Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chu kỳ 'đèn đỏ' ảnh hưởng đến phụ nữ như thế nào?

Thứ tư, 16:43 04/11/2015 | Dân số và phát triển

Phụ nữ thường bị đau bụng, lưng, chuột rút, mọc mụn nhiều trong những ngày "đèn đỏ" do thay đổi nội tiết tố, trong khi cảm giác muốn "yêu" lại tăng cao.

Thời kỳ tiền kinh nguyệt

Theo Webmd, trong khoảng một tuần trước ngày đèn đỏ, nhiều phụ nữ có triệu chứng tiền kinh nguyệt. Bạn ảm thấy căng thẳng, hay tức giận, tăng cân, bụng cồng kềnh, đau ngực hay mọc mụn trứng cá. 1-2 ngày trước kỳ kinh nguyệt, triệu chứng đau bụng, lưng và chân thường xuất hiện. Những triệu chứng này có thể biến mất trong vài ngày kinh đầu.

Trong kỳ kinh nguyệt

Tiến sĩ Maxine Barish-Wreden, bác sĩ nội khoa của Tổ chức chăm sóc y tế Sutter (Mỹ) cho biết vào thời điểm xảy ra "đèn đỏ", nội tiết tố estrogen và progesterone sụt giảm, máu xuất hiện do các niêm mạc trượt khỏi thành tử cung. Các triệu chứng đau bụng, cơ thể nhức nhối, khó chịu, chuột rút, từ nhẹ đến rất đau vẫn xảy ra do sự tác động của prostaglandin, hợp chất kích thích tố khiến tử cung co thắt. Với nhiều chị em, chất prostaglandin này còn có thể gây ra triệu chứng nghiêm trọng như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy...

Theo tiến sĩ Maxine, thời gian chu kỳ nguyệt san thông thường kéo dài từ vài ngày đến 7 ngày, nhưng nếu bạn bị ra máu nhiều hoặc kéo dài hơn một tuần, bạn nên tới bác sĩ kiểm tra. Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung hoặc triệu chứng lạc nội mạc tử cung...


Đau bụng, lưng, chân, mụn mọc nhiều... là những triệu chứng phổ biến xảy ra với chị em phụ nữ trong chu kỳ nguyệt san. Ảnh: Inlifehealthcare.

Đau bụng, lưng, chân, mụn mọc nhiều... là những triệu chứng phổ biến xảy ra với chị em phụ nữ trong chu kỳ nguyệt san. Ảnh: Inlifehealthcare.

Ảnh hưởng đến răng miệng

Ngoài ra, một nghiên cứu của Đại học Case Western Reserve cho biết dù không gây ra các bệnh về lợi, việc thay đổi nội tiết tố trong thời gian "đèn đỏ" có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề cơ bản như viêm, sâu răng. Các triệu chứng này nặng hơn trong 2 ngày trước khi chu kỳ bắt đầu. Do vậy, Tiến sĩ Susan Karabin, cựu hiệu trưởng Học viện Periodontology (Mỹ) khuyên bạn nên duy trì thói quen ăn uống lành mạnh, đánh răng 2 lần/ngày và dùng chỉ nha khoa hàng ngày trong thời điểm nhạy cảm này để giữ nướu, răng miệng luôn sạch sẽ.

Giảm khả năng nhận thức

Theo nghiên cứu trên Tạp chí Pain, các triệu chứng như đau bụng, lưng nhức mỏi, buồn nôn trong thời kỳ này ảnh hưởng một phần đến suy nghĩ, cảm nhận và làm giảm khả năng nhận thức của phụ nữ. Ngoài ra, chuột rút có thể khiến bạn mất tập trung, cách giải quyết vấn đề và làm việc kém hiệu quả.

Tăng ham muốn tình dục

Chu kỳ nguyệt san cũng mang lại một số lợi ích cho phụ nữ. Nó cho bạn cảm giác tích cực như hưng phấn, hứng khởi, tăng ham muốn tình dục và đạt "cực khoái" dễ dàng hơn. Giải thích vấn đề này, các nhà khoa học cho biết trong thời gian nguyệt san, vùng chậu của phụ nữ bị tắc nghẽn, giúp kích hoạt dịch âm đạo chảy ra nhiều hơn, bôi trơn dễ dàng hơn.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật Lao động về chính sách đối với lao động nữ, có hiệu lực từ ngày 15/11.

Theo khoản 2 điều 7, lao động nữ trong thời gian "đèn đỏ" được nghỉ mỗi ngày 30 phút, tối thiểu là 3 ngày trong một tháng. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

Bác sĩ sản phụ khoa – nam khoa Nguyễn Bá Hưng cho hay, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ lặp lại theo tháng, mỗi kỳ kéo dài từ 3-7 ngày. Đây là giai đoạn mệt mỏi, khó chịu nhất của phụ nữ, thậm chí nhiều người bị đau dữ dội, không thể làm gì. Do đó, giai đoạn này, chị em nên được nghỉ ngơi.

Đồng quan điểm, thạc sĩ, lương y đa khoa Vũ Quốc Trung cũng cho rằng có hai yếu tố khiến chị em cần được quan tâm hơn trong ngày “đèn đỏ” bao gồm vấn đề vệ sinh cá nhân – tức họ cần có thêm thời gian để làm việc này và vấn đề sức khỏe.

Theo Zing

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Dân số và phát triển - 21 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ bị ung thư thần kinh nội tiết đã mãn kinh 10 năm nay nhưng lại ra dịch nhầy màu hồng ở âm đạo, tiểu cảm giác không hết, sau đó chảy máu nhiều như kinh nguyệt...

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ

Dân số và phát triển - 23 giờ trước

Chlamydia âm thầm lây lan qua đường tình dục, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Yoga đã được chứng minh là giúp giảm bớt cơn đau liên quan đến đau bụng kinh và nhiều triệu chứng khác liên quan đến tiền kinh nguyệt. Dưới đây là 4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Không chỉ gây mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công, dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn còn đáng sợ cỡ này...

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

14 năm để tóc dài, vui chơi cùng các bạn nữ, Ngọc Linh không ngờ bản thân lại là "nam nhi". Sự thật khiến em sốc, không dễ chấp nhận.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Những ngày gần đây, thông tin số ca COVID-19 gia tăng tại Thái Lan khiến nhiều người lo ngại về đợt dịch bùng phát mới và có nguy cơ lây lan sang các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình được cơ quan chuyên môn của tỉnh, các địa phương tại Bắc Giang thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Cứ mỗi mùa thi đến, số trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần lại gia tăng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Cách phòng tránh các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi như thế nào?

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng sức khỏe của bà mẹ khi mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sau này của trẻ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai thì em bé cũng có thể bị tăng huyết áp.

Nhận diện các triệu chứng viêm âm đạo thường gặp

Nhận diện các triệu chứng viêm âm đạo thường gặp

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Viêm âm đạo là vấn đề sức khỏe quen thuộc ảnh hưởng đến nhiều phụ nữ, đặc biệt chị em trong độ tuổi sinh sản. Việc trang bị kiến thức để nhận diện sớm các tín hiệu bất thường và chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa giúp bảo vệ sức khỏe phụ khoa.

Top