Chính sách mới nhất về nghỉ hưu trước tuổi của cán bộ, công chức và viên chức năm 2025
GĐXH - Nghị định 67/2025/NĐ-CP sửa đổi quy định cụ thể chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi trong các trường hợp. Dưới đây là các thông tin cụ thể.
Chính sách mới đối với người nghỉ hưu trước tuổi
Nghị định 67/2025/NĐ-CP sửa đổi Điều 7 và bổ sung Điều 7a, 7b quy định cụ thể chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi trong các trường hợp: Do sắp xếp tổ chức bộ máy; do tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và chính sách nghỉ hưu trước tuổi đối với cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm hoặc đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm.
Cụ thể, theo quy định mới, đối tượng quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 2 Nghị định này nghỉ hưu trước tuổi, được hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và số năm nghỉ sớm như sau:
- Trường hợp có tuổi đời còn từ đủ 02 năm đến đủ 05 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP và có đủ thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì còn được hưởng các chế độ sau:
+ Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;
+ Được trợ cấp 05 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP;
+ Được trợ cấp 05 tháng tiền lương hiện hưởng cho 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.
Trường hợp đủ 15 năm công tác trở lên có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và thuộc đối tượng được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội tại thời điểm nghỉ hưu trước tuổi thì được trợ cấp 04 tháng tiền lương hiện hưởng đối với 15 năm đầu công tác; từ năm thứ 16 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.
- Trường hợp có tuổi đời còn trên 05 năm đến đủ 10 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP và có đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì còn được hưởng các chế độ sau:
+ Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;
+ Được trợ cấp 04 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP;
+ Được trợ cấp 05 tháng tiền lương hiện hưởng cho 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.
Trường hợp đủ 15 năm công tác trở lên có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và thuộc đối tượng được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội tại thời điểm nghỉ hưu trước tuổi thì được trợ cấp 04 tháng tiền lương hiện hưởng đối với 15 năm đầu công tác; từ năm thứ 16 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.
- Trường hợp có tuổi đời còn từ đủ 02 năm đến đủ 05 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP và có đủ thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, trong đó có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lao động ban hành hoặc có đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn do cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lao động ban hành bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 1/1/2021, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, thì còn được hưởng các chế độ sau:
+ Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;
+ Được trợ cấp 05 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP;
+ Được trợ cấp 05 tháng tiền lương hiện hưởng cho 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.
Trường hợp đủ 15 năm công tác trở lên có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và thuộc đối tượng được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội tại thời điểm nghỉ hưu trước tuổi thì được trợ cấp 04 tháng tiền lương hiện hưởng đối với 15 năm đầu công tác; từ năm thứ 16 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.

Nghị định 67/2025/NĐ-CP sửa đổi quy định cụ thể chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi trong các trường hợp. Ảnh minh họa:TL
Trợ cấp hưu trí một lần cho thời gian nghỉ hưu sớm
Bổ sung Điều 7a. Chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi do tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
Đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định này nghỉ hưu trước tuổi, được hưởng các chế độ quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định này. Ngoài ra, được hưởng trợ cấp hưu trí một lần cho thời gian nghỉ sớm:
1. Đối với người nghỉ trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày 15/3/2025 thì được hưởng trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương hiện hưởng nhân với số tháng nghỉ sớm so với thời điểm nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP;
2. Đối với người nghỉ từ tháng thứ 13 trở đi kể từ ngày 15/3/2025 thì được hưởng bằng 0,5 mức trợ cấp tại khoản 1 Điều này.
Bổ sung Điều 7b. Chính sách nghỉ hưu trước tuổi đối với cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm hoặc đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm
Đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định này nghỉ hưu trước tuổi, được hưởng các chế độ quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này. Ngoài ra, được hưởng trợ cấp hưu trí một lần cho thời gian nghỉ sớm bằng 01 tháng tiền lương hiện hưởng nhân với số tháng nghỉ sớm so với thời điểm nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP.
Đối tượng nào được nghỉ hưu trước tuổi theo quy định mới nhất
Nghị định 67/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 2 về đối tượng áp dụng để thực hiện kết luận của Bộ Chính trị. Cụ thể, đối tượng áp dụng nghỉ hưu trước tuổi gồm:
1. Cán bộ, công chức, viên chức, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại Điều 1 Nghị định này và lực lượng vũ trang chịu sự tác động trực tiếp của việc thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính các cấp, bao gồm:
a) Công chức, viên chức không giữ chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý;
b) Cán bộ, công chức cấp xã;
c) Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động một số loại công việc trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật trước thời điểm ngày 15/1/2019 và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động được áp dụng chính sách như công chức;
d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng và lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;
đ) Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, công nhân công an và lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Công an nhân dân;
e) Người làm việc trong tổ chức cơ yếu;
g) Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại các Khoản 1,2,3,5 Điều 1 Nghị định này, có nguyện vọng nghỉ việc để tạo điều kiện thuận lợi trong việc sắp xếp số lượng cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý theo quy định của pháp luật trong việc thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
2. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật trước thời điểm ngày 15/1/2019 và lực lượng vũ trang còn đủ 5 năm trở xuống đến tuổi nghỉ hưu trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại Điều 1 Nghị định này không chịu sự tác động trực tiếp của việc sắp xếp tổ chức bộ máy nhưng phải thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức.
3. Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước tại các hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp huyện chịu tác động trực tiếp của việc thực hiện sắp xếp, hợp nhất, sáp nhập tổ chức bộ máy.
4. Cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm quy định tại các Khoản 1, 2,3 Điều 2 Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm; cán bộ đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm cấp ủy cùng cấp, có thời gian công tác tính từ ngày bắt đầu tổ chức đại hội còn từ 2,5 năm (30 tháng) đến 5 năm (60 tháng) đến đủ tuổi nghỉ hưu quy định tại Khoản 4 Điều 2 Nghị định số 177/2024/NĐ-CP và cán bộ đang tham gia cấp ủy ở các đảng bộ phải kết thúc hoạt động, kiện toàn tổ chức bộ máy còn 5 năm trở xuống đến tuổi nghỉ hưu, có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi để tạo điều kiện sắp xếp nhân sự cấp ủy trong kỳ đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và được cấp có thẩm quyền đồng ý.
Bổ sung "hệ số chênh lệch bảo lưu lương" cho người nghỉ hưu trước tuổi
Về xác định tiền lương tháng hiện hưởng để tính chính sách, chế độ, Nghị định 67/2025/NĐ-CP bổ sung "hệ số chênh lệch bảo lưu lương" để đảm bảo quyền lợi đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khi nghỉ việc.
Cụ thể, tiền lương tháng hiện hưởng là tiền lương tháng liền kề trước khi nghỉ việc, bao gồm:
+ Mức tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc hàm, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp hoặc mức lương theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động; các khoản phụ cấp lương (gồm: Phụ cấp chức vụ lãnh đạo; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp thâm niên nghề; phụ cấp ưu đãi theo nghề; phụ cấp trách nhiệm theo nghề; phụ cấp công vụ; phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp đặc thù đối với lực lượng vũ trang).
+ Hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có) theo quy định của pháp luật về tiền lương.

Các cơ sở kinh doanh khẩn trương tháo dỡ, di chuyển đồ đạc khỏi tòa nhà 'Hàm cá mập'
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Các cửa hàng kinh doanh trong tòa nhà “Hàm cá mập” quận Hoàn Kiếm (TP Hà Nội) đang khẩn trương tháo dỡ, di chuyển đồ đạc, thiết bị... bàn giao mặt bằng, chuẩn bị cho quá trình phá dỡ toàn bộ công trình.

Cha mẹ cần cẩn trọng: Những kiểu 'thương con' có thể vi phạm pháp luật mà nhiều người không hay biết
Đời sống - 6 giờ trướcGĐXH - Pháp luật đã quy định rõ ràng: Không ai có quyền bạo hành, xúc phạm hay làm tổn thương trẻ em, ngay cả khi đó là cha mẹ ruột.

Báo động đỏ: Hà Nội ô nhiễm không khí mức nguy hại sáng nay
Đời sống - 7 giờ trướcGĐXH - Sáng 22.4, theo ứng dụng IQ Air, thành phố Hà Nội được ghi nhận có chất lượng không khí ở mức không lành mạnh và lọt vào nhóm 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới.

Hà Nội: Khống chế đám cháy nhà dân nằm sát trường tiểu học ở quận Hoàn Kiếm
Đời sống - 8 giờ trướcGĐXH - Sáng 22/4, đám cháy lớn bất ngờ bùng phát tại một nhà dân nằm cạnh Trường Tiểu học Thăng Long (quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội). Vụ hỏa hoạn khiến nhà trường phải sơ tán khẩn cấp hàng trăm học sinh.

Khung giờ sinh Âm lịch của những người giàu có, hậu vận an nhàn
Đời sống - 9 giờ trướcGĐXH - Những người sinh vào các khung giờ Âm lịch này sẽ có một cuộc đời phú quý, có nhiều cơ hội phát huy tài năng, giàu có một phương.

Thần Tài viết tên 4 con giáp này, càng gần nghỉ lễ 30/4 và 1/5 tài lộc càng ùn ùn đổ về túi
Đời sống - 11 giờ trướcGĐXH – Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, top con giáp may mắn tuần mới, dưới đây là những con giáp càng gần nghỉ lễ 30/4 và 1/5 tài lộc càng ùn ùn đổ về túi.

Nếu không muốn não bị 'đóng băng', hàng triệu người Việt xem lại cách dùng thứ này
Đời sống - 11 giờ trướcGĐXH - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang mở ra một kỷ nguyên công nghệ đột phá, nhưng song hành với đó là hàng loạt nguy cơ âm thầm đe dọa tư duy, đạo đức và khả năng tự học của con người đặc biệt là giới trẻ. Việc lạm dụng AI trong học tập, làm việc, giải quyết vấn đề cá nhân đang hình thành một thế hệ lệ thuộc vào máy móc mà thiếu đi sự phản biện, sáng tạo và bản lĩnh sống. Infographic dưới đây chỉ ra 5 mối nguy hại lớn nhất khi con người lạm dụng AI, cùng với những khuyến nghị thiết thực để sử dụng công nghệ một cách thông minh và có trách nhiệm.

Giới trẻ lan tỏa mạnh mẽ trào lưu áo phông yêu nước dâng đầy cảm xúc trong cộng đồng
Đời sống - 12 giờ trướcGĐXH - Trong không khí rộn ràng của lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam – thống nhất đất nước, trào lưu áo phông yêu nước đầy cảm xúc đang lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng.

Những thông tin cực quan trọng trong mã QR của mẫu sổ đỏ 2025, nhiều người có thể chưa biết
Đời sống - 15 giờ trướcGĐXH - Mã QR trên sổ đỏ mới chứa đựng nhiều thông tin quan trọng liên quan đến quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Các nội dung thông tin chính trong mã QR gồm những gì?

Tháo dỡ tòa nhà Hàm Cá Mập: Chính thức ngừng đón khách, các hộ kinh doanh di dời khỏi mặt bằng
Đời sống - 16 giờ trướcChiều 21/4, các đơn vị kinh doanh tại tòa nhà "Hàm cá mập" đã kết thúc hoạt động và đang tất bật di chuyển đồ đạc để đơn vị vận hành tòa nhà chuẩn bị bàn giao mặt bằng, phục vụ cho việc phá dỡ.

Thần Tài viết tên 4 con giáp này, càng gần nghỉ lễ 30/4 và 1/5 tài lộc càng ùn ùn đổ về túi
Đời sốngGĐXH – Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, top con giáp may mắn tuần mới, dưới đây là những con giáp càng gần nghỉ lễ 30/4 và 1/5 tài lộc càng ùn ùn đổ về túi.