Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chân nổi búi xanh, mạng nhện… coi chừng bệnh trọng

Thứ tư, 08:53 10/08/2016 | Y tế

GiadinhNet - Khoeo chân nổi các búi xanh, mặt trước có đám “mạng nhện” tím tái nhằng nhịt khiến chị Trần Thị H không dám mặc váy hay quần ngắn. Lo lắng vì mất thẩm mỹ, chị đi khám thì mới bàng hoàng khi được chẩn đoán mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch nông…

Điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch nông bằng phương pháp mới ở Khoa Tim mạch (Bệnh viện Quân y 103). Ảnh: BVCC
Điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch nông bằng phương pháp mới ở Khoa Tim mạch (Bệnh viện Quân y 103). Ảnh: BVCC

Đi giải quyết “thẩm mỹ” ai dè phát hiện bệnh

Từ hơn một năm nay, chị Trần Thị H (giáo viên, 45 tuổi, ở Hà Đông, Hà Nội) bỗng nhiên thấy khoeo chân nổi gân xanh, còn mặt trước có đám “mạng nhện” tím tái nhằng nhịt, nhìn qua còn tưởng chị bầm tím do va đập. Cách đây ít tháng, thỉnh thoảng chị lại thấy chân, bàn chân tê bì, “tức tức” khó chịu, nhất là những ngày chị phải đứng lớp liên tục. Đến chiều tối, chị lại thấy nặng chân, chỉ cần nằm gác chân lên cao, cảm giác đó lại dịu dần và biến mất.

Chị H tâm sự, cảm giác tức chân đó không đáng lo nên chị bỏ qua, điều khiến chị không yên tâm, là đám mạng nhện và gân xanh kia rất mất thẩm mỹ. Đến nỗi, gần một năm nay, chị không dám mặc váy hay quần ngắn. Cuối tháng 7 vừa rồi, chị quyết định đi khám ở Bệnh viện Quân y 103 với hi vọng “hóa giải” đám búi vằn vện kia trước khi vào năm học mới. Kết quả, chị giật mình khi được bác sĩ khoa Tim mạch chẩn đoán bị bệnh suy giãn tĩnh mạch nông, phải điều trị trước khi bệnh diễn biến nặng.

Chia sẻ với PV Báo GĐ&XH, BS Trần Đức Hùng, Khoa Tim mạch (Bệnh viện Quân y 103) cho biết: Suy giãn tĩnh mạch nông là bệnh thường gặp trong xã hội ngày nay. Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng của bệnh thường mờ nhạt và thoáng qua. Người bệnh thường có biểu hiện như đau chân, nặng chân, mỏi chân, phù nhẹ khi đứng lâu, ngồi nhiều, chuột rút vào buổi tối, châm chích...

Giai đoạn tiến triển bệnh suy giãn tĩnh mạch nông sẽ gây phù chân, có thể phù ở mắt cá hay bàn chân, đôi khi người bệnh chỉ có cảm giác mang giày dép chật hơn bình thường. Các tĩnh mạch trương phồng lên gây cảm giác nặng, đau nhức chân, máu thoát ra ngoài mạch gây phù chân, nặng hơn thì có thể thấy các búi tĩnh mạch trương phồng nổi rõ trên da, vị trí mặt trước cẳng chân hoặc ở phía khoeo chân, các mảng bầm máu trên da.

“Điều bất ngờ là không ít trường hợp đến khám tại Khoa thường vì lý do thẩm mỹ như chị H trên đây hơn là vì lo lắng cho sức khỏe, hoặc có thể, họ có cảm giác bàn chân mỏi, cứng, tức chân, khó chịu nhưng không hiểu bệnh lý mình đang mắc phải”, BS Hùng cho biết.

Trong khi đó, nếu để bệnh diễn biến lâu mà không phát hiện và điều trị, hậu quả đầu tiên có thể thấy là yếu tố thẩm mỹ trên đôi chân bệnh nhân. Ngoài ra, bệnh nhân có thể bị loạn dưỡng, gây loét da cẳng chân. Lúc đầu loét chân có thể tự lành, sau đó bệnh tiếp tục tiến triển, các vết loét không tự lành mà có nguy cơ nhiễm trùng, điều trị rất phức tạp. Huyết khối tĩnh mạch sâu cũng gây thuyên tắc mạch phổi, từ đó gây biểu hiện nhồi máu phổi, phải cấp cứu, thậm chí có thể biến chứng đe dọa tính mạng bệnh nhân.

Điều trị cách nào?

BS Hùng cũng cho biết, dù gây suy giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, nhưng nguyên nhân chính xác gây nên bệnh này vẫn chưa được xác định rõ. Có thể bệnh là do ảnh hưởng của thói quen sinh hoạt, ít thay đổi tư thế vận động, hoặc bị thoái hóa hệ van tĩnh mạch khiến việc đẩy máu về tim kém hơn, gây ứ trệ máu ở phần xa chi thể. Đa phần, những người lao động phải đứng nhiều, ngồi lâu, không thay đổi tư thế, như nhân viên văn phòng, bà nội trợ, giáo viên… hoặc những người béo phì, thừa cân, đôi chân phải “gồng gánh” nhiều hơn cũng dễ mắc bệnh này. Nữ giới thường mắc nhiều hơn nam giới.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch nông có triệu chứng khá rõ nên khi đi khám ở cơ sở chuyên khoa, bệnh nhân được khám lâm sàng có thể phát hiện. Ngoài ra, khi siêu âm hệ tĩnh mạch, các bác sĩ cũng đánh giá được tình trạng suy van, thoái hóa hệ van tĩnh mạch.

Trước đây, khi điều trị cho các bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch nông, song song với việc tư vấn bệnh nhân thay đổi lối sống, cách sinh hoạt chú trọng vận động, bệnh nhân cũng được cho sử dụng thuốc tăng trương lực thành mạch giúp đẩy máu về. Việc điều trị bằng thuốc này được tiếp diễn lâu dài, bền bỉ và chỉ mang tính phối hợp. Bệnh nhân cũng được tư vấn đi tất áp lực (được cấu tạo gần giống quần gen cho phụ nữ ép bụng) giúp hỗ trợ mạch suy giãn.

Mới đây, các bác sĩ Khoa Tim mạch (Bệnh viện Quân y 103) đã áp dụng thành công đồng thời 2 kỹ thuật mới, tân tiến nhất trong điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch nông. Đó là phương pháp tiêm xơ và đốt tĩnh mạch xẹp sử dụng tia laser hoặc sóng cao tần. Tùy theo mức độ bệnh, bác sĩ sẽ áp dụng kỹ thuật khác nhau.

Theo đó, đối với phương pháp tiêm xơ, được áp dụng chủ yếu với các tĩnh mạch nhỏ (mạng nhện, búi giãn nhỏ). Hóa chất sẽ được tiêm vào tĩnh mạch, gây xơ dính, xẹp tĩnh mạch. Khi lòng tĩnh mạch dính chặt vào nhau, máu không vào được các tĩnh mạch, “mạng nhện” sẽ “biến mất”. Còn phương pháp đốt tĩnh mạch xẹp sử dụng tia lazer hoặc sóng cao tần được áp dụng với các tĩnh mạch lớn hơn, có suy van. Các điện cực được luồn trong lòng mạch máu, sức nóng năng lượng từ tia lazer hoặc sóng cao tần được phát ra sẽ làm tổn thương lớp nội mạc mạch máu, gây xơ dính, làm xẹp mạch, máu không vào được các tĩnh mạch suy giãn nữa.

BS Hùng cho biết, với kỹ thuật mới này, bệnh nhân chỉ mất khoảng 30 phút đến 1 tiếng để thấy ngay hiệu quả: Tĩnh mạch xẹp đi, các biểu hiện bệnh sẽ không còn. Kỹ thuật này ít gây đau đớn, an toàn tuyệt đối, rất hiếm biến chứng và kết quả về mặt thẩm mỹ có thể thấy ngay sau khi thực hiện. Chi phí cho mỗi ca áp dụng biện pháp mới không cao, nên dù chỉ mới áp dụng được khoảng gần một tháng tại Khoa Tim mạch (Bệnh viện Quân y 103), biện pháp này hiện được nhiều người dân lựa chọn áp dụng.

Theo khuyến cáo của BS Hùng, nếu bệnh nhân có các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch nông, nên đến khám và theo dõi tại các cơ sở chuyên khoa tim – mạch máu để được hướng dẫn chẩn đoán và điều trị cụ thể.

Sau khi áp dụng các phương pháp mới, bệnh nhân nên thay đổi lối sống và đi tất áp lực. Bệnh nhân nên tập vận động tại chỗ như đứng nhón gót chân 15 -20 lần, rải ra nhiều đợt trong ngày. Mỗi lần tập như vậy sẽ bơm máu lên, giảm ứ đọng ở chân nên sẽ giảm đau đáng kể. Đi bộ nhiều hơn khi có thể được trong sinh hoạt hàng ngày, như đi siêu thị, mua sắm, đi làm… cũng được khuyến khích.

Thu Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 1 ngày trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Y tế - 1 ngày trước

Cơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 2 ngày trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Sau khi tự uống thuốc giảm đau và kháng sinh tại nhà để điều trị đau răng, bệnh nhân thấy tổn thương ngày càng lan rộng. Đến khi khối áp xe chèn ép đường thở, bệnh nhân mới đến viện điều trị.

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Trường ĐH Y Dược vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện mắt Trung ương. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị.

Top