Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Thứ bảy, 09:12 12/04/2025 | Dân số và phát triển

Chế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

1. Tầm quan trọng của chế độ ăn khi bị cường kinh

BSCKI. Nguyễn Lệ Quyên, Bệnh viện Từ Dũ cho biết, cường kinh được định nghĩa là tình trạng kinh nguyệt ra nhiều hơn bình thường, biểu hiện qua lượng máu kinh nhiều, có cục máu đông và thời gian ra kinh kéo dài trên 7 ngày. Nguyên nhân gây cường kinh có thể do nhiều yếu tố, bao gồm u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, polyp cổ tử cung hoặc các bệnh lý về máu.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh- Ảnh 1.

Cường kinh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.

Nếu không được điều trị kịp thời, cường kinh có thể dẫn đến các biến chứng như thiếu máu , mệt mỏi và ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống. Để điều trị cường kinh, bác sĩ sẽ hỏi tiền sử bệnh, khám tổng quát và có thể yêu cầu các xét nghiệm như siêu âm, xét nghiệm máu hoặc sinh thiết nội mạc tử cung để xác định nguyên nhân. Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể, có thể bao gồm dùng thuốc hoặc phẫu thuật.

Bác sĩ Quyên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phụ nữ nên đi khám sớm khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về kinh nguyệt để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Ngoài ra, trong những ngày hành kinh, việc vận động nhẹ nhàng, vệ sinh sạch sẽ, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng cũng rất quan trọng để duy trì sức khỏe.

2. Tham khảo chế độ ăn khi bị cường kinh

2.1. Thực phẩm nên ăn

Chế độ dinh dưỡng hợp lý là một phần quan trọng trong việc quản lý và giảm thiểu các tác động của cường kinh đến sức khỏe. Tình trạng mất máu nhiều trong chu kỳ kinh nguyệt dẫn đến thiếu sắt, vì vậy việc bổ sung thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, gan, các loại đậu và rau xanh đậm là điều cần thiết để bù đắp lượng máu đã mất.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh- Ảnh 2.

Một số thực phẩm giàu sắt như thịt bò, gan và giàu omega - 3 như cá hồi.

Chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt còn giúp giảm các triệu chứng khó chịu như đau bụng kinh, mệt mỏi và khó chịu.

Một số thực phẩm giàu omega-3 (cá hồi, cá thu) và vitamin B (ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh) có thể giúp cân bằng hormone, từ đó điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Quan trọng hơn, một chế độ ăn uống cân bằng giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, giúp cơ thể chống lại các tác động tiêu cực của cường kinh.

  • Tăng cường thực phẩm giàu sắt: Thịt đỏ, gan, các loại đậu, rau xanh đậm.
  • Bổ sung vitamin C: Giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn (cam, chanh, dâu tây).
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây: Cung cấp vitamin và khoáng chất.
  • Uống đủ nước: Giúp cơ thể thanh lọc và giảm các triệu chứng.

2.2. Thực phẩm nên hạn chế

Giảm đường tinh luyện và đồ ăn nhẹ siêu chế biến

Đường tinh luyện vốn là chất gây viêm, có khả năng khiến kỳ kinh nguyệt trở nên tồi tệ hơn. Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh vì chúng có thể làm tăng tình trạng viêm nhiễm.

Theo dõi khi tiêu thụ thức ăn có chứa histamine

Nếu bạn nghi ngờ rằng kỳ kinh nguyệt ra nhiều của mình là do histamine hoặc hoạt hóa tế bào mast, một cách hữu ích để làm dịu hoạt động này là cắt giảm các thực phẩm có hàm lượng histamine cao như cà chua, quả bơ, rau bina, pho mát lâu năm và sữa bò trong một vài chu kỳ xem liệu điều này có tạo ra sự khác biệt hay không.

3. Hỏi ý kiến bác sĩ về chế độ ăn khi bị cường kinh

Chế độ ăn cho người bị cường kinh- Ảnh 3.

Chế độ ăn uống có thể cần được điều chỉnh tùy thuộc vào nguyên nhân gây cường kinh.

Việc tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ ăn uống cho người bị cường kinh là điều nên làm. Mặc dù có những lời khuyên chung về chế độ ăn cho người bị cường kinh nhưng mỗi người có tình trạng sức khỏe và nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cụ thể dựa trên tình trạng của mỗi người.

Dưới đây là một số lý do tại sao nên hỏi ý kiến bác sĩ:

Xác định nguyên nhân gây cường kinh: Cường kinh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và chế độ ăn uống có thể cần được điều chỉnh tùy thuộc vào nguyên nhân.

Đánh giá tình trạng thiếu máu: Cường kinh có thể dẫn đến thiếu máu, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng thiếu máu để đưa ra lời khuyên về việc bổ sung sắt.

Xem xét các tình trạng sức khỏe khác: Nếu bạn có các tình trạng sức khỏe khác, bác sĩ sẽ xem xét chúng khi đưa ra lời khuyên về chế độ ăn uống. Bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên về loại thực phẩm nên ăn, lượng thức ăn cần thiết và các chất bổ sung cần thiết.

Tránh tương tác thuốc : Nếu bạn đang dùng thuốc, bác sĩ sẽ đảm bảo rằng chế độ ăn uống không tương tác với thuốc.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn thêm về chế độ ăn uống.

Thùy Vân

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Dân số và phát triển - 16 giờ trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Qua kiểm tra thực tế, đoàn kiểm tra ghi nhận một số khó khăn, vấn đề còn vướng mắc trong quá trình triển khai tuyên truyền, tư vấn và cung cấp biện pháp tránh thai của những người làm dân số tỉnh Quảng Ninh.

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Việc áp dụng các nguyên tắc dưới đây có thể mang lại một cuộc sống khỏe mạnh, sống lâu hơn và trọn vẹn hơn…

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Bệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến, chủ yếu ảnh hưởng đến đường sinh dục nhưng cũng có thể lây nhiễm vào cổ họng, trực tràng và mắt.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Ăn táo bằng nhiều cách, có thể nấu chín, dùng làm nước ép hay ăn trực tiếp... đều có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và giúp ngăn ngừa một số tình trạng bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim, đái tháo đường.

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nhiều phụ nữ thấy vú đau trong những ngày trước kỳ kinh nguyệt và cơn đau thường biến mất ngay sau khi kỳ kinh bắt đầu. Tuy nhiên, một số phụ nữ thấy cơn đau vẫn tiếp diễn ngay cả sau khi kỳ kinh đã kết thúc.

7 điều cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục

7 điều cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục còn được gọi là nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI). STI có thể lây truyền trong bất kỳ hình thức sinh hoạt tình dục nào.

Các thuốc trị rụng tóc thời kỳ mãn kinh

Các thuốc trị rụng tóc thời kỳ mãn kinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Rụng tóc là một trong những triệu chứng thường thấy ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Việc điều trị sớm, đúng cách có thể giúp làm chậm quá trình rụng tóc, cải thiện sức khỏe tổng thể của tóc, đồng thời giúp chị em thêm tự tin trong cuộc sống.

Thuốc điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt

Thuốc điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt có thể gây khó chịu về mặt thể chất, tinh thần... ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều trường hợp bị Hội chứng tiền kinh nguyệt nặng, kéo dài cần phải dùng thuốc để điều trị.

Top