Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chủ quan với ngứa 'vùng kín' khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ

Thứ bảy, 09:31 11/03/2023 | Dân số và phát triển

Ngứa âm đạo khi mang thai là một khó chịu phổ biến mà hầu hết phụ nữ đều gặp phải. Một số bệnh nhiễm trùng hoặc tiếp xúc với các sản phẩm hóa học có thể gây ngứa âm đạo.

1. Dấu hiệu, nguyên nhân ngứa âm đạo khi mang thai

Những tình trạng này có thể gây ngứa âm đạo khi mang thai:

1.1 Viêm âm đạo do vi khuẩn

Âm đạo khỏe mạnh chứa nhiều vi khuẩn lành mạnh. Viêm âm đạo do vi khuẩn có thể xảy ra nếu sự cân bằng giữa vi khuẩn tốt và xấu trong âm đạo thay đổi. Nhiễm trùng âm đạo phổ biến này thường xảy ra với phụ nữ có hoạt động tình dục, cho dù họ có thai hay không. Các triệu chứng bao gồm: tiết dịch ít, mờ đục hoặc hơi xám, ngứa rát, đỏ tấy, mùi tanh, đặc biệt là sau khi quan hệ tình dục . Đáng lưu ý là mức độ căng thẳng tâm lý mạn tính cao trong thời kỳ mang thai cũng có liên quan đến bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn.

1.2 Nhiễm trùng nấm men

Ngứa "vùng kín: khi mang thai: Dấu hiệu, Nguyên nhân & Cách điều trị - Ảnh 2.

Nhiễm trùng nấm men xảy ra ở phụ nữ mang thai gây ngứa âm đạo.

Ngoài vi khuẩn, âm đạo của phụ nữ thường chứa một lượng nhỏ nấm men. Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai có thể phá vỡ sự cân bằng độ pH của âm đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm men phát triển trong âm đạo. Vì lý do này, nhiễm trùng nấm men khá phổ biến trong thai kỳ. Các triệu chứng có thể bao gồm: ngứa, nóng rát, dịch tiết âm đạo dày có kết cấu như phô mai.

1.3 Tăng tiết dịch âm đạo

Lượng dịch tiết âm đạo và chất nhầy cổ tử cung tiết ra có thể tăng lên trong suốt thai kỳ. Tăng dịch tiết sẽ khiến chất nhầy màu hồng giống như thạch dính vào cuối thai kỳ. Khí hư để bảo vệ âm đạo khỏi bị nhiễm trùng, nhưng nó có thể gây kích ứng da âm hộ, làm cho âm hộ đỏ và ngứa.

1.4 Khô âm đạo

Sự thay đổi nội tiết tố có thể gây khô âm đạo ở một số người khi mang thai. Đỏ, kích ứng và đau khi quan hệ tình dục cũng có thể xảy ra.

Progesterone thấp cũng có thể gây khô âm đạo ở một số phụ nữ mang thai. Vì hormone này cần thiết để duy trì thai kỳ nên hãy nói chuyện với bác sĩ nếu thai phụ có triệu chứng này.

1.5 Nhạy cảm với một số sản phẩm

Da âm đạo rất nhạy cảm và dễ bị dị ứng hoặc kích ứng từ hóa chất, thuốc xịt âm đạo, thụt rửa hoặc các sản phẩm diệt tinh trùng. Một số loại da cũng có thể nhạy cảm với kem dưỡng da, chất bôi trơn, dung dịch vệ sinh phụ nữ, xà phòng, chất tẩy rửa và chất làm mềm vải. Thường xuyên sử dụng thuốc không kê đơn cũng có thể gây kích ứng âm đạo.

1.6 Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu là một trong những dạng nhiễm trùng phổ biến nhất ảnh hưởng đến phụ nữ khi mang thai. Mặc dù ngứa âm đạo thường không liên quan đến nhiễm trùng đường tiết niệu, nhưng đôi khi, hai bệnh nhiễm trùng có thể xảy ra đồng thời. Tuy nhiên, nhiễm trùng đường tiết niệu gây khó khăn hơn cho phụ nữ mang thai vì nó làm tăng khả năng biến chứng thai kỳ. Các triệu chứng bao gồm nhu cầu đi tiểu thường xuyên, đau bụng, ngứa và rát âm đạo, nước tiểu có máu, giao hợp đau…

1.7 Ứ mật thai kỳ

Ứ mật thai kỳ (cholestosis thai kỳ) là tình trạng này có thể xảy ra vào cuối thai kỳ. Các chuyên gia cho rằng di truyền và hormone thai kỳ đóng một vai trò nào đó. Ứ mật thai kỳ gây ngứa ngáy dữ dội ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Ngứa có thể bắt đầu ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, bao gồm cả vùng âm đạo.

1.8 Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục

Ngứa "vùng kín: khi mang thai: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị - Ảnh 4.

Nấm trichomonas lây truyền qua đường tình dục khiến âm đạo bị ngứa.

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục , chẳng hạn như mụn rộp sinh dục, HPV và nhiễm trichomonas, đều có thể có triệu chứng ban đầu là ngứa âm đạo. Phụ nữ có thể mang thai trong khi mắc nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục hoặc mắc bệnh trong khi mang thai.

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể ảnh hưởng xấu đến thai phụ và thai nhi, nhưng điều trị kịp thời có thể loại bỏ những rủi ro đó.

1.9 Rận mu

Bệnh do rận có thể gây ngứa xung quanh lông mu, bệnh nhiễm do sử dụng bồn tiểu công cộng và quan hệ tình dục không an toàn.

2. Điều trị ngứa âm đạo khi mang thai

Việc điều trị ngứa dữ dội phụ thuộc vào chẩn đoán và tư vấn, chỉ định của bác sĩ. Trong một số trường hợp, nhiễm trùng do vi khuẩn âm đạo có thể tự khỏi mà không cần điều trị nhưng một số trường hợp khác cần sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng nấm... Không nên dùng thuốc không kê đơn để điều trị bệnh khi mang thai.

Ngoài ra, thai phụ cần duy trì vệ sinh cá nhân và thường xuyên giặt sạch quần áo, khăn trải giường và khăn tắm có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng âm đạo. Kiêng sử dụng các sản phẩm hóa học trong âm đạo có thể giúp giảm ngứa âm đạo khi mang thai.

3. Phòng ngừa ngứa âm đạo khi mang thai

Ngứa "vùng kín: khi mang thai: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị - Ảnh 5.

Chung thủy một vợ một chồng là một trong những cách phòng ngừa nấm âm đạo.

Có thể khó tránh hoàn toàn tình trạng ngứa âm đạo khi mang thai, nhưng một số hành vi chủ động nhất định có thể sẽ hữu ích:

Không thụt rửa: Thụt rửa làm thay đổi độ cân bằng pH tự nhiên của âm đạo. Việc thụt rửa khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và các biến chứng khác trong thai kỳ.

Thực hiện chế độ một vợ một chồng: Các mối quan hệ đối tác độc thân có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Sử dụng bao cao su: Thực hiện theo các biện pháp an toàn, chẳng hạn như sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng âm đạo.

Tránh các sản phẩm mỹ phẩm: Tránh sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm như chất khử mùi, thuốc xịt, phấn, xà phòng thơm, sản phẩm tắm thơm hoặc nước hoa vùng âm đạo. Sử dụng chúng có thể dẫn đến một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn và nấm men.

Sử dụng đồ lót bằng cotton: Mặc đồ lót làm từ cotton hoặc vải thoáng khí khác. vùng kín. Giặt đồ lót bằng nước nóng và xà phòng nguyên chất, đồng thời giũ quần để loại bỏ tất cả các chất gây kích ứng trước khi mặc.

Thực hành vệ sinh tốt: Sau khi đi vệ sinh luôn lau từ trước ra sau. Thay quần áo ẩm ướt ngay, chẳng hạn như đồ bơi hoặc quần áo sau khi tập thể dục.

Sử dụng chất bôi trơn gốc nước khi cần thiết: Để ngăn ngừa ngứa âm đạo do khô, hãy sử dụng chất bôi trơn gốc nước khi giao hợp.

Tránh ăn đường: Tránh đường trong chế độ ăn uống có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng nấm men.

Bị ngứa âm đạo khi mang thai là phổ biến. Tuy nhiên, nếu kèm theo tiết dịch âm đạo, sưng âm đạo, cảm giác nóng rát hoặc chảy máu là dấu hiệu cần đi khám ngay lập tức. Nếu không được điều trị, ngứa âm đạo có thể gây ra các biến chứng như làm tăng nguy cơ sinh non và sảy thai.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nữ sinh lớp 12 mắc bệnh phụ khoa vì quan hệ không an toàn

Nữ sinh lớp 12 mắc bệnh phụ khoa vì quan hệ không an toàn

Dân số và phát triển - 6 giờ trước

Mới học lớp 12 nhưng nữ sinh này đã bắt đầu yêu từ 4 năm trước và các lần quan hệ với bạn trai đều không sử dụng bao cao su.

Phụ nữ mang thai đừng tiếc vài phút đọc bài để con phát triển tốt

Phụ nữ mang thai đừng tiếc vài phút đọc bài để con phát triển tốt

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Cơ thể chúng ta cần canxi để duy trì xương chắc khỏe và thực hiện nhiều chức năng quan trọng khác. Đặc biệt, phụ nữ mang thai càng cần canxi, vì nếu thiếu loại khoáng chất này sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ với sức khỏe bà mẹ và sự phát triển của em bé.

6 cách kiểm soát cơn đau vú tiền kinh nguyệt

6 cách kiểm soát cơn đau vú tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Đau vú theo chu kỳ liên quan đến kinh nguyệt của phụ nữ có thể rất nghiêm trọng và đáng lo ngại. Sử dụng thuốc có thể giúp giảm triệu chứng nhưng cũng có một số cách tự nhiên để giảm đau...

Khả năng di chuyển của tinh trùng ảnh hưởng đến khả năng thụ thai như thế nào?

Khả năng di chuyển của tinh trùng ảnh hưởng đến khả năng thụ thai như thế nào?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Khả năng vận động của tinh trùng rất quan trọng đối với khả năng sinh sản vì tinh trùng cần di chuyển qua đường sinh sản của người phụ nữ để tiếp cận và thụ tinh với trứng của. Khả năng vận động của tinh trùng kém có thể là nguyên nhân gây vô sinh nam.

Ăn cua, cá và hải sản có an toàn khi mang thai?

Ăn cua, cá và hải sản có an toàn khi mang thai?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Hải sản là nguồn cung cấp protein, vitamin A và D và các axit béo omega-3 thiết yếu, rất tốt cho tim, giúp cho sự phát triển trí não, mắt của thai nhi và giúp người mẹ ngừa nguy cơ trầm cảm khi mang thai và sau khi sinh.

Khô âm đạo, nguyên nhân và cách hạn chế

Khô âm đạo, nguyên nhân và cách hạn chế

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Âm đạo bị khô là khi không bài tiết đủ chất nhờn để có độ trơn ướt mỗi khi quan hệ tình dục. Bệnh không gây nguy hiểm cho phụ nữ nhưng nó lại gây nhiều khó chịu. Hạn chế khô âm đạo bằng cách nào?

Mách chị em cách đơn giản cải thiện ‘chuyện gối chăn’ thời kỳ mãn kinh

Mách chị em cách đơn giản cải thiện ‘chuyện gối chăn’ thời kỳ mãn kinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

SKĐS - Bạn có thể đã nghe nói về thời kỳ mãn kinh ảnh hưởng đến ham muốn tình dục của phụ nữ. Nhưng làm thế nào để mãn kinh tác động tới sức khỏe tình dục và cách tốt nhất để bạn cải thiện ham muốn khi bước vào giai đoạn mãn kinh.

Số lượng tinh trùng có quyết định đến khả năng sinh con của cặp đôi?

Số lượng tinh trùng có quyết định đến khả năng sinh con của cặp đôi?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Tinh trùng là tế bào sinh sản của nam giới có trong tinh dịch. Để biết số lượng tinh trùng của mỗi nam giới cần phải xét nghiệm để phân tích tinh dịch kiểm tra các nguyên nhân cơ bản có thể gây vô sinh.

Giữa tháng 4 năm nay, Việt Nam sẽ đón công dân thứ 100 triệu chào đời

Giữa tháng 4 năm nay, Việt Nam sẽ đón công dân thứ 100 triệu chào đời

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Với tốc độ tăng dân số trung bình những năm gần đây, dự báo trung tuần tháng 4 năm may, Việt Nam sẽ đón công dân thứ 100 triệu chào đời.

3 triệu chứng nổi bật của hội chứng tiền kinh nguyệt và cách giảm khó chịu

3 triệu chứng nổi bật của hội chứng tiền kinh nguyệt và cách giảm khó chịu

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt là sự kết hợp của các triệu chứng mà nhiều phụ nữ mắc phải khoảng 1 hoặc 2 tuần trước kỳ kinh nguyệt. Trung bình, phụ nữ ở độ tuổi 30 có nhiều khả năng mắc hội chứng này nhất.

Top