Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chung tay giảm mức chênh lệch giới tính khi sinh

Thứ bảy, 08:45 11/12/2010 | Dân số và phát triển

Từ bản hướng dẫn sinh đẻ có kế hoạch cho nhân dân (Quyết định số 216 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 26-12-1961), đến nay công tác DS-KHHGĐ đã được quan tâm toàn diện.

Từ năm 2010, tháng 12 hằng năm được chọn làm "Tháng hành động quốc gia về dân số (DS)" với ý nghĩa tạo phong trào để toàn xã hội chung sức, đồng lòng xắn tay thực hiện công tác DS, vì sự phát triển bền vững của đất nước. Năm 2010 này, năm đầu tổ chức "Tháng hành động quốc gia về DS", chủ đề hành động là "Kiểm soát, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh - trách nhiệm của chúng ta".

Chỉ số báo động

Phân tích kết quả thu được từ cuộc Tổng điều tra DS năm 2009, mới đây Quỹ DS Liên hợp quốc (UNFPA) đã đưa ra lời cảnh báo về sự mất cân bằng giới tính khi sinh (GTKS) ở Việt Nam. Theo tổ chức này, sự mất cân bằng giới tính đang diễn ra phức tạp, cần được quan tâm đặc biệt bởi sự gia tăng nhanh chóng mức chênh lệch GTKS - số trẻ trai cao hơn số trẻ gái sẽ dẫn đến tình trạng thừa nam, thiếu nữ, gây tác động lớn đến quá trình phát triển văn hóa, xã hội, kinh tế, thậm chí là dẫn tới sự bất ổn.

Mít tinh hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về dân số năm 2010.

Theo thống kê vào năm 2009, tỷ số GTKS (trẻ trai/100 trẻ gái) trên phạm vi cả nước ta là 110,6, trong đó có tới 16 tỉnh, thành có tỷ số GTKS ở mức trên 115 như Hưng Yên (130), An Giang (128), Trà Vinh (124), Thanh Hóa và Bắc Ninh (122)...
 
Mặc dù chưa có số liệu thống kê của năm 2010 song sự mất cân bằng GTKS ở nhiều địa phương vẫn tiếp tục tăng mạnh. Các chuyên gia nhận định, năm 2010 này sẽ có một số tỉnh được "kết nạp" thêm vào top tỉnh, thành phố có tỷ số GTKS cao. Tại Hà Nội, tính chung cho 10 tháng đầu năm nay, tỷ số GTKS đã vụt lên mức 120, trong khi năm 2009 mới chỉ là 113,2 (theo kết quả Tổng điều tra DS năm 2009). Sự mất cân bằng GTKS của Hà Nội chủ yếu diễn ra ở khu vực nông thôn, 15/29 quận, huyện có tỷ số cao trên 120/100, trong đó thị xã Sơn Tây chiếm vị trí cao nhất (139/100), tiếp theo là Thạch Thất, Đông Anh, Chương Mỹ, Ba Vì, Ứng Hòa, Phúc Thọ, Thường Tín… Đặc điểm nói trên là điều dễ thấy ở Đồng bằng sông Hồng, như nghiên cứu của UNFPA cho thấy là một vùng có mức chênh GTKS ở mức cao (115,4 trai/100 gái), trong đó tỷ số ở khu vực nông thôn là 117,1 - cao hơn thành thị (111,5). Trên bình diện quốc gia, sự mất cân bằng GTKS cũng tập trung ở các tỉnh thiên về nông nghiệp.

Quyết tâm cao trong Tháng hành động

Những con số thống kê nói lên nhiều điều và đặt ra yêu cầu giải quyết bài toán mức chênh tỷ số GTKS ở một tầm mức phù hợp. Được xem là "nóng" nhất trong số những vấn đề mũi nhọn của công tác DS-KHHGĐ, tình trạng mất cân bằng GTKS đã được chọn làm chủ điểm của "Tháng hành động quốc gia về DS" năm nay - được tổ chức với quy mô lớn trên khắp các tỉnh, thành.

Thực hiện Quyết định số 2161/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, lấy tháng 12 hằng năm là "Tháng hành động quốc gia về DS", ngay từ đầu tháng này, tỉnh Lào Cai được Tổng cục DS-KHHGĐ chọn làm điểm phát động bởi đây là tỉnh miền núi, lại nằm trong nhóm địa phương có sự mất cân bằng GTKS tương đối cao (113,7) - nếu xét đến số dân trong tỉnh này. Theo bà Bùi Thị Kim Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ, tỉnh Lào Cai quyết tâm chỉ đạo và thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng DS, hạn chế tối đa nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và Tháng hành động quốc gia về DS năm nay là dịp để thúc đẩy điều đó.

Năm 2010, tỉnh Thái Bình đã giảm được tỷ số GTKS từ mức 120 vào năm 2009 xuống còn 114, song Tháng hành động là cơ hội thực sự để tỉnh này tập trung toàn lực cho mục tiêu tiếp tục giảm mức chênh tỷ số GTKS. Trong tháng 12 này, Thái Bình sẽ tăng cường phối hợp tuyên truyền, kiểm tra, giám sát các cơ sở y tế về vấn đề lựa chọn GTKS. Tại Hà Tĩnh, một tỉnh miền Trung đang gặp khó khăn bởi vừa trải qua trận lũ lịch sử, ông Lê Lành, Phó Giám đốc Sở Y tế kiêm Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh cho biết, các hoạt động về DS-KHHGĐ sẽ được triển khai một cách tiết kiệm, thiết thực, hiệu quả, phù hợp mà vẫn bảo đảm thông tin về Tháng hành động quốc gia về DS đến đông đảo nhân dân.

Còn ở Hà Nội, với quyết tâm và nỗ lực thực hiện mục tiêu đặt ra trong Tháng hành động, UBND thành phố đã giao nhiệm vụ cho các cấp, ngành, đoàn thể thúc đẩy công tác truyền thông, tăng cường kiểm tra, phát hiện sự vi phạm trong việc thực hiện chính sách DS, đặc biệt là hệ lụy từ việc siêu âm lựa chọn giới tính thai nhi... Thành phố sẽ tổ chức 15 điểm truyền thông quy mô lớn tại quận, huyện. Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Phó Giám đốc Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Hà Nội khẳng định: "Đây là dịp tốt nhất để huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị cùng chung vai thực hiện công tác DS-KHHGĐ một cách quyết liệt nhất, hiệu quả nhất".

Theo TS Dương Quốc Trọng, Tổng Cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ, quyết định tổ chức Tháng hành động quốc gia về DS của Thủ tướng Chính phủ mang tầm chiến lược, vì sự phát triển bền vững của đất nước, của dân tộc, gắn kết các cộng đồng dân tộc Việt Nam. Quyết định này là một trong những hành động thể hiện quyết tâm lớn của Chính phủ trong việc thực hiện các cam kết quốc tế về DS-KHHGĐ.

Hy vọng với sự xuất hiện của Tháng hành động quốc gia về DS và sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị - xã hội, vấn đề kiểm soát và giảm thiểu sự mất cân bằng GTKS sẽ gặt hái được thành công trong năm 2011 và những năm tiếp theo.
 
Theo Hà Nội mới
nguyenquyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Chế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Qua kiểm tra thực tế, đoàn kiểm tra ghi nhận một số khó khăn, vấn đề còn vướng mắc trong quá trình triển khai tuyên truyền, tư vấn và cung cấp biện pháp tránh thai của những người làm dân số tỉnh Quảng Ninh.

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Việc áp dụng các nguyên tắc dưới đây có thể mang lại một cuộc sống khỏe mạnh, sống lâu hơn và trọn vẹn hơn…

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Bệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến, chủ yếu ảnh hưởng đến đường sinh dục nhưng cũng có thể lây nhiễm vào cổ họng, trực tràng và mắt.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Ăn táo bằng nhiều cách, có thể nấu chín, dùng làm nước ép hay ăn trực tiếp... đều có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và giúp ngăn ngừa một số tình trạng bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim, đái tháo đường.

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nhiều phụ nữ thấy vú đau trong những ngày trước kỳ kinh nguyệt và cơn đau thường biến mất ngay sau khi kỳ kinh bắt đầu. Tuy nhiên, một số phụ nữ thấy cơn đau vẫn tiếp diễn ngay cả sau khi kỳ kinh đã kết thúc.

7 điều cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục

7 điều cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục còn được gọi là nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI). STI có thể lây truyền trong bất kỳ hình thức sinh hoạt tình dục nào.

Các thuốc trị rụng tóc thời kỳ mãn kinh

Các thuốc trị rụng tóc thời kỳ mãn kinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Rụng tóc là một trong những triệu chứng thường thấy ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Việc điều trị sớm, đúng cách có thể giúp làm chậm quá trình rụng tóc, cải thiện sức khỏe tổng thể của tóc, đồng thời giúp chị em thêm tự tin trong cuộc sống.

Top