Chiếu chèo dân số
GiadinhNet - Đông Hưng là huyện đông dân của Thái Bình, nhưng đã có nhiều thành tích trong công tác DS - KHHGĐ.
Hỡi cô thắt dải lưng xanh
Có xem chèo Khuốc với anh thì về
Sân khấu hóa chuyện “thầm kín” qua các tiểu phẩm chèo đã giúp việc truyền thông KHHGĐ phát huy hiệu quả. Ảnh: T.G |
Chúng tôi gặp ông Bùi Văn Ro - Chủ nhiệm CLB chèo của xã. Ông Ro năm nay 58 tuổi mà đã có "thâm niên" hơn 40 năm trên chiếu chèo. Ông hồ hởi: "Mưa chèo" cô ạ! Vui đáo để. Múa hát, diễn chèo đã ăn vào máu, trở thành nếp sống của người dân làng Khuốc. Hiện nay toàn xã có 10 Câu lạc bộ chèo. Mỗi đội có ít nhất là 15 người. Nhiều cháu mới 5 tuổi đã biết múa quạt diễn chèo. Những nội dung tuyên truyền Dân số - KHHGĐ, An toàn giao thông, đến Phòng chống HIV hay bảo vệ môi trường... anh chị em trong đội đều... "Chèo hóa".
Chị Nguyễn Thị Quy (thôn Cổ Sá) được mọi người biết đến với tiếng thơm: Cả nhà cùng giỏi hát chèo. Các dịp lễ lạt, hội hè của xã, cả nhà chị đều tích cực tham gia. Hai cậu con trai đánh trống, gõ phách, bố mẹ thì thỏa sức tung hứng.
Bây giờ, mỗi khi có dịp, chị lại cùng các anh chị em miệt mài tập dượt để phục vụ bà con.
Chính nhờ phương thức truyền thông độc đáo này, công tác dân số xã Phong Châu trong những năm qua luôn đạt được những thành tích quan trọng. "Tỷ lệ sinh con thứ 3 hàng năm giảm mạnh, 81% số cặp vợ chồng trong xã sử dụng các BPTT hiện đại. Trong 6 tháng đầu năm 2010, trong xã có 42 cháu được sinh ra thì có 22 trường hợp là bé gái mà bố mẹ các cháu vẫn rất vui, tham gia thực hiện KHHGĐ ngay" - Chị Phạm Thị Hoè - Cán bộ chuyên trách DS- KHHGĐ xã vui mừng cho biết.
Chị Hoàng Thị Minh Nguyệt - Giám đốc Trung tâm DS- KHHGĐ cho hay: Đông Hưng có bao nhiêu xã thì có bấy nhiêu đội chèo truyền thông DS - KHHGĐ, nòng cốt là các CTV, cán bộ chuyên trách Dân số. Không dừng lại ở đó, mô hình gia đình nhỏ, ít con, KHHGĐ được đưa vào hương ước, quy ước làng xã. Đông Hưng là cái nôi của những điệu chèo truyền thống. Người mê nghe hát và thuộc nhiều vở chèo nhất vẫn là người già và lớp trung niên, chính họ sẽ là người khuyên nhủ cháu con thực hiện KHHGĐ, xây dựng gia đình văn hóa.
Tâm huyết với công tác Dân số, nhiều nghệ sỹ chèo đã trở thành những tác giả "cải biên". Chúng tôi gặp chị Phạm Thị Oanh (CTV Dân số Tổ 4- Thị trấn Đông Hưng) khi chị đang say sưa tập một điệu chèo để biểu diễn vào dịp 11/7 năm nay. Chị Oanh 56 tuổi, là người nức tiếng trong làng vì hát chèo hay, sáng tác giỏi và làm Dân số rất uy tín với bà con.
Nói rồi, chị Oanh hát luôn cho chúng tôi nghe một đoạn chèo, kể về công việc của một cô CTV Dân số. Những chị Nguyệt, chị Quy hay chị Hòe... đều là những người sinh con một bề và đều dừng lại ở 2 con. Họ lấy chính câu chuyện của gia đình mình để tuyên truyền cho bà con hiểu về lợi ích của việc sinh ít con, khoảng cách sinh thưa để có điều kiện nuôi dạy các cháu cho tốt.
Chị Minh Nguyệt cho hay: Năm 2009, Thái Bình có 6 xã không có người sinh con thứ 3 thì Đông Hưng đã có 2 xã là Đông Phong và Thị trấn Đông Hưng. 55 thôn, xóm, xứ họ đạo không có người sinh con thứ 3; 25 thôn trong số đó 3 -16 năm liền trở lên không có người sinh con thứ 3. Đông Hưng tập trung tuyên truyền qua hình thức nhóm nhỏ với những tiểu phẩm, vở chèo mềm mại dễ đi vào lòng người.
Khó khăn vẫn còn
Theo chị Nguyệt, mặc dù đã đạt được nhiều thành tích trong công tác DS- KHHGĐ, nhưng kết quả giảm sinh của Đông Hưng chưa thật bền vững, vẫn còn tư tưởng "trọng nam khinh nữ". Tâm lý "đẻ dự phòng" của một bộ phận nhân dân là một vấn đề khá nhức nhối. Trách nhiệm của nam giới trong việc chia sẻ KHHGĐ với phụ nữ còn hạn chế. Tỷ lệ sinh con thứ ba hàng năm tuy giảm nhưng còn cao (12,5%).
Chia tay Đông Hưng, chúng tôi vẫn còn nghe ngân nga tiếng hát của những người con quê lúa "Chẳng quản ngày đêm í ì... làm dân số í ì... góp sức xây đời, hạnh phúc ấm í ì" (trích lời ca khúc Những bước chân không mỏi).
Bà Nguyễn Thị Huê: Hình thức văn nghệ dân gian phát huy hiệu quả
Năm nay là năm thứ 10 Thái Bình duy trì mức sinh thay thế. Những năm gần đây, Chi cục DS- KHHGĐ đã xây dựng nhiều mô hình truyền thông tuyên truyền vận động người dân thay đổi nhận thức và hành vi thực hiện KHHGĐ. Hiện nay, ở hầu khắp các huyện đều đã xây dựng mô hình lồng ghép nội dung DS- KHHGĐ trong hình thức văn hoá văn nghệ.
Ban chỉ đạo công tác Dân số tỉnh đang chỉ đạo xây dựng 8 điểm nông thôn mới (mỗi huyện 1 xã) có sự đầu tư của tỉnh và ngành Dân số. Mỗi điểm có một đội truyền thông lưu động. Hình thức văn nghệ dân gian chúng tôi quan tâm nhất vẫn là chiếng chèo. Phải nói rằng, đây là phương thức đạt hiệu quả "mầu nhiệm".
Chị Hoàng Thị Minh Nguyệt::
“Người dân thấm lắm”
Chúng tôi tập trung tuyên truyền qua hình thức nhóm nhỏ hay truyền thông trên hội trường với những tiểu phẩm, vở chèo mềm mại dễ đi vào lòng ngừơi.
Người dân Đông Hưng xưa nay "sống chung" với những làn điệu chèo, nay lại được nghe các nội dung DS - KHHGĐ qua tiếng hát gần gũi ấy thì "thấm" lắm! |
Hà Giang: Bị ảnh hưởng nhiều vì dịch bệnh nhưng vẫn hoàn thành các mục tiêu bằng cách đa dạng hóa công tác truyền thông
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet - Hà Giang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nhằm thực hiện có hiệu quả chỉ tiêu, kế hoạch về công tác Dân số - kế hoạch hóa gia đình năm 2021.
Trung tâm dân số - KHHGĐ TP Hà Giang: Có dịch nhưng quyết không để bà con bị gián đoạn truyền thông
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet - Có dịch nên lực lượng truyền thông người bị cách ly, người ở nơi phong tỏa… tưởng chừng gián đoạn truyền thông, nhưng ngành Dân số Hà Giang quyết tâm không để bà con bị gián đoạn truyền thông chăm sóc SKSS-KHHGĐ.
Hải Phòng: Sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet - Tới đây Hải Phòng sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn đối với thanh niên nam, nữ chuẩn bị kết hôn, tiếp tục giữ mức sinh hợp lý nhằm kéo dài cơ hội "dân số vàng"...
TP Hải Phòng: Đạt mức sinh thay thế và duy trì nhiều năm
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet - TP Hải Phòng có khoảng trên 2 triệu dân, nhưng đã sớm đạt mức sinh thay thế 2,09 con/phụ nữ từ năm 2004, hiện đang tập trung nâng cao chất lượng dân số đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Bắc Mê (Hà Giang): Giảm sinh 0,4 phần ngàn, nhiều chỉ tiêu đạt cao nhờ đổi mới truyền thông trong thời kỳ dịch Covid-19
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet - Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện Bắc Mê (Hà Giang) đã có nhiều cố gắng trong công tác tuyên truyền cho người dân về duy trì mức sinh hợp lý, cân bằng tỷ lệ giới tính… nhằm nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Duy trì mức sinh thay thế 2,05 con/phụ nữ, Hải Phòng tiếp tục hoàn thành mục tiêu chiến lược nhiều năm
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet - Ngành Dân số Hải Phòng đang tổng hợp dữ liệu để có căn cứ chính xác về thực trạng số con hiện có và số con mong muốn ở các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản, nhằm đưa ra các giải pháp hiệu quả, thúc đẩy đạt mức sinh thay thế 2,1 con/phụ nữ.
Hải Phòng: Tiếp tục thành công trong chăm sóc SKSS-KHHGĐ nhờ đổi mới sáng tạo hình thức truyền thông tư vấn và dân vận khéo thời dịch bệnh COVID-19
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet - Hải Phòng đã giữ mức sinh thay thế đạt ở mức 2,05 con/phụ nữ. Năm 2021 tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, UBND TP Hải Phòng chỉ đạo không tập trung đông người, vì vậy công tác dân số - KHHGĐ gặp một số khó khăn, nhưng vẫn đạt mục tiêu đề ra nhờ… dân vận khéo.
Truyền thông được coi là "chìa khóa" nâng cao nhận thức, đồng thuận đạt hiệu quả cao về DS-KHHGĐ ở Bắc Quỳnh (Lạng Sơn)
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet - Lạng Sơn là 1 trong 33 tỉnh thành có mức sinh cao, nhưng riêng xã Bắc Quỳnh từ 2014 tới nay tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở xã Bắc Quỳnh luôn rất thấp, là điển hình thực hiện tốt công tác dân số – KHHGĐ về tầm soát mức sinh phù hợp.
Phú Lương (Thái Nguyên): Phối hợp truyền thông tốt nên mức sinh năm 2021 dự kiến tiếp tục giảm
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet – Thái Nguyên là một trong những tỉnh, thành có mức sinh cao, nhưng ở huyện Phú Lương nhờ triển khai tốt các hoạt động truyền thông, Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ KHHGĐ đến vùng có mức sinh cao thì mức sinh ở đây lại giảm đều.
Phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ phải biết cất lên tiếng nói, bởi có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay
Dân số và phát triển - 3 năm trướcGiadinhNet - Theo nhà văn Chu Lai, phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ thì không nên chịu đựng mà phải cất tiếng nói chân thành với chồng và gia đình chồng để ngày nào đó họ hiểu ra rằng: Có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay.
Con gái có được thờ cúng bố mẹ đẻ tại nhà chồng hay không?
Dân số và phát triểnGiadinhNet - Nhiều phụ nữ đã day dứt vì không thờ cúng được bố mẹ đẻ chỉ vì "một nhà không được thờ hai họ". Nhưng đã có những chị em thờ cúng bố mẹ mình tại nhà chồng, họ cho rằng việc này là bình thường. Các nhà tín ngưỡng tâm linh nói sao về việc này?