Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chị em có nhu cầu dùng thuốc tiêm tránh thai để kế hoạch hóa gia đình nên biết những điều này

Thứ sáu, 22:48 11/11/2022 | Dân số và phát triển

GĐXH – Tiêm thuốc tránh thai là biện pháp kế hoạch hóa gia đình được nhiều chị em phụ nữ lựa chọn vì sự thuận tiện và hiệu quả tránh thai cao. Tuy nhiên, cũng có một số đối tượng chống chỉ định với phương pháp này.

Ngoài việc uống thuốc tránh thai, đặt vòng hay sử dụng bao cao su thì tiêm thuốc tránh thai hiện nay được coi là một trong những biện pháp tránh thai hiệu quả và tạm thời. Thuốc có tác dụng ức chế quá trình phóng noãn trong cơ thể nữ giới, hạn chế và ngăn cản tinh trùng xâm nhập, bám và làm tổ trong tử cung.

Theo các bác sĩ, thuốc tiêm tránh thai được chia thành hai nhóm chính. Nhóm I: Thành phần của thuốc bao gồm estrogen và progestin. Nhóm II: Thành phần chỉ có progestin.

Tiêm thuốc tránh thai được chỉ định tiêm bắp tay với tần suất 1 - 3 tháng/lần. Tùy theo loại thuốc mà thời gian tác dụng kéo dài bao lâu sẽ khác nhau. Thông thường, thuốc tránh thai dạng tiêm có tác dụng trong vòng vài tuần nên không nhất thiết phải dùng hàng ngày. Tuy nhiên, để có hiệu quả, thuốc phải được tiêm định kỳ.

Chị em có nhu cầu dùng thuốc tiêm tránh thai để kế hoạch hóa gia đình nên biết những điều này - Ảnh 1.

Tiêm thuốc tránh thai mang lại hiệu quả cao nhưng không phải ai cũng áp dụng được biện pháp tránh thai này. Ảnh minh họa

So với các biện pháp tránh thai khác, thuốc tiêm tiện lợi, thời gian tác dụng kéo dài, không cần thực hiện hàng ngày hoặc trước khi quan hệ tình dục. Thuốc tiêm tránh thai là một biện pháp an toàn với những ưu điểm sau:

Khả năng tránh thai cao: Với tác dụng ức chế gần như toàn bộ quá trình rụng trứng và ngăn cản sự xâm nhập của tinh trùng nên việc tiêm thuốc tránh thai là biện pháp mang lại hiệu quả gần như tuyệt đối.

Không ảnh hưởng đến khả năng mang thai và sinh con: Dùng thuốc tiêm tránh thai là biện pháp tránh thai tạm thời, chỉ cần ngừng tiêm thuốc vài tháng, cơ thể sẽ dần ổn định và chị em có thể mang thai trở lại.

Dùng được cho phụ nữ đang cho con bú: Thuốc tiêm tránh thai không ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa của bà mẹ đang cho con bú, chỉ một lượng rất nhỏ thuốc được bài tiết qua sữa mẹ và không ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ.

Không tương tác với các loại thuốc khác và không gây phù nề, rối loạn huyết áp, mạch, không ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.

Tuy nhiên, thuốc cũng có một số tác dụng phụ như:

Mất kinh: Khi dùng thuốc tiêm tránh thai chỉ chứa progestin thì lượng progestin sẽ cao hơn estrogen so với tỷ lệ lúc bình thường, nên niêm mạc tử cung không phát triển mạnh dày ra và bị bong, chảy máu như lúc hành kinh thông thường, gọi là hiện tượng mất kinh. Khoảng 60% người dùng bị hiện tượng này (nếu tính cả những người chỉ bị vài lần trong năm). Hiện tượng này không có hại gì cho sức khỏe hay sinh sản về sau, nên vẫn tiếp tục dùng thuốc tiêm tránh thai.

Rong kinh: Khi dùng thuốc tiêm tránh thai cũng có thể bị rong kinh, rong huyết, băng kinh. Hiện tượng này thường chỉ xảy ra trong những mũi tiêm đầu thuốc tiêm tránh thai sau đó hết dần, đi vào ổn định, nên vẫn cứ tiếp tục dùng thuốc tiêm tránh thai.

Rong huyết là xuất huyết một ít giữa chu kỳ hành kinh. Hiện tượng này không nghiêm trọng và không cần điều trị, sẽ tự hết. Băng kinh là lượng máu nhiều hơn hành kinh bình thường, rất ít khi xảy ra.

Tăng cân: Thuốc tiêm tránh thai làm tăng cân nhanh chóng, thường tăng 5% trong vòng 6 tháng, tình trạng tăng cân vẫn tiếp tục kéo dài. Có tới 25% nữ tham gia khảo sát đã tăng tới 10kg sau 3 năm dùng thuốc tiêm tránh thai.

Thay đổi tâm trạng: Thuốc tiêm tránh thai còn làm cho người dùng thay đổi tâm trạng giống như khi có thai (khi buồn, khi giận, chán nản, mỏi mệt) nhưng chỉ trong thời gian ngắn, nếu kéo dài thì cần điều trị và sau khi điều trị một thời gian ngắn cũng hết.

Ai không được sử dụng thuốc tiêm tránh thai?

Tiêm thuốc tránh thai là biện pháp không thích hợp với một số chị em phụ nữ sau:

- Phụ nữ đang có thai hoặc đang bị ung thư vú.

- Những người có nhiều nguy cơ bị bệnh mạch vành (như lớn tuổi, hút thuốc lá, tiểu đường và tăng huyết áp).

- Người có bệnh tăng huyết áp hoặc có bệnh lý mạch máu.

- Người đang bị thuyên tắc tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi hoặc đã từng hoặc đang bị tai biến mạch máu não hoặc thiếu máu cơ tim.

- Người đang bị lupus ban đỏ hệ thống và có kháng thể kháng phospholipid.

Các chuyên gia khuyến cáo, khi có nhu cầu dùng thuốc tiêm tránh thai để kế hoạch hóa gia đình, chị em nên tới các cơ sở y tế chuyên sản phụ khoa để được khám cẩn thận và biết mình có thể áp dụng biện pháp tránh thai này hay không. Dựa trên tình trạng sức khỏe của chị em, các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên áp dụng biện pháp nào là phù hợp nhất.

Thuốc tiêm tránh thai Triclofem thuộc nhóm sản phẩm, hàng hóa kế hoạch hóa gia đình mới được đưa vào phân phối trong Đề án tiếp tục đẩy mạnh, mở rộng xã hội hoá cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hoá và dịch vụ kế hoạch hoá gia đình, sức khoẻ sinh sản đến năm 2030 (Đề án 818 mở rộng) của Bộ Y tế. Chị em có nhu cầu sử dụng có thể đến các cơ sở y tế ở địa phương để được tư vấn cụ thể.


Anh Khôi (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ý nghĩa Hội thi phụ nữ với công tác dân số ở huyện rẻo cao

Ý nghĩa Hội thi phụ nữ với công tác dân số ở huyện rẻo cao

Dân số và phát triển - 3 giờ trước

GĐXH - Hội thi góp phần nâng cao sự hiểu biết cho hội viên phụ nữ và nhân dân về chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về công tác dân số trong tình hình mới. Đồng thời, khẳng định vai trò, trách nhiệm, sự đóng góp của phụ nữ đối với gia đình và xã hội, cung cấp kiến thức, kỹ năng về CSSKSS - KHHGĐ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống…

Biến chứng nguy hiểm của sa sinh dục và các phương pháp điều trị

Biến chứng nguy hiểm của sa sinh dục và các phương pháp điều trị

Dân số và phát triển - 10 giờ trước

Sa sinh dục không chỉ khiến người bệnh khó khăn trong việc đi lại, quan hệ tình dục mà còn khiến bệnh nhân bị viêm loét âm đạo, sảy thai, đẻ non, nhiễm trùng đường tiểu…

Suy giáp bẩm sinh có biến chứng gì?

Suy giáp bẩm sinh có biến chứng gì?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Theo nghiên cứu, suy giáp bẩm sinh xuất hiện với tỉ lệ 1/3000 - 1/4000 trẻ, nghĩa là cứ 3000 - 4000 trẻ sinh ra mỗi năm thì có 1 trẻ bị suy giáp bẩm sinh. Vậy, suy giáp bẩm sinh có thể gây biến chứng gì?

Thiếu kẽm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ thế nào?

Thiếu kẽm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ thế nào?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Kẽm là vi chất dinh dưỡng, lượng kẽm trong cơ thể khoảng 2 - 3g. Kẽm có đặc điểm không dự trữ trong cơ thể, có đời sống sinh học ngắn (12,5 ngày) trong các cơ quan nội tạng, nên dễ bị thiếu nếu khẩu phần ăn cung cấp không đủ.

Cảnh báo hệ lụy khôn lường từ việc mua bán trứng, tinh trùng tràn lan

Cảnh báo hệ lụy khôn lường từ việc mua bán trứng, tinh trùng tràn lan

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Tại một số địa phương đã xuất hiện những tình trạng không tuân thủ pháp luật như buôn bán tinh trùng, noãn, phôi; mang thai hộ vì mục đích thương mại... gây ra hệ lụy rất nguy hiểm.

Nguồn gốc thú vị của nước ối và tầm quan trọng của chất lỏng đặc biệt này khi mang thai

Nguồn gốc thú vị của nước ối và tầm quan trọng của chất lỏng đặc biệt này khi mang thai

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nước ối đánh dấu các giai đoạn phát triển quan trọng trong quá trình tăng trưởng của thai nhi khi ở trong bụng mẹ. Không có nước ối, quá trình mang thai sẽ không thể duy trì được.

Quan hệ tình dục khi mang thai 3 tháng đầu dễ gây sảy thai, đúng hay sai?

Quan hệ tình dục khi mang thai 3 tháng đầu dễ gây sảy thai, đúng hay sai?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Quan hệ tình dục là một hoạt động lành mạnh và tự nhiên trong mối quan hệ vợ - chồng. Nhiều người khuyên phụ nữ mang thai 3 tháng nên tạm ngừng 'chuyện ấy' vì không an toàn cho thai nhi. Điều này có đúng không?

Những nguyên nhân gây táo bón sau sinh và cách khắc phục

Những nguyên nhân gây táo bón sau sinh và cách khắc phục

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Táo bón là hiện tượng phổ biến sau khi sinh xảy ra vì nhiều lý do. Nhiều phụ nữ bị táo bón khi mang thai và tình trạng này có thể tiếp tục sau khi sinh hoặc có thể xảy ra lần đầu tiên sau khi sinh. Hầu hết, táo bón sau sinh là tạm thời và dễ giải quyết.

8 cách phòng tránh bệnh lây qua đường tình dục

8 cách phòng tránh bệnh lây qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Bệnh lây qua đường tình dục gặp cả ở nam và nữ, bất kể lứa tuổi nào cũng có thể gặp phải. Có những căn bệnh lây qua đường tình dục hiện chưa có thuốc chữa. Áp dụng những cách sau để ngăn ngừa lây bệnh qua đường tình dục.

6 yếu tố không ngờ làm suy giảm lượng testosterone ở nam giới

6 yếu tố không ngờ làm suy giảm lượng testosterone ở nam giới

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Thừa cân, điều trị rụng tóc và lối sống ít vận động là một trong những yếu tố có thể làm giảm mức testosterone. Nếu bạn lo lắng về mức testosterone thấp, hãy xem lại thói quen và cách sống hàng ngày của bạn.

Top