng hai phụ nữ đã sử dụng điện thoại phát trực tiếp, đăng tải thông tin cho rằng trên địa bàn xuất hiện đối tượng bắt cóc trẻ em.

Nam Định: Nhóm thanh, thiếu niên đi xe máy 'kẹp 3' phóng nhanh trong phố bị xử lý

Nam Định: Nhóm thanh, thiếu niên đi xe máy 'kẹp 3' phóng nhanh trong phố bị xử lý

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Đi xe máy kẹp 3, phóng nhanh và mang theo hung khí đi đường, nhóm thanh, thiếu niên ở Nam Định bị lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý.

Năm 2025, phụ nữ sinh đủ 2 con trước 35 tuổi sẽ được trợ cấp 3 triệu đồng/tháng?

Năm 2025, phụ nữ sinh đủ 2 con trước 35 tuổi sẽ được trợ cấp 3 triệu đồng/tháng?

Đời sống - 14 giờ trước

GĐXH - Theo Nghị quyết 40/2024/NĐ-HĐND TPHCM, địa phương này hỗ trợ một lần bằng tiền là 3.000.000 đồng cho phụ nữ sinh đủ hai con trước 35 tuổi.

Danh sách 20 trường quân đội nổi tiếng bỏ xét tuyển học bạ năm 2025

Danh sách 20 trường quân đội nổi tiếng bỏ xét tuyển học bạ năm 2025

Giáo dục - 14 giờ trước

GĐXH - Năm nay nhiều trường quân đội sẽ tuyển sinh theo ba phương thức, bỏ phương thức xét học bạ so với năm ngoái. Dưới đây là thông tin cụ thể.

Xông vào quán lẩu dê quậy phá rồi đâm chết nhân viên

Xông vào quán lẩu dê quậy phá rồi đâm chết nhân viên

Pháp luật - 14 giờ trước

Nhóm đối tượng xông vào trong quán lẩu dê quậy phá sau đó cầm hung khí truy đuổi nhân viên trong quán. Một nhân viên không chạy kịp đã bị nhóm này đâm tử vong...

Phát hiện 2 hài cốt liệt sĩ cùng kẹp tóc, ví nữ trong hốc đá

Phát hiện 2 hài cốt liệt sĩ cùng kẹp tóc, ví nữ trong hốc đá

Thời sự - 14 giờ trước

GĐXH - Tại hiện trường tìm thấy 2 hài cốt liệt sĩ, lực lượng chức năng còn phát hiện di vật như kẹp tóc, ví nữ, dây lưng…

Hà Nội: Toàn cảnh nhà hàng quy mô 'khủng' ngang nhiên vi phạm trên 'đất vàng' quận Hai Bà Trưng

Hà Nội: Toàn cảnh nhà hàng quy mô 'khủng' ngang nhiên vi phạm trên 'đất vàng' quận Hai Bà Trưng

Đời sống - 15 giờ trước

GĐXH - Công trình xây dựng có quy mô hàng trăm m2 tại phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng (TP Hà Nội) dù có dấu hiệu vi phạm trật tự xây dựng nghiêm trọng nhưng đến thời điểm hiện tại vẫn đang được chủ đầu tư cải tạo rầm rộ, đưa vào hoạt động kinh doanh nhà hàng...

Nghệ An 'khát' lao động: Nhu cầu tuyển 12.000 người, lương cao, việc ổn định

Nghệ An 'khát' lao động: Nhu cầu tuyển 12.000 người, lương cao, việc ổn định

Xã hội - 17 giờ trước

GĐXH - Các doanh nghiệp ở Nghệ An có nhu cầu tuyển dụng khoảng 12.000 vị trí việc làm. Mức lương cao nhất dành cho người lao động là 25 triệu đồng/tháng.

5 con giáp nhìn hình thức thì không thể ngờ được bên trong họ giàu cỡ này

5 con giáp nhìn hình thức thì không thể ngờ được bên trong họ giàu cỡ này

Đời sống - 18 giờ trước

GĐXH - Đừng nhìn mặt mà bắt hình dong với những con giáp này, họ nhìn thì không sang chảnh, cực kì giản dị nhưng tiền bạc thì không thiếu.

Top