Giáo viên nghỉ hưu trước tuổi được quy định thế nào?
GĐXH - Theo Nghị định số 178/2024/NĐ-CP, giáo viên thuộc viên chức có được nghỉ hưu trước tuổi? Được hưởng các chế độ gì?
Giáo viên nghỉ hưu trước tuổi có được hưởng chế độ, chính sách theo Nghị định 178/2024?
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP quy định rõ:
"Cán bộ, công chức, viên chức, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị và lực lượng vũ trang do sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp (sau đây viết tắt là sắp xếp tổ chức bộ máy) quy định tại Điều 1 Nghị định này, bao gồm:
Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý và công chức, viên chức".
Theo đó, giáo viên cũng là viên chức nên cũng thuộc đối tượng được hưởng chế độ chính sách khi sắp xếp tổ chức bộ máy theo Nghị định số 178/2024/NĐ-CP.
Tuy nhiên, đối với những người đã hưởng chính sách quy định tại Nghị định 29/2023/NĐ-CP về tinh giản biên chế trước ngày 1/1/2025 thì không được hưởng chính sách, chế độ quy định tại Nghị định số 178/2024/NĐ-CP (Khoản 2 Điều 24 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP).

Giáo viên là viên chức thuộc đối tượng được về hưu trước tuổi theo Nghị định số 178/2024/NĐ-CP. Ảnh minh họa: TL
Năm 2025, tuổi nghỉ hưu của giáo viên là viên chức bao nhiêu?
Điều 46 Luật Viên chức 2010 quy định về chế độ hưu trí đối với viên chức như sau:
"Viên chức được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội".
Theo đó, tuổi nghỉ hưu của viên chức theo quy định hiện nay được thực hiện theo Bộ luật Lao động 2019.
Theo Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tuổi nghỉ hưu:
Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Theo quy định nêu trên, tuổi nghỉ hưu năm 2025 của giáo viên là viên chức trong điều kiện lao động bình thường là 61 tuổi 3 tháng đối với nam, 56 tuổi 8 tháng đối với nữ.
Lưu ý:
- Giáo viên là viên chức bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Giáo viên là viên chức có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Nghỉ hưu trước tuổi giáo viên được hưởng các chính sách, chế độ gì?
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định về những chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi cụ thể, như sau:
Được hưởng trợ cấp hưu trí một lần cho thời gian nghỉ sớm:
- Đối với người nghỉ trong thời hạn 12 tháng đầu tiên kể từ khi có quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy của cấp có thẩm quyền:
Trường hợp có tuổi đời từ đủ 05 năm trở xuống đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP thì được hưởng trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương hiện hưởng nhân với số tháng nghỉ sớm so với thời điểm nghỉ hưu.
Trường hợp có tuổi đời còn trên 05 năm đến đủ 10 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP thì được hưởng trợ cấp bằng 0,9 tháng tiền lương hiện hưởng nhân với 60 tháng.
- Đối với người nghỉ từ tháng thứ 13 trở đi kể từ khi có quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy của cấp có thẩm quyền thì được hưởng bằng 0,5 mức trợ cấp tại Điểm a Khoản 1 Điều này.
Được hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và số năm nghỉ sớm
- Trường hợp có tuổi đời còn từ đủ 02 năm đến đủ 05 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP và có đủ thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì còn được hưởng các chế độ sau:
Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;
Được trợ cấp 05 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP;
Được trợ cấp 05 tháng tiền lương hiện hưởng cho 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.
- Trường hợp có tuổi đời còn trên 05 năm đến đủ 10 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP và có đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì còn được hưởng các chế độ sau:
Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;
Được trợ cấp 04 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP;
Được trợ cấp 05 tháng tiền lương hiện hưởng cho 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.
- Trường hợp có tuổi đời còn từ đủ 02 năm đến đủ 05 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP và có đủ thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, trong đó có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ LĐ,TB&XH ban hành hoặc có đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn do Bộ LĐ,TB&XH ban hành bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, thì còn được hưởng các chế độ sau:
Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;
Được trợ cấp 05 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP;
Được trợ cấp 05 tháng tiền lương hiện hưởng cho 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.
- Trường hợp có tuổi đời còn dưới 02 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP và có đủ thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.
- Trường hợp có tuổi đời còn dưới 02 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP và có đủ thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, trong đó có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Bộ LĐ,TB&XH ban hành hoặc có đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn do Bộ Bộ LĐ,TB&XH ban hành, bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 1/1/2021 thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.
Được khen thưởng quá trình cống hiến theo quy định
Cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ hưu trước tuổi tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP thuộc đối tượng khen thưởng quá trình cống hiến theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng và Nghị định 98/2023/NĐ-CP mà còn thiếu thời gian công tác giữ chức vụ lãnh đạo tại thời điểm nghỉ hưu để được khen thưởng quá trình cống hiến thì được tính thời gian nghỉ hưu sớm tương ứng với thời gian còn lại của nhiệm kỳ bầu cử hoặc thời gian bổ nhiệm của chức vụ hiện đảm nhiệm để xét khen thưởng quá trình cống hiến theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng và Nghị định 98/2023/NĐ-CP.
Đối với cán bộ, công chức, viên chức không thuộc đối tượng xét khen thưởng quá trình cống hiến thì được cấp có thẩm quyền xem xét các hình thức khen thưởng phù hợp với thành tích đạt được.
Như vậy, giáo viên nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp tổ chức bộ máy sẽ được hưởng các chế độ, chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi nêu trên.

Mẫu sổ đỏ mới 2025 có gì thay đổi theo quy định mới nhất của Luật Đất đai?
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Theo quy định của Luật Đất đai và Thông tư 10/2024/TT-BTNMT, mẫu sổ đỏ mới năm 2025 có nhiều thay đổi quan trọng so với mẫu cũ. Điểm mới đó là gì?

Khoảnh khắc nghẹn ngào của con trai gặp lại người cha đã khuất nhờ trí tuệ nhân tạo
Đời sống - 16 giờ trướcGĐXH - Không tin vào mắt mình khi nhận được thông báo từ nghĩa trang về việc có thể "trò chuyện" với người cha đã khuất qua màn hình AI, anh Nguyễn Vĩnh Quỳnh (Thanh Trì, Hà Nội) đã bước vào một cuộc hội ngộ đặc biệt – nơi quá khứ và hiện tại gặp nhau trong nước mắt và tình thân.

Giới trẻ Hà thành và thú vui nhặt gốm 2hand giữa lòng đô thị
Đời sống - 17 giờ trướcGĐXH - Gần đây, không ít bạn trẻ tại Hà Nội tìm lại về những giá trị, những thú vui xưa cũ để nuôi dưỡng tâm hồn. Một trong những thú vui đang được các bạn trẻ gen Z quan tâm nhiều nhất chính là chơi gốm - thứ tưởng chừng chỉ dành cho những người lớn tuổi, nay lại trở thành trào lưu, thành xu hướng của thế hệ Gen Z.

Trend yêu nước 2025 trong dịp 30/4 - 1/5 khiến dân mạng đứng ngồi không yên vì quá ý nghĩa
Đời sống - 18 giờ trướcGĐXH - Không quan trọng hoá việc hô khẩu hiệu "vang trời", không cần tổ chức diễu hành rầm rộ, người Việt ngày nay, đặc biệt là thế hệ trẻ tuổi vẫn biết cách thể hiện tình yêu nước theo một ngôn ngữ rất riêng: công nghệ, tinh tế và sâu sắc.

Hà Nội: Cháy lớn tại tòa nhà Viet Tower trên phố Thái Hà, hàng trăm người tháo chạy
Đời sống - 20 giờ trướcGĐXH - Chiều 18/4, tòa nhà cao 18 tầng trên phố Thái Hà (quân Đống Đa, TP Hà Nội) đã xảy ra đám cháy lớn. Trong ít phút ngọn lửa cùng khói đen bùng lên dữ dội khiến hàng trăm người vội vàng tháo chạy.

Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và Quốc khánh 2/9 năm 2025 sắp tới
Đời sống - 20 giờ trướcGĐXH - Dưới đây là chi tiết về lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và Quốc khánh năm 2025 sắp tới của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

Thu nhập 10 triệu/tháng ở thành phố: Chi tiêu thế nào để không ‘cháy túi’?
Đời sống - 21 giờ trướcGĐXH - Với mức thu nhập phổ biến khoảng 10 triệu đồng/tháng, không ít người trẻ đang sinh sống và làm việc tại các đô thị lớn phải tính toán chi li từng đồng mới có thể duy trì mức sống cơ bản. Trong bối cảnh giá cả leo thang, giấc mơ “sống thoải mái” với 10 triệu trở nên thật xa vời.

Sát nhập tỉnh thành, có bắt buộc phải làm lại sổ đỏ?
Đời sống - 21 giờ trướcGĐXH - Liên quan đến việc chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai khi sắp xếp đơn vị hành chính các cấp, Bộ Nông nghiệp và Môi trường cũng vừa có công văn hướng dẫn.

Sắc cờ Tổ quốc "phủ sóng" quán cà phê, giới trẻ Hà Nội thích thú check-in
Đời sống - 21 giờ trướcGĐXH - Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), nhiều quán cà phê trên địa bàn Thủ đô đã "khoác áo mới" với sắc đỏ sao vàng rực rỡ, thu hút đông đảo bạn trẻ tới trải nghiệm và check-in.

'Thủy cung' ngoài trời tại cầu đi bộ Trần Nhật Duật - địa điểm check-in cực nghệ giữa lòng Hà Nội
Đời sống - 21 giờ trướcGĐXH - Ở phố cổ Hà Nội, cầu đi bộ Trần Nhật Duật sở hữu một 'thủy cung' ngoài trời cực kỳ ấn tượng. Đây sẽ là gợi ý thú vị để du khách khám phá trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 này.

Nhiều người mừng thầm khi được hưởng quyền lợi đặc biệt này theo quy định mới nhất của Luật Đất đai
Đời sốngGĐXH - Từ năm 2025, Luật Đất đai 2024 sẽ có hiệu lực trong đó quy định sổ đỏ thửa đất của hộ gia đình sẽ ghi đầy đủ tên thành viên có chung quyền sử dụng đất.