Chủ động ứng phó, xử lý dịch COVID-19 trong tình huống khẩn cấp
GiadinhNet- "Cần chuẩn bị tâm thế sẵn sàng những kịch bản xấu nhất để điều xấu nhất không đến với chúng ta", Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh ngày 11/5.
PGS.TS Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh điều này tại Hội nghị trực tuyến về chủ động ứng phó và xử lý dịch COVID-19 trong tình huống khẩn cấp được Bộ Y tế tổ chức chiều 11/5. Hội nghị kết nối với 700 điểm cầu trên 63 tỉnh thành trên cả nước.
Chuyển từ thế phòng ngự sang chủ động tiến công
Phát biểu trực tuyến, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết, tại Việt Nam dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến rất nghiêm trọng. Chỉ trong vòng 2 tuần, nhiều tỉnh đã có dịch, một số bệnh viện đã có người bệnh, người nhà và nhân viên y tế nhiễm COVID-19, trong đó có chủng virus biến thể "siêu lây nhiễm" Anh, Ấn Độ, nguy cơ lây lan dịch bệnh rất cao.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý khám, chữa bệnh, cho hay chỉ trong 15 ngày (từ 27/4-11/5), Việt Nam đã có 529 ca bệnh ghi nhận trong nước. Điều này chứng tỏ tốc độ lây lan của virus rất nhanh.

Đặc biệt, các cơ sở khám chữa bệnh như Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 và Bệnh viện K cơ sở Tân Triều - những "thành trì" cuối cùng đã xuất hiện chùm ca bệnh COVID-19, lan rộng ra gần 30 tỉnh/thành phố.
Trong số gần 900 ca COVID-19 đang điều trị có 3 ca nguy kịch, 20 ca bệnh nặng, 31 ca tiên lượng nặng và 253 ca có biểu hiện lâm sàng nhẹ. Trong đợt dịch này, có nhiều bệnh viện đã phải phong tỏa, cách ly y tế.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, trước tình thế đó chúng ta đã chuyển từ thế phòng ngự sang chủ động tấn công.
"Cần chuẩn bị tâm thế sẵn sàng những kịch bản xấu nhất để điều xấu nhất không đến với chúng ta", PGS Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh. Với kịch bản 30.000 ca nhiễm, ngành y tế cần chuẩn bị mọi cấp độ sẵn sàng ứng phó, đảm bảo nguồn nhân lực, trang thiết bị, thuốc men, đặc biệt ở các cơ sở khám chữa bệnh.
Chủ động xét nghiệm - bài học từ Bệnh viện K
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn yêu cầu các cơ quan thuộc Bộ bên cạnh việc theo dõi, giám sát việc chấp hành công điện của Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia, Bộ Y tế tại các cơ sở, cần đặc biệt xây dựng phương án tổng thể đối phó kịch bản Việt Nam có 30.000 ca nhiễm; tiếp tục triển khai đảm bảo an toàn trong tiêm chủng vaccine.
Ngoài ra, các địa phương cần tập huấn, xây dựng và tổ chức phương án xét nghiệm, trường hợp nào xét nghiệm gộp mẫu, trường hợp nào xét nghiệm kháng nguyên nhanh…
PGS TS Nguyễn Trường Sơn lưu ý với các sở y tế cần xây dựng các phương án ứng phó như trong trường hợp chưa có dịch, có ca lẻ tẻ, hoặc dịch lan rộng.
Về việc chuẩn bị xây dựng bệnh viện dã chiến, các sở y tế nên chủ động đề xuất với địa phương, sẵn sàng nhân lực trang thiết bị, thuốc theo tinh thần 4 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ, con người tại chỗ, thuốc men tại chỗ và phương tiện tại chỗ).
Lãnh đạo Bộ Y tế một lần nữa quán triệt tinh thần với các bệnh viện cần thực hiện nghiêm công tác phân luồng, sàng lọc bệnh nhân, giãn cách tại các bệnh viện….
Ths. Nguyễn Trọng Khoa - Phó Cục trưởng Cục quản lý khám, chữa bệnh - nhận định, có thể còn có ca dương tính SARS-CoV-2 trong cộng đồng mà chúng ta chưa phát hiện ra, cần siết chặt công tác phòng dịch trong bệnh viện.

Lãnh đạo Cục Quản lý khám, chữa bệnh nhấn mạnh các bệnh viện cần chủ động xét nghiệm sàng lọc cho cán bộ nhân viên, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân.
Ông Khoa cho biết bệnh viện là môi trường có khả năng lây nhiễm cao, nhất là các bệnh viện tuyến cuối. Việc phân luồng sàng lọc bệnh nhân đến khám rất quan trọng. Bên cạnh đó, đa số ca COVID-19 không có triệu chứng nên khả năng lọt các trường hợp nghi nhiễm rất dễ xảy ra.
Về công tác xét nghiệm, cả nước hiện có 184 phòng xét nghiệm khẳng định SARS-CoV-2, thực hiện hàng triệu test xét nghiệm, công suất tối đa gần 25.000mẫu đơn/ngày.
Từ bài học Bệnh viện K phát hiện chùm ca bệnh COVID-19 nhờ xét nghiệm định kỳ, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh nhấn mạnh lại việc các bệnh viện cần chủ động xét nghiệm sàng lọc cho cán bộ nhân viên, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân. Chỉ chuyển tuyến với bệnh nhân có kết quả âm tính với SARS-CoV-2. Yêu cầu này đã được Ban chỉ đạo, Bộ Y tế nhấn mạnh trong các công văn gần đây.
T. Nguyên

Sốt xuất huyết gia tăng báo động tại TPHCM
Y tế - 1 ngày trướcSốt xuất huyết tại TPHCM đang diễn biến phức tạp với số ca mắc và tử vong tăng so với cùng kỳ.

Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà tri ân người có công với cách mạng
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Chương trình là hoạt động ý nghĩa, thể hiện sâu sắc truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", "Đền ơn đáp nghĩa" của dân tộc Việt Nam.

Sau loạt vụ việc liên quan đến án 'chạy' kết luận tâm thần: Bộ Y tế chỉ đạo siết chặt quản lý đối tượng bắt buộc chữa bệnh tâm thần
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Ngày 11/7, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã ban hành công điện gửi Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2; Viện Pháp y tâm thần Trung ương, Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa, Trung tâm pháp y tâm thần các khu vực; Viện Pháp y quốc gia; bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; - Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương… về tăng cường quản lý trong lĩnh vực giám định pháp y, pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh tâm thần.

Chủ động kiểm soát sốt xuất huyết từ sớm, từ xa – Bộ Y tế khuyến cáo người dân không chủ quan
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 32.000 ca mắc sốt xuất huyết. Trong khi thời tiết mưa nhiều, nóng ẩm đang tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển và truyền bệnh, Bộ Y tế nhấn mạnh dịch vẫn đang trong tầm kiểm soát nếu các địa phương và người dân cùng chủ động phòng dịch từ sớm, từ xa.

Chống sốt xuất huyết không chờ dịch bùng: Bộ Y tế hành động từ sớm, từ xa
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Dịch sốt xuất huyết đang bước vào mùa cao điểm tại Việt Nam. Bộ Y tế khẳng định dịch bệnh vẫn trong tầm kiểm soát nhờ các biện pháp phòng, chống đã được triển khai đồng bộ ngay từ đầu năm.

Mong thay đổi phong thủy, khách hàng đòi bác sĩ mổ lúc 1h sáng
Y tế - 2 ngày trướcMong thoát nghèo, hóa giải vận hạn, nhiều người đã chi tiền phẫu thuật thẩm mỹ, thay đổi ngoại hình hợp phong thủy. Một số trường hợp thậm chí còn yêu cầu mổ vào khung giờ đặc biệt, như 1h sáng, để “kích hoạt tiền tài”.

Sau mũi tiêm tại phòng khám tư, người đàn ông liệt tứ chi hoàn toàn
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng liệt tứ chi, cơ lực bằng 0, mất phản xạ, kèm suy hô hấp nặng do liệt cơ hô hấp.

3 ngày sau khi ăn lòng lợn, tiết canh, người đàn ông 63 tuổi ở Hà Nội rơi vào nguy kịch
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mệt, kích thích, nổi nhiều ban tím trên cơ thể, khó thở, chi lạnh nên nhanh chóng được đặt ống nội khí quản thở máy và lọc máu.

Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Kết quả thăm khám cho thấy, bệnh nhân có sỏi thận 2 bên, thận bên phải có khối sỏi lớn hình dạng giống san hô, chiếm gần hết bể thận.

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Anh P.V.A. bị một con đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng. Khi phát hiện, bệnh nhân đã kịp thời dùng tay ép chặt niệu đạo để hạn chế đỉa chui sâu hơn.

Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm
Y tếGĐXH - Kết quả thăm khám cho thấy, bệnh nhân có sỏi thận 2 bên, thận bên phải có khối sỏi lớn hình dạng giống san hô, chiếm gần hết bể thận.