Châu Á bùng nổ rồng non
GiadinhNet - Chính quyền Đài Loan hôm 23/7 thông báo con số những đứa trẻ mới sinh tại đây có thể chạm mức cao nhất trong 10 năm qua.
![]() |
Trẻ sơ sinh tại một bệnh viện phụ sản ở Đài Loan. |
Thi nhau bẫy rồng
Chính quyền Đài Loan hôm 23/7 thông báo con số những đứa trẻ mới sinh tại đây có thể chạm mức cao nhất trong 10 năm qua. Theo ông Jiang Yi-hua, Chủ tịch cơ quan phụ trách chính sách dân số của Đài Loan, trong 6 tháng đầu năm 2012, số ca sinh nở mới ở đây đã đạt mức 107.508 trường hợp, tăng 17,29% so với năm ngoái. Dựa vào đây, ông Jiang nói rằng tỉ lệ sinh của Đài Loan có thể đạt mức 9,4 trẻ/1.000 dân trong năm nay, tương đương với khoảng 230.000 ca sinh mới - một kỷ lục ở Đài Loan.
Sự tăng sinh do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do quan niệm của người dân về sự may mắn đặc biệt trong năm Thìn. Trong văn hóa Trung Hoa, rồng được xem là một linh vật nhiều sức mạnh. Người ta tin rằng đứa trẻ sinh năm Thìn sẽ được nhiều may mắn, thông minh, khôn ngoan, can đảm và có sức mạnh.
Quan điểm trên xuất hiện rộng rãi tại nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ ở châu Á, đặc biệt là những khu vực đông cộng đồng người gốc Trung Quốc. Đơn cử như năm 2000, Hong Kong nói rằng nơi đây đã chứng kiến tỉ lệ sinh tăng thêm khoảng 5% so với một năm trước đó. Còn đầu năm nay, giới chức Trung Quốc cũng dự báo tỉ lệ sinh sẽ tăng thêm khoảng 5%. Ngay cả các nước châu Á khác cũng không nằm ngoài làn sóng “bẫy rồng”, với Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Việt Nam dự kiến cũng sẽ chứng kiến sự xuất hiện của một lượng lớn những chú rồng con trong năm nay.
Đài Loan là một trong những nơi cơn sốt “sinh con năm rồng” thể hiện rõ nhất. Các ngân hàng địa phương thi nhau bán các đồng tiền vàng và bạc in năm rồng để người dân mua về tặng cho những người thân, bạn bè chuẩn bị sinh con năm Thìn. Các công ty bán bỉm, sữa và đồ dùng cho trẻ sơ sinh hoạt động hết công suất, trong khi các bệnh viện phụ sản đã phải tăng thêm số giường nằm để đón các bà bầu sắp “vỡ chum” đang ùn ùn kéo tới.
Wu Mei-ying, một quan chức tại cơ quan phụ trách nội vụ của Đài Loan nói rằng nhiều người phụ nữ ở đây ngại đẻ con bởi họ “sợ gánh nặng con cái”. Hoặc họ chưa muốn sinh con để giữ cho chất lượng sống tiếp tục ở mức cao. Nhưng Wu nói rằng khi tất cả người dân hòn đảo bắt đầu bàn tán về việc sẽ sinh con trong năm Thìn, ngay cả những kẻ thờ ơ nhất cũng bị cuốn vào cơn sốt đó.
Tình trạng tương tự cũng xuất hiện tại Singapore. Các số liệu lịch sử cho thấy tỉ lệ sinh tại nước này luôn tăng hơn 10% trong các năm Thìn, cụ thể là vào các năm 1988 và 2000.
Người lo
Nhưng với các nơi khác, làn sóng sinh con năm Thìn mang tới vô số thách thức. Trước tiên là sức ép đặt lên các bệnh viện phụ sản, nhất là tại quốc gia đã có tới 1,3 tỉ dân như Trung Quốc. Được biết từ cuối năm ngoái, số thai phụ chuẩn bị sinh đã vượt quá tới 50% khả năng phục vụ của Bệnh viện Phụ sản Bắc Kinh và hiện tượng này cũng xuất hiện tại nhiều nơi khác trên đất Trung Quốc.
Thảo Nguyên (Tổng hợp)

Thiếu kẽm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ thế nào?
Dân số và phát triển - 9 giờ trướcKẽm là vi chất dinh dưỡng, lượng kẽm trong cơ thể khoảng 2 - 3g. Kẽm có đặc điểm không dự trữ trong cơ thể, có đời sống sinh học ngắn (12,5 ngày) trong các cơ quan nội tạng, nên dễ bị thiếu nếu khẩu phần ăn cung cấp không đủ.

Cảnh báo hệ lụy khôn lường từ việc mua bán trứng, tinh trùng tràn lan
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcTại một số địa phương đã xuất hiện những tình trạng không tuân thủ pháp luật như buôn bán tinh trùng, noãn, phôi; mang thai hộ vì mục đích thương mại... gây ra hệ lụy rất nguy hiểm.

Nguồn gốc thú vị của nước ối và tầm quan trọng của chất lỏng đặc biệt này khi mang thai
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcNước ối đánh dấu các giai đoạn phát triển quan trọng trong quá trình tăng trưởng của thai nhi khi ở trong bụng mẹ. Không có nước ối, quá trình mang thai sẽ không thể duy trì được.

Quan hệ tình dục khi mang thai 3 tháng đầu dễ gây sảy thai, đúng hay sai?
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcQuan hệ tình dục là một hoạt động lành mạnh và tự nhiên trong mối quan hệ vợ - chồng. Nhiều người khuyên phụ nữ mang thai 3 tháng nên tạm ngừng 'chuyện ấy' vì không an toàn cho thai nhi. Điều này có đúng không?

Những nguyên nhân gây táo bón sau sinh và cách khắc phục
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcTáo bón là hiện tượng phổ biến sau khi sinh xảy ra vì nhiều lý do. Nhiều phụ nữ bị táo bón khi mang thai và tình trạng này có thể tiếp tục sau khi sinh hoặc có thể xảy ra lần đầu tiên sau khi sinh. Hầu hết, táo bón sau sinh là tạm thời và dễ giải quyết.

8 cách phòng tránh bệnh lây qua đường tình dục
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcBệnh lây qua đường tình dục gặp cả ở nam và nữ, bất kể lứa tuổi nào cũng có thể gặp phải. Có những căn bệnh lây qua đường tình dục hiện chưa có thuốc chữa. Áp dụng những cách sau để ngăn ngừa lây bệnh qua đường tình dục.

6 yếu tố không ngờ làm suy giảm lượng testosterone ở nam giới
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcThừa cân, điều trị rụng tóc và lối sống ít vận động là một trong những yếu tố có thể làm giảm mức testosterone. Nếu bạn lo lắng về mức testosterone thấp, hãy xem lại thói quen và cách sống hàng ngày của bạn.

Học trò 'yêu sớm' nên biết độ tuổi nào quan hệ tình dục an toàn
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcCác bậc cha mẹ luôn lo lắng về việc con cái họ bắt đầu yêu đương và có quan hệ tình dục từ khi còn ở độ tuổi trung học. Vậy độ tuổi nào bắt đầu quan hệ tình dục là quá sớm và cha mẹ cần làm gì để hướng dẫn con mình?

Bé gái với "vòng cổ đặc biệt" hiếm gặp đã chào đời an toàn
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcBé sơ sinh với "vòng cổ đặc biệt" là 5 vòng dây rốn quấn cổ kèm vòng quanh tai vừa được các bác sĩ đón chào đời an toàn.

5 mốc phục hồi sức khỏe sau sinh, cần chăm sóc đặc biệt cho mẹ và bé
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcSKĐS - Sáu tuần đầu tiên sau khi sinh được gọi là thời kỳ hậu sản. Tuy nhiên các bác sĩ chuyên khoa Sản cho rằng, thời kỳ hậu sản có thể kéo dài từ 6 tháng đến một năm tùy theo thể trạng của sản phụ. Đây là những mốc cần chú ý để chăm sóc tốt cho cả mẹ và bé.

Vì sao tuổi thọ của người Nhật ngày càng tăng?
Dân số và phát triểnTheo thống kê của WHO, tuổi thọ trung bình của người Nhật là 84 tuổi và vẫn có xu hướng gia tăng mỗi năm.