Chuyện bác sĩ gửi con nhỏ cho chồng để xuống “cắm bản”
GiadinhNet - Từ nhiều tháng nay, cứ đều đặn 3 buổi/tuần, BS Lê Thị Hồng Nhung lại đi xe máy từ trung tâm huyện Tam Đường (Lai Châu) xuống xã Bản Hon theo chương trình cử bác sĩ ở huyện luân phiên về trạm y tế các xã. Gửi con trai chưa đầy 6 tuổi lại cho chồng chăm sóc, chị lặn lội quãng đường dài hơn 20km để tham gia trực, khám chữa bệnh cho bà con dân tộc tại xã nghèo này.
Bác sĩ về, cán bộ và người dân cùng hưởng lợi
Bản Hon là xã miền núi, cách trung tâm huyện Tam Đường khoảng 20km. Cũng như rất nhiều trạm y tế xã khác trong tỉnh Lai Châu, Trạm Y tế xã Bản Hon hiện chưa có biên chế bác sĩ. Toàn xã có hơn 2.600 dân nhưng trạm y tế chỉ có 7 cán bộ, trong đó có 2 y sĩ đa khoa, số còn lại là dược sĩ, điều dưỡng, nữ hộ sinh và cán bộ dân số.
BS Hồng Nhung (30 tuổi) là cán bộ thuộc Khoa Khám bệnh, Trung tâm Y tế huyện Tam Đường. Từ năm 2015, thực hiện Đề án 1816 của Bộ Y tế về công tác tăng cường luân phiên cán bộ, chuyển giao kỹ thuật từ tuyến tỉnh xuống tuyến huyện và y tế tuyến xã, chị được cử tăng cường xuống trạm y tế các xã. “Từ đầu năm 2016, tôi được cử về Trạm Y tế xã Bản Hon, nơi chưa có bác sĩ, trong khi nhu cầu người dân rất cần cán bộ y tế có trình độ cao. Cứ thứ Tư, thứ Năm và thứ Sáu trong tuần, tôi lại sắp xếp việc cơ quan, việc nhà, “giao” con cho chồng (cũng là đồng nghiệp) để xuống với bà con. Nếu có ca nặng, cấp cứu trong đêm, tôi lại cùng anh chị em trong trạm “trực chiến”, bởi có nhiều trường hợp không có bác sĩ thì rất khó để giữ lại trạm. Đã nhiều tháng, nên bà con cũng biết lịch ngày nào có bác sĩ về trạm, họ chủ động tới trạm khám, không phải đi lên huyện xa xôi”, BS Hồng Nhung chia sẻ.
Mỗi ngày, Trạm Y tế xã Bản Hon đón khoảng 30 bệnh nhân. Nằm trên giường bệnh, bệnh nhân Tao Thị Giọt (dân tộc Lự, 41 tuổi) chia sẻ, cách đây gần một tuần, chị bị sốt cao, tức ngực, ăn thứ gì nôn thứ đó. Nhưng truyền thống người dân tộc Lự, cứ sốt, cảm, đau bụng... không cần biết nguyên nhân, đều được đánh cảm, giật cảm, sau đó mới đi viện. Lần này, chị bị sốt dài ngày, gia đình sau khi đánh cảm tới 4 ngày nhưng chị không hạ sốt, định đưa lên bệnh viện huyện để chữa, nhưng vì ở trạm y tế xã có bác sĩ đa khoa về tăng cường nên gia đình quyết định để chị ở lại ngay xã để chữa.
Chị Giọt chia sẻ: “Nhà tôi cách đây chỉ 3km thôi, chồng con đi lại chăm sóc được, nếu lên bệnh viện huyện phải mất hơn 20km đấy, mà cũng được chữa trị như ở đây. Giờ thì khá hơn rồi, mai là tôi có thể ra viện. Bác sĩ nói, nếu tôi được đưa lên trạm sớm hơn thì còn khỏi nhanh hơn!”.
Cũng là bác sĩ của Trung tâm Y tế huyện xuống tăng cường tại Trạm Y tế xã Bản Hon, bác sĩ y học cổ truyền Ma Thị Thu Nguyên cho biết, toàn huyện Tam Đường có 14 trạm y tế xã, thị trấn thì Trạm Y tế xã Bản Hon là trạm thứ sáu chị tới tăng cường kể từ năm 2012. Cách đây 2 năm, người dân xã Bản Hon khi bị thoái hóa khớp gối, đau dây thần kinh, bong gân, gãy xương… phải lên bệnh viện tuyến trên mới được chữa. Nếu không có điều kiện, họ lại lên núi tìm thuốc Nam về đắp vô tội vạ. “Nhiều trường hợp vì tìm không đúng thuốc, đắp không đúng kỹ thuật bị ngộ độc thuốc. Khi lên tuyến trên điều trị, hiệu quả lại giảm đi vì ủ bệnh quá lâu ngày”, BS Nguyên cho hay.
“Những ngày không có bác sĩ ở huyện về, người dân vẫn chủ động đến trạm bởi chúng tôi đã chuyển giao, hướng dẫn kỹ thuật cho cán bộ ở trạm, rồi hướng dẫn bệnh nhân điều trị thuốc Nam tại nhà. Người dân tin lắm vì kỹ thuật đem lại hiệu quả”, BS Nguyên nói tiếp. Từ khi triển khai kỹ thuật châm cứu, bấm huyệt, thủy châm, mỗi ngày Trạm Y tế xã Bản Hon tiếp nhận khoảng 3 - 6 bệnh nhân tới bệnh nhân. Con số này trước đây là không thể, đặc biệt, người dân dần bỏ thói quen đắp thuốc Nam vô tội vạ.
Khuyến khích cán bộ y tế đi học
Theo số liệu của Sở Y tế tỉnh Lai Châu, năm 2015, toàn tỉnh có 10/108 trạm y tế có biên chế bác sĩ và 50% trạm y tế có bác sĩ làm việc tại trạm tối thiểu 2 buổi/tuần theo tiêu chí quốc gia về y tế xã. Để giải bài toán thiếu hụt bác sĩ ở trạm y tế xã, thời gian qua, Sở Y tế Lai Châu đã chỉ đạo các bệnh viện, trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh, trung tâm y tế huyện chủ động bố trí, sắp xếp cử bác sĩ luân phiên tăng cường cho các trạm y tế xã.
Lãnh đạo Sở Y tế Lai Châu cho biết, những năm qua, Sở đã tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích cán bộ ở các trạm y tế đi học nâng cao trình độ chuyên môn. Hiện nay, toàn tỉnh có 65 y sĩ ở các trạm y tế xã đi học bác sĩ đa khoa (hệ chuyên tu 4 năm) tại một số trường đại học y dược. Trong đó, có nhiều y sĩ trong năm nay và năm tới sẽ hoàn thành khóa học, góp phần bổ sung kịp thời đội ngũ bác sĩ cho các trạm y tế xã, thị trấn đang thiếu hụt.
Lai Châu phấn đấu đến năm 2020, 70% số trạm y tế có bác sĩ làm việc. Để đạt mục tiêu đó, Sở Y tế chỉ đạo các phòng chuyên môn rà soát tổng thể số lượng cán bộ từ tuyến tỉnh tới tuyến xã, trong đó, yêu cầu xác định rõ nơi nào đang thừa, thiếu bác sĩ. Trên cơ sở đó, Sở Y tế sẽ phối hợp với các huyện, thành phố chủ động bố trí, điều động bác sĩ giữa các huyện, thành phố hoặc giữa các trạm y tế cùng địa phương với quan điểm ưu tiên bao phủ bác sĩ cho các trạm y tế xã ở vùng khó khăn. Còn những trạm y tế nằm ở trung tâm huyện, có bệnh viện đa khoa khu vực, phòng khám đa khoa khu vực thì không nhất thiết phải có bác sĩ, phù hợp với chủ trương chung của Bộ Y tế.
Tại Lai Châu, ngoài vấn đề nhân lực còn nhiều khó khăn, một vấn đề khác là trang thiết bị y tế. Vì thế, khi được trực tiếp siêu âm cho người dân nhờ bộ máy siêu âm do Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trao tặng ngày 13/5 vừa qua, BS Hồng Nhung chia sẻ, đây là niềm mong ước từ rất lâu của cán bộ y tế xã, bởi nó giúp phát hiện, chẩn đoán, và đánh giá mức độ bệnh của người dân.
Trong chuyến thăm và làm việc với Trạm Y tế xã Bản Hon vừa qua, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã đánh giá rất cao mô hình đưa cán bộ đơn vị y tế tuyến huyện về tăng cường tại trạm y tế xã với số lượng 3 ngày/tuần và đề nghị nghiên cứu, nhân rộng mô hình này ra các tỉnh khác.
Thu Nguyên/Báo Gia đình & Xã hội

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 2 ngày trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 3 ngày trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 4 ngày trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 4 ngày trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 5 ngày trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 6 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏeNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.