Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chỉ cần dựa vào 3 dấu hiệu "siêu nhỏ" này khi đi tiểu, chị em hoàn toàn có thể phát hiện sớm căn bệnh ung thư bàng quang nguy hiểm

Thứ tư, 08:53 22/04/2020 | Sống khỏe

Không cách nào điều trị bệnh tốt hơn bằng việc nhận biết và phát hiện sớm các dấu hiệu đầu tiên, nhất là với bệnh nan y như ung thư thì điều này lại càng quan trọng.

Ung thư không phải là căn bệnh xa lạ gì với chúng ta, nhưng để hiểu nguyên nhân gây bệnh và phát hiện sớm dấu hiệu thì không phải ai cũng biết. Một vài loại ung thư thường có những triệu chứng không rõ ràng khiến người bệnh chủ quan, tới lúc biết thì đã giai đoạn cuối rồi. Một trong số đó chính là ung thư bàng quang nguy hiểm.

Chỉ cần dựa vào 3 dấu hiệu siêu nhỏ này khi đi tiểu, chị em hoàn toàn có thể phát hiện sớm căn bệnh ung thư bàng quang nguy hiểm - Ảnh 1.

Ung thư bàng quang thường gây khó chịu và đau đớn ở vùng bụng dưới, nhất là khi đi tiểu.

Tuy rất ít người mắc phải, nhưng ung thư bàng quang lại là bệnh nguy hiểm nhất trong những bệnh về tiết niệu. Nếu không điều trị sớm, nó sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và thậm chí gây tử vong. Hiện nay, tuy y học đã tương đối phát triển nhưng vẫn chưa hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh.

Theo Bệnh viện nhân dân Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) căn cứ vào các nghiên cứu lâm sàng cho thấy, nếu phát hiện thấy những dấu hiệu này thì bạn nên đi khám càng sớm càng tốt:

1. Tiểu ra máu

Đây là dấu hiệu ung thư bàng quang rất điển hình nhưng lại thường bị nhầm lẫn với bệnh viêm đường tiết niệu. Thông thường lúc bắt đầu mắc ung thư bàng quang, biểu hiện thường gặp nhất chính là tiểu ra máu gián đoạn và không có cảm giác đau. Lúc này nước tiểu thường có màu hồng nhạt hoặc màu đỏ tươi.

Chỉ cần dựa vào 3 dấu hiệu siêu nhỏ này khi đi tiểu, chị em hoàn toàn có thể phát hiện sớm căn bệnh ung thư bàng quang nguy hiểm - Ảnh 2.

Nước tiểu có máu thường sẽ là màu đỏ tươi hoặc màu hồng nhạt.

Có 3 triệu chứng điển hình nhất của việc tiểu máu, nếu mắc phải trường hợp nào thì hãy nhanh chóng đến viện ngay:

- Thay đổi tần suất đi tiểu, có lúc đi nhiều nhưng lại có những ngày không hề đi tiểu.

- Nước tiểu trong suốt, chỉ đi ra mỗi máu từ đầu tới cuối.

- Không có cảm giác đau khi đi tiểu.

2. Đi tiểu thường xuyên và khó tiểu

Nếu tần suất đi tiểu trở nên liên tục, có lúc những lần đi tiểu chỉ cách nhau 5 phút thì phải cẩn thận. Theo các chuyên gia, bàng quang là một cơ quan có thể co lại và giãn ra. Khi khối u ung thư bắt đầu xâm nhập đến các lớp cơ của bàng quang, bệnh nhân sẽ cảm thấy buồn tiểu thường xuyên và khó tiểu.

"Đối với những người có triệu chứng kích thích bàng quang lặp đi lặp lại trong thời gian dài nhưng không rõ nguyên nhân, cần phải nhập viện ngay để tiến hành kiểm tra chi tiết hơn, bao gồm nội soi bàng quang nếu cần thiết" – Nhóm bác sĩ của Bệnh viện nhân dân Đại học Bắc Kinh chia sẻ.

Ngoài ra, đau thắt lưng liên tục cũng là triệu chứng cần phải để mắt đến. Nếu mắc ung thư bàng quang, bệnh nhân sẽ thấy đau ở phần xương sườn thắt lưng dẫu cho không làm việc nặng.

Chỉ cần dựa vào 3 dấu hiệu siêu nhỏ này khi đi tiểu, chị em hoàn toàn có thể phát hiện sớm căn bệnh ung thư bàng quang nguy hiểm - Ảnh 3.

3. Bụng dưới sưng lên và cơ thể tụt cân nghiêm trọng

Các bác sĩ cho biết, nếu bạn không phát hiện được 2 triệu chứng phía trên thì vẫn còn một dấu hiệu rõ ràng khác. Lúc ung thư bàng quang bắt đầu phát triển ở khoang chậu, nó sẽ dần sưng lên ở bụng dưới và có thể thấy rõ bằng mắt thường. Nếu khối u phát triển trong bàng quang thì lúc nó lớn lên, bạn còn nhận thấy được bằng cách sờ nữa đấy.

Bên cạnh đó, các khối u ngày càng di căn sẽ hấp thụ dần dinh dưỡng trong cơ thể, từ đó làm bạn tụt cân và mệt mỏi đi trông thấy. Mặt của bạn sẽ trở nên thiếu sức sống và ngả vàng, da mặt cũng dần mỏng đi. Lúc này, cách chẩn đoán chính xác nhất chính là đi siêu âm bàng quang hoặc kiểm tra sức khỏe tổng quát.

Tổng kết lại, nhóm bác sĩ khuyên mọi người nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên, cứ mỗi 6 tháng/lần để phát hiện những bất thường sớm nhất. Hơn thế nữa, cần phải để ý bản thân mình trước các dấu hiệu lạ của cơ thể, đặc biệt là lúc bạn bị tiểu máu.

Theo Nhịp sống Việt

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
10 nhóm người không nên uống nhiều trà xanh

10 nhóm người không nên uống nhiều trà xanh

Sống khỏe - 1 giờ trước

Trà xanh có một số lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi uống nhiều trà xanh, liệu có gây ra tác dụng phụ gì không?

5 loại trái cây cần hạn chế khi muốn giảm cân

5 loại trái cây cần hạn chế khi muốn giảm cân

Sống khỏe - 5 giờ trước

Một số loại trái cây chứa tỷ lệ đường tự nhiên cao hơn, cần tiêu thụ điều độ để duy trì chế độ ăn uống cân bằng, đặc biệt khi muốn giảm cân hoặc kiểm soát lượng đường trong máu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 16 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

Sống khỏe - 17 giờ trước

Mất ngủ là rối loạn được đặc trưng bởi việc khó đi vào giấc ngủ. Người bị mất ngủ thường cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. Mất ngủ không chỉ làm suy giảm năng lượng và cảm xúc, mà còn gây tổn hại cho cả sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống.

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Sống khỏe - 20 giờ trước

GĐXH - Giải độc gan bằng thực phẩm tự nhiên là phương thuốc tốt nhất để hỗ trợ quá trình chữa bệnh của gan, trong đó phải kể đến của cải trắng.

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Mẹ và bé - 22 giờ trước

Trẻ bị viêm tiểu phế quản sẽ xuất hiện các biểu hiện như khó thở, thở khò khè, có thể gây suy hô hấp. Vậy khi trẻ bị viêm tiểu phế quản cha mẹ cần làm gì, chăm sóc như thế nào và có nên dùng thuốc kháng sinh?

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Ban đầu khi triển khai tiêm vaccine COVID-19, chúng ta rất thận trọng, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Viêm khớp dạng thấp khiến người bệnh bị đau khớp, mệt mỏi, yếu cơ, giảm chuyển động khớp… Việc bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết có thể giúp người bệnh giảm các triệu chứng này và hạn chế nguy cơ biến chứng của bệnh.

Top