Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chín triệu người Việt mắc phổi tắc nghẽn và hen phế quản

Thứ tư, 11:07 15/01/2014 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Theo thống kê, ước tính trên thế giới hiện có khoảng 600 triệu bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản. Trong đó tại Việt Nam, tỷ lệ mắc hai bệnh này vào khoảng 6-10% dân số, với chi phí tiêu tốn hàng chục nghìn tỷ đồng.

Chín triệu người Việt mắc phổi tắc nghẽn và hen phế quản 1

Điều trị cấp cứu hen phế quản tại Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng (Bệnh viện Bạch Mai).  Ảnh: Hoài Nam

 
Nam tiến để “trốn” hen

Cứ đến mùa lạnh hay khi thời tiết thay đổi, ông Phan Hữu Đặng (69 tuổi quê ở Bình Lục, Hà Nam) lại khốn khổ với những cơn hen kéo dài. Người con trai của ông đang làm ăn ở TP  HCM luôn mời bố vào miền Nam để sống nhằm cải thiện sức khỏe.

“Tôi bị hen từ bé, mùa đông đến rất khổ, cơn hen kéo dài, đêm không ngủ được vì ho. Tôi đã dùng đủ các loại thuốc mà bệnh cũng chẳng đỡ! Con tôi luôn mời bố vào Nam sống để dứt cơn hen vì thời tiết trong đó ấm áp. Nhưng tôi là tộc trưởng, phải lo mồ mả ông bà nên cũng băn khoăn lắm. Cũng chẳng biết liệu vào trong đó có thể dứt được bệnh hay không?”, ông Đặng băn khoăn.

Trước thực trạng đáng lo ngại của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản, Bộ Y tế đã tham mưu cho Chính phủ đưa nội dung phòng chống hai bệnh trên vào Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2011- 2012 và giai đoạn 2013-2015. Ban điều hành Dự án Phòng chống hen phế quản tại 25 địa phương đã có nhiều nỗ lực và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Năm 2013, Dự án đã tiến hành khám sàng lọc cho trên 100.000 người, từ đó phát hiện hàng ngàn bệnh nhân mắc bệnh này đưa vào quản lý.

Chị Đào Minh Liên năm nay mới 35 tuổi, là nhân viên một công ty truyền thông tại Hà Nội. Thời tiết trở mùa là chị lại lên cơn hen, lúc nào cũng kè kè bình xịt mũi và khăn mùi soa.
 
Chị Liên vừa bị viêm mũi dị ứng, vừa bị hen phế quản. Có những lần bị nhiễm lạnh, sức khỏe yếu nên cơn hen kéo dài, chị phải vào viện cấp cứu.
 
Chị Liên cho biết: “Gần như năm nào tôi cũng phải vào viện cấp cứu 1 lần. Nhiều lần cũng tính toán định vào miền Nam sinh sống để thoát khỏi bệnh. Tôi mới có một con, sức khỏe như hiện nay thì chưa dám nghĩ đến chuyện sinh đứa thứ hai. Vợ chồng tôi cũng băn khoăn không biết có nên chuyển vào Nam hay không vì công việc của cả hai đang rất tốt”.
 
PGS.TS Nguyễn Văn Đoàn, Giám đốc Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, chứng hen có thể xuất hiện ở bất cứ thời tiết nào chứ không phải chỉ trong thời tiết lạnh. 70% là do cơ địa, 30% là do tác động của thời tiết.
 
Theo kết quả nghiên cứu của Dự án phòng chống hen phế quản của Bộ Y tế (2004-2010), nước ta hiện có khoảng 3,6 triệu người mắc hen, trong đó khoảng 70% bệnh nhân hen phế quản chưa được điều trị dự phòng.
 
Mỗi năm có 3.000- 4.000 người tử vong do căn bệnh này. Tỷ lệ tử vong do hen cao nhất ở Nghệ An (16,72%), kế đến là Tuyên Quang (5,45%), Nam Định (4,18%).
 
ThS. BS Nguyễn Hữu Trường – Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng cho biết, ước  tính tỷ lệ hen ở trẻ em Việt Nam chưa rõ nguyên nhân chiếm khoảng 10-12%. Khi sinh, khoảng 30% bà mẹ có thể di truyền bệnh cho con. 

Theo ThS. BS Nguyễn Hữu Trường, “di cư” từ vùng lạnh sang vùng có thời tiết ấm áp cũng giúp bệnh nhân đỡ bệnh phần nào. Tuy nhiên, bệnh hen không phải chỉ do thời tiết mà còn có những tác nhân khác. Có ba yếu tố chính dẫn đến căn bệnh này: Môi trường, di truyền và thời tiết. Ngoài các căn nguyên gây bệnh, còn có yếu tố kích phát cơn hen như thuốc lá, bia rượu, làm việc quá sức, bị cúm...

Phòng bệnh hơn chữa bệnh

“Do không hiểu hết vấn đề nên nhiều người “di cư” đến nơi khác để tránh bệnh là không cần thiết. Y học hiện nay hoàn toàn có thể kiểm soát được bệnh này. Bệnh hen chỉ nặng khi người ta lơ là chủ quan, không chú ý đến nó”, ThS. BS Nguyễn Hữu Trường chia sẻ.
 
Để tìm hiểu nguyên nhân, người bệnh có thể đến bệnh viện để thử test dị nguyên nếu nguyên nhân do dị ứng (có những cơn hen không do dị ứng) để phân biệt với những bệnh lý khác như tắc nghẽn mạn tính, tim, hen do virus.
 
Theo các chuyên gia, đi tìm nguyên nhân để tránh bệnh một cách “triệt để” là rất khó, vì thế người bệnh nên đi khám để có phương án điều trị thích hợp. Dù do nguyên nhân gì thì cách điều trị hen đều giống nhau, đó là dùng thuốc chống viêm.
 
Những trường hợp bị dị ứng với thức ăn, thời tiết, các loại côn trùng thì rất khó có thể điều trị tận gốc. Nhiều trường hợp bệnh càng nặng do không có ý thức giữ gìn sức khỏe, không chấp nhận bệnh, ngại “mang tiếng bị hen” nên tự ý mua thuốc về uống. Điều này rất có hại, dẫn tới nhờn thuốc, gây biến chứng thậm chí tử vong. 

“Người mắc bệnh hen nên tránh các yếu tố kích thích, chỗ ở cần thông thoáng, chăn ga gối đệm phải thay giặt thường xuyên. Mùa phấn hoa, nếu phải ra khỏi nhà thì cần đeo khẩu trang. Tránh để nhà ẩm ướt, tối tăm, không nên nuôi chim, chó, mèo. Nếu một tháng chỉ bị cơn hen một lần thì nên dùng bình xịt để cắt cơn. Nếu trong 1 năm liền không có cơn khó thở thì có thể không cần dùng thuốc. Hiện nay, có khá nhiều loại thuốc tốt để điều trị hen có thể dùng cho cả phụ nữ đang mang thai nên bệnh hen dù không chữa khỏi hẳn nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát”, ThS. BS Nguyễn Hữu Trường cho biết.

Hoài Nam

hoangthanhthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

Dân số và phát triển - 17 giờ trước

Tắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Viêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Ung thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nồng độ cholesterol cao không chỉ đe dọa tim mạch mà còn là thủ phạm thầm lặng gây rối loạn cương dương. Tìm hiểu mối liên hệ mật thiết này để bảo vệ sức khỏe nam giới toàn diện hơn.

Thai phụ sinh non, con nặng 1,6kg thừa nhận thường xuyên uống món 'khoái khẩu' này vào buổi sáng

Thai phụ sinh non, con nặng 1,6kg thừa nhận thường xuyên uống món 'khoái khẩu' này vào buổi sáng

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Thai phụ này đã không duy trì chế độ uống nước đều đặn khi mang thai. Thay vào đó, gần như ngày nào cô cũng uống một đến hai cốc trà sữa vào mỗi bữa sáng.

Vòng tránh thai 'đi lạc', cắm sâu vào cơ tử cung người phụ nữ sau 5 năm sử dụng

Vòng tránh thai 'đi lạc', cắm sâu vào cơ tử cung người phụ nữ sau 5 năm sử dụng

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện vòng tránh thai đã cắm sâu vào lớp cơ tử cung, vị trí phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ tổn thương nếu cố gắng tháo theo phương pháp thông thường.

Mắc sởi khi mang thai, người phụ nữ 26 tuổi sinh non ở tuần 31

Mắc sởi khi mang thai, người phụ nữ 26 tuổi sinh non ở tuần 31

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Em bé chào đời non tháng, chỉ nặng 1,7kg, phải nằm lồng ấp, thở máy và đang được theo dõi sát sao tại bệnh viện.

Phát hiện bệnh cực kỳ hiếm gặp ở bé sơ sinh sau chào đời 10 giờ tuổi

Phát hiện bệnh cực kỳ hiếm gặp ở bé sơ sinh sau chào đời 10 giờ tuổi

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi là bé sơ sinh chỉ mới 10 giờ tuổi, có biểu hiện bất thường ở mắt và được chẩn đoán nghi mắc Glocom bẩm sinh, một căn bệnh có tỷ lệ mắc cực kỳ hiếm, chỉ khoảng 1/25.000 trẻ sơ sinh.

Nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Thanh Hóa

Nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Thanh Hóa

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Các huyện miền núi Thanh Hóa đang tích cực triển khai nhiều giải pháp toàn diện để nâng cao chất lượng dân số, hướng tới cuộc sống bền vững.

Top