Hà Nội
23°C / 22-25°C

"Chuyện ấy" ở Khau Khiêng

Giadinh.net - Người Dao di cư đến Khau Khiêng, thôn Khau Bao, xã Tân Tri, huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn không biết từ bao giờ.

Núi rừng trùng điệp, con người thì nhỏ bé, công cụ duy trì cuộc sống là khẩu súng săn, cái bẫy, con dao. Đàn ông tìm con thú trong rừng, đàn bà  phát nương trồng ngô, lúa... Hết vụ, đất bạc màu. Rồi rừng Khau Khiêng cũng cạn, con thú cũng hết mà người thì không giảm...

Vừa lạ, vừa ngượng

Rồi những cán bộ của Đảng và nhà nước đến vận động đồng bào không du canh du cư nữa. Từ cầm dao phát rừng, người dân đã  biết cầm cuốc, cầm cày, lựa chiều các dòng khe để làm ruộng bậc thang... Nhưng với những sườn núi dốc, diện tích đất sản xuất không thể mở rộng được, người thì cứ đông mãi ra. Đói nghèo gõ cửa từng nhà, người lớn lại vào rừng tìm nấm, hái măng gùi ra chợ xa cách vài chục cây số đổi từng cân gạo. Trẻ con bữa đói bữa no, cứ gầy ốm tong teo và không được học hành. Từ dăm ba hộ đầu tiên, chỉ mấy chục năm mà thôn Khau Bao đã có đến 65 hộ dân. Chỗ ở chật chội, không có đất sản xuất, một số hộ phải “chạy” vào tận khu trong để tiếp tục bài ca “phát, đốt, chọc, chỉa”.
 

Anh Dương Thanh Bình đang phát tờ rơi (Ảnh: TG).

Lần đầu tiên nghe cán bộ nói đến việc  hạn chế sinh đẻ, trong bản từ già đến trẻ vừa lạ vừa ngượng. Lạ vì “chuyện ấy” nó tự nhiên và muôn đời vẫn vậy, ngượng vì là chuyện “kín” ai lại mang ra bàn. Nhìn căn nhà trống hoác,  bầy trẻ lê la dưới đất, cán bộ nói rằng nguyên nhân chính của cái nghèo, cái khổ là do nhiều con. Đời sống của người Dao muốn bằng người ở phố huyện thì chỉ nên đẻ từ 1 -  2 con. Còn làm thế nào để “chuyện ấy” nó vẫn “tự nhiên” mà đẻ ít, thì đã có cách. Cán bộ nói với trưởng thôn họp dân bầu lấy 1 người làm cộng tác viên (CTV). “Cộng tác viên” tức là làm cán bộ. Thấy tôi nhanh nhẹn hoạt bát, người già tiến cử, người trẻ giơ tay đồng tình. Thế là tôi trở thành “cán bộ CTV dân số” của thôn từ năm 1997, khi  mới 22 tuổi, đã có vợ và 2 đứa con.

Lúc đầu chưa biết công việc của “cán bộ” là gì. Song qua vài đợt tập huấn trên huyện, tôi mới biết rằng, trước hết mình phải gương mẫu, chỉ dừng lại ở 2 con; đi từng nhà nói cho từng người nghe về lợi ích của việc đẻ ít con, đẻ thưa và vận động họ thực hiện một trong các biện pháp tránh thai. Biết rõ ích lợi, nhưng lúc đầu mọi người còn chưa thật tin, tôi thuyết phục ông Chấp sự của hội Thánh Tin Lành thôn cho tôi thời gian nói chuyện với bà con sau giờ cầu nguyện. Tôi cũng “tranh thủ” sự  ủng hộ của Bí thư chi bộ, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân... Các buổi sinh hoạt đoàn thể, tôi đề nghị cho ít phút nói về KHHGĐ. Vợ chồng nào chưa thống nhất, đôi nào yêu nhau sắp cưới là tôi gặp riêng để giải thích và tư vấn”.

Nam giới vẫn làm tốt

Xã Tân Tri, Bắc Sơn, Lạng Sơn có nhiều thôn bản thực hiện tốt chính sách dân số. Song Khau Bao có đặc thù riêng là 100% đồng bào Dao theo đạo Tin lành, nên phải “làm theo cách riêng”. Kiên trì vận động, tư vấn tốt, dịch vụ thuận lợi, an toàn; sự ủng hộ của cấp ủy, các đoàn thể và chấp sự... tất cả những yếu tố đó làm nên tính bền vững trong công tác dân số ở Khau Bao.

Vợ chồng anh Triệu Long Hương và chị Lý Thị Nguyện đã có 1 con trai. Khi bàn đến KHHGĐ, anh chị đều nhất trí, song không biết dùng “biện pháp” nào. Anh là người rất thương vợ, “làm kế hoạch” chỉ sợ vợ đau yếu, hoặc nếu “mất an toàn” thì lại phải đẻ. Nghe tôi nói đến đình sản, anh  sợ “mất phong độ đàn ông” thì lúc ấy “vợ nó bỏ”. Giải thích mất mấy buổi và lấy ví dụ, sáng hôm sau, người ta thấy anh dắt xe đạp, vượt “cổng trời” ra phố huyện...

Sau vài tháng, gặp nhau tại nhà nguyện, chị Nguyện tươi cười: Được tiền bồi dưỡng, đường và sữa ăn nhiều “khỏe” lắm! Thế là, phong trào KHHGĐ lên rất cao.

Hơn 10 năm, từ những “ca” đầu tiên, đến nay, trong 65 hộ gia đình đã có 58 cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai, trong đó 6 đình sản nam, 15 đình sản nữ, 13 người đặt dụng cụ tử cung, 22 người dùng viên uống tránh thai và 2 người dùng bao cao su. Toàn thôn không có người sinh con thứ 3 trở lên. Do thực hiện tốt công tác dân số và tiếp nhận đồng bộ các chính sách giảm nghèo của nhà nước, nên từ một thôn luôn thiếu đói, thanh thiếu niên thất học, nay chỉ còn 2 hộ nghèo, tất cả trẻ em trong độ tuổi đều được đi học, các gia đình đã và đang vươn tới cuộc sống sung túc.      
 
Minh Hồng 
 (Ghi theo lời kể của anh  Dương Thanh Bình,
CTV dân số thôn Khau Bao, xã Tân Tri, huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn)

 

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Giang: Bị ảnh hưởng nhiều vì dịch bệnh nhưng vẫn hoàn thành các mục tiêu bằng cách đa dạng hóa công tác truyền thông

Hà Giang: Bị ảnh hưởng nhiều vì dịch bệnh nhưng vẫn hoàn thành các mục tiêu bằng cách đa dạng hóa công tác truyền thông

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Hà Giang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nhằm thực hiện có hiệu quả chỉ tiêu, kế hoạch về công tác Dân số - kế hoạch hóa gia đình năm 2021.

Trung tâm dân số - KHHGĐ TP Hà Giang: Có dịch nhưng quyết không để bà con bị gián đoạn truyền thông

Trung tâm dân số - KHHGĐ TP Hà Giang: Có dịch nhưng quyết không để bà con bị gián đoạn truyền thông

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Có dịch nên lực lượng truyền thông người bị cách ly, người ở nơi phong tỏa… tưởng chừng gián đoạn truyền thông, nhưng ngành Dân số Hà Giang quyết tâm không để bà con bị gián đoạn truyền thông chăm sóc SKSS-KHHGĐ.

Hải Phòng: Sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn

Hải Phòng: Sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Tới đây Hải Phòng sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn đối với thanh niên nam, nữ chuẩn bị kết hôn, tiếp tục giữ mức sinh hợp lý nhằm kéo dài cơ hội "dân số vàng"...

TP Hải Phòng: Đạt mức sinh thay thế và duy trì nhiều năm

TP Hải Phòng: Đạt mức sinh thay thế và duy trì nhiều năm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - TP Hải Phòng có khoảng trên 2 triệu dân, nhưng đã sớm đạt mức sinh thay thế 2,09 con/phụ nữ từ năm 2004, hiện đang tập trung nâng cao chất lượng dân số đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Bắc Mê (Hà Giang): Giảm sinh 0,4 phần ngàn, nhiều chỉ tiêu đạt cao nhờ đổi mới truyền thông trong thời kỳ dịch Covid-19

Bắc Mê (Hà Giang): Giảm sinh 0,4 phần ngàn, nhiều chỉ tiêu đạt cao nhờ đổi mới truyền thông trong thời kỳ dịch Covid-19

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện Bắc Mê (Hà Giang) đã có nhiều cố gắng trong công tác tuyên truyền cho người dân về duy trì mức sinh hợp lý, cân bằng tỷ lệ giới tính… nhằm nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.

Duy trì mức sinh thay thế 2,05 con/phụ nữ, Hải Phòng tiếp tục hoàn thành mục tiêu chiến lược nhiều năm

Duy trì mức sinh thay thế 2,05 con/phụ nữ, Hải Phòng tiếp tục hoàn thành mục tiêu chiến lược nhiều năm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Ngành Dân số Hải Phòng đang tổng hợp dữ liệu để có căn cứ chính xác về thực trạng số con hiện có và số con mong muốn ở các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản, nhằm đưa ra các giải pháp hiệu quả, thúc đẩy đạt mức sinh thay thế 2,1 con/phụ nữ.

Hải Phòng: Tiếp tục thành công trong chăm sóc SKSS-KHHGĐ nhờ đổi mới sáng tạo hình thức truyền thông tư vấn và dân vận khéo thời dịch bệnh COVID-19

Hải Phòng: Tiếp tục thành công trong chăm sóc SKSS-KHHGĐ nhờ đổi mới sáng tạo hình thức truyền thông tư vấn và dân vận khéo thời dịch bệnh COVID-19

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Hải Phòng đã giữ mức sinh thay thế đạt ở mức 2,05 con/phụ nữ. Năm 2021 tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, UBND TP Hải Phòng chỉ đạo không tập trung đông người, vì vậy công tác dân số - KHHGĐ gặp một số khó khăn, nhưng vẫn đạt mục tiêu đề ra nhờ… dân vận khéo.

Truyền thông được coi là "chìa khóa" nâng cao nhận thức, đồng thuận đạt hiệu quả cao về DS-KHHGĐ ở Bắc Quỳnh (Lạng Sơn)

Truyền thông được coi là "chìa khóa" nâng cao nhận thức, đồng thuận đạt hiệu quả cao về DS-KHHGĐ ở Bắc Quỳnh (Lạng Sơn)

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Lạng Sơn là 1 trong 33 tỉnh thành có mức sinh cao, nhưng riêng xã Bắc Quỳnh từ 2014 tới nay tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở xã Bắc Quỳnh luôn rất thấp, là điển hình thực hiện tốt công tác dân số – KHHGĐ về tầm soát mức sinh phù hợp.

Phú Lương (Thái Nguyên): Phối hợp truyền thông tốt nên mức sinh năm 2021 dự kiến tiếp tục giảm

Phú Lương (Thái Nguyên): Phối hợp truyền thông tốt nên mức sinh năm 2021 dự kiến tiếp tục giảm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet – Thái Nguyên là một trong những tỉnh, thành có mức sinh cao, nhưng ở huyện Phú Lương nhờ triển khai tốt các hoạt động truyền thông, Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ KHHGĐ đến vùng có mức sinh cao thì mức sinh ở đây lại giảm đều.

Phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ phải biết cất lên tiếng nói, bởi có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay

Phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ phải biết cất lên tiếng nói, bởi có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Theo nhà văn Chu Lai, phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ thì không nên chịu đựng mà phải cất tiếng nói chân thành với chồng và gia đình chồng để ngày nào đó họ hiểu ra rằng: Có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay.

Top