Chàng trai 24 tuổi hốt hoảng vì vừa ngủ dậy đã đau hạ vị dữ dội, tinh hoàn xoắn 90 độ vì 3 sai lầm phổ biến ở người trẻ
Không ít nam giới vì chủ quan hoặc xấu hổ khi gặp các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản mà phải ôm ân hận suốt đời.
Gần đây, 1 chàng trai họ Hồng, 24 tuổi, sống tại Vũ Hán (Hồ Bắc, Trung Quốc) suýt mất khả năng sinh sản vì chủ quan khi bị xoắn tinh hoàn.

Ảnh minh họa
Anh Hồng kể lại, buổi sáng tỉnh dậy đột nhiên cảm thấy hơi khó chịu ở bụng và khu vực gần cơ quan sinh dục. Anh không để ý lắm, tiếp tục đi tắm rửa và ăn sáng như thường lệ. Không ngờ, khoảng 1 giờ sau cơn đau hạ vị ập đến ngày 1 rõ ràng. Anh suy nghĩ 1 lúc rồi gọi điện xin nghỉ làm, nằm trên giường nghỉ ngơi.
Không ngờ, mọi chuyện không như anh dự đoán. Đau đớn không hề thuyên giảm mà ngày càng dữ dội, khiến anh gồng mình chịu đựng vẫn đau chảy nước mắt. Biết mình không còn sự lựa chọn, anh gọi taxi tới thẳng Bệnh viện Trung ương Vũ Hán, (Hầu Hồ, Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc).

Phó trưởng khoa Tiết niệu Lý Chung Huân là người tiếp nhận và điều trị cho anh Hồng. Kiểm tra lâm sàng kết hợp với siêu âm Doppler màu cho thấy bệnh nhân bị xoắn tinh hoàn trái tới 90 độ ngược chiều kim đồng hồ, máu đen tích tụ, có dấu hiệu hoại tử.
Nam giới hãy bỏ ngay 3 thói quen dễ tổn thương tinh hoàn
Sau khi nghe kết quả chẩn đoán, anh Hồng hoảng loạn đến mức luống cuống cả chân tay. Anh cho biết, gần đây mình không hề bị chấn thương, sao có thể bị xoắn tinh hoàn nguy hiểm đến như vậy.
Bác sĩ Lý lắc đầu nhìn anh ta, ông giải thích, chấn thương là nguyên nhân phổ biến nhưng không phải nguyên nhân duy nhất dẫn đến xoắn tinh hoàn. Với trường hợp của anh Hồng, có 3 thói quen xấu dễ làm tổn thương tinh hoàn thì anh đều mắc đủ, khó tránh khỏi tình trạng trên.
Đầu tiên là tư thế ngủ. Anh có thói quen ngủ nghiêng sang 1 bên, co chân lên cao và gần như không đổi tư thế suốt cả đêm. Theo y học, việc nằm nghiêng sang trái hoặc phải đều có thể gây xoắn tinh hoàn.
Bởi vì tinh hoàn nằm trong bìu, 2 bên trái và phải được kết nối với cơ thể thông qua 1 mô gọi là thừng tinh. Thừng tinh có các mạch máu dài cung cấp máu lưu thông cho tinh hoàn. Khi nằm nghiêng toàn bộ vùng hạ vị bị ép vào giữa hai chân, chịu áp lực lớn và dễ bị xoắn, nhất là với thừng tinh.

Một khi thừng tinh bị xoắn, tinh hoàn không thể nhận được chất nuôi dưỡng và các chất chuyển hóa không thể đào thải khỏi cơ thể. Nếu thời gian xoắn quá 12 giờ, tinh hoàn có thể bị hoại tử.
Thứ hai là việc giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng hạ vị. Giống như nhiều chàng trai trẻ khác, anh Hồng khá chủ quan trong việc giữ ấm vào mùa đông. Thậm chí, khi ngủ anh thường khỏa thân hoặc chỉ mặc đồ lót, mặc đồ rất mỏng, lạnh quá thì đắp thêm chăn.
Bác sĩ giải thích, xoắn tinh hoàn chủ yếu xảy ra trong khi ngủ hoặc khi vừa thức dậy. Nó liên quan đến việc tăng kích thích dây thần kinh phế vị và tăng co cơ cremaster khi ngủ. Việc giữ ấm kém hay thay đổi nhiệt độ đột ngột khi thức dậy, thay đổi môi trường rất dễ gây tình trạng này.
Thứ ba, gắng sức khi sinh hoạt tình dục, bao gồm cả giao hợp và thủ dâm cũng là nguyên nhân phổ biến làm xoắn tinh hoàn.

Khi bị kích thích, hưng phấn tình dục, máu sẽ dồn về dương vật làm cho tinh hoàn căng lên. Lúc này, tinh hoàn cũng rất nhạy cảm, dễ bị chấn thương do quan hệ quá mạnh bạo, bị va đập, tư thế không phù hợp, tác động vật lý hoặc thời gian cương cứng quá lâu.
Phó trưởng khoa Lý nhấn mạnh, xoắn tinh hoàn chỉ có thể điều trị hiệu quả mà không để lại di chứng trong vòng 6 tiếng. May mắn là từ khi khởi phát đến khi nhập viện của anh Hồng mới chỉ hơn 4 giờ đồng hồ. Nếu đến muộn hơn 2 tiếng nữa, e rằng tinh hoàn không thể giữ được, phải cắt bỏ do hoại tử.
Ông cũng nhắc nhở nam giới, nhất là các bạn trẻ nên bổ sung kiến thức về sức khỏe sinh sản. Cũng đừng chủ quan hay xấu hổ với những bất thường liên quan đến vùng kín. Bởi vì cái giá phải trả không chỉ là tổn hại về thể chất, khả năng tình dục hay sinh sản, mà còn là những tổn thương tinh thần không cách nào bù đắp nổi.

Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 10 giờ trướcGĐXH - Đi khám vì có dấu hiệu đau đầu âm ỉ, bệnh nhân được chẩn đoán xác định một loạt bệnh lý nguy hiểm gồm nhồi máu não cấp vùng chẩm trái, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Polyp dạ dày thường lành tính nhưng trong một số trường hợp có thể tiến triển thành ung thư nếu không được phát hiện sớm và theo dõi định kỳ.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặpGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...