Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện chưa biết về “bác sĩ 4H” từ chối lương “khủng” tại Mỹ

Thứ tư, 19:00 06/07/2016 | Y tế

GiadinhNet - Học bác sĩ nội trú gần 10 năm ở Mỹ, trở thành bác sĩ can thiệp tim mạch sáng giá, bỏ qua rất nhiều lời mời gọi ở nước ngoài với mức lương "khủng", chàng trai Nguyễn Phi Vân Cương một lòng trở về quê hương thực hiện ước nguyện "chữa bệnh cho bà con, cô bác". Có người đã ví Vân Cương là “bác sĩ 4H” (hàng hiệu, hàng hiếm).

BS Nguyễn Phi Vân Cương và mẹ, người hết lòng tôn trọng và ủng hộ quyết định về nước của con trai (ảnh nhân vật cung cấp).
BS Nguyễn Phi Vân Cương và mẹ, người hết lòng tôn trọng và ủng hộ quyết định về nước của con trai (ảnh nhân vật cung cấp).

Bác sĩ "hàng hiệu, hàng hiếm"

Năm 2000, sau 6 năm đèn sách ở Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TPHCM), chàng bác sĩ sinh năm 1974 Nguyễn Phi Vân Cương không đi làm ngay mà quyết định du học tự túc để “theo nhịp tiến của thế giới”. Đến Mỹ, tin vào thực lực của mình nên BS Vân Cương không “học lại” mà chọn hình thức thi lấy bằng bác sĩ tương đương (tức là sinh viên y khoa Mỹ thi tốt nghiệp thế nào thì BS Vân Cương thi thế ấy). Và BS Vân Cương đã lấy được bằng cấp y khoa của Mỹ.

Theo quy định của Mỹ, bác sĩ ra trường muốn chính thức hành nghề y phải trải qua 3 năm nội trú. Với ước mong trở thành bác sĩ điều trị tim mạch, vậy là chàng bác sĩ người Việt nộp đơn vào Trung tâm Y khoa Highline (Highline Medical Center), nơi có sự bảo trợ của đH công lập University of Washington School of Medicine thuộc bang Washington, để nội trú Nội khoa tổng quát. Hoàn tất chương trình nội trú khắt khe này, BS Vân Cương tiếp tục theo đuổi 3 năm nội trú Nội tim mạch tổng quát. Sáu năm liên tục “cắm sào” trong Trung tâm Y khoa Highline với thành tích xuất sắc, anh trở thành gương mặt trẻ sáng giá trong giới bác sĩ tại bang Washington.

Thời điểm BS Vân Cương tham gia chương trình nội trú tại Detroit Medical Center, gia đình anh (gồm bố mẹ và em trai) cũng rời Việt Nam sang Mỹ định cư. Có trong tay nhiều lời đề nghị về công việc tại Mỹ cùng hoàn cảnh thuận lợi của gia đình, song anh vẫn cương quyết trở về Việt Nam hồi cuối năm 2010. Và cũng thật bất ngờ, anh không chọn cho mình những bệnh viện lớn mà lại "đầu quân" về Bệnh viện quận Thủ Đức (TPHCM).

BS Nguyễn Phi Vân Cương.
BS Nguyễn Phi Vân Cương.

Có được chàng bác sĩ “hàng hiệu” trong tay, với định hướng thành lập đơn vị can thiệp tim mạch trong tương lai nên Ban Giám đốc Bệnh viện quận Thủ Đức đã “đặt hàng” BS Vân Cương tiếp tục “tầm sư học nghệ”. Lần này với ngân sách bệnh viện, BS Vân Cương lại khăn gói sang National Taiwan University Hospital (Đài Loan) để học nội trú 2 năm về can thiệp tim mạch.

Sau 2 năm học ở Đài Loan, anh còn được gửi đến Trung tâm Y khoa Detroit để tiếp tục nội trú 1 năm về can thiệp tim mạch. Năm 2014, sau 14 năm liên tục “tầm sư học nghệ” trong đó có 9 năm nội trú, BS Vân Cương chính thức đảm nhiệm vai trò Trưởng đơn vị Can thiệp tim mạch (Bệnh viện quận Thủ Đức) và trở thành “hàng hiếm” của một cơ sở y tế tuyến quận tại TPHCM.

Gia đình hết lòng ủng hộ

BS Nguyễn Phi Vân Cương và một bệnh nhân vừa thoát nguy cơ tử vong do nhồi máu cơ tim cấp.
BS Nguyễn Phi Vân Cương và một bệnh nhân vừa thoát nguy cơ tử vong do nhồi máu cơ tim cấp.

Khi được hỏi về lý do trở lại quê hương để làm việc, cống hiến, BS Vân Cương chia sẻ: “Trước tiên là ở cái tình của bà con sống xung quanh mình từ trước đến nay. Hồi đó nhà mình ở trên đường Hòa Hưng (quận 10), lúc đó bà con lối xóm biết mình học ngành Y nên đụng chuyện đau ốm là sang nhờ mình. Mình được bà con "cưng" lắm. Cứ gọi là "bác sĩ Cương" suốt dù mình vẫn đang là sinh viên. Đó là lần đầu tiên trong đời, mình thấy sự cần thiết có mặt của người thầy thuốc đối với cộng đồng. Rồi đến khi mình xuống Củ Chi một năm để thực tập. Hồi ấy, Củ Chi còn nghèo lắm. Mình ở nhờ nhà của bà con, ngoài thời gian làm luận văn, mình chữa bệnh giúp bà con, dạy thêm cho trẻ em. Khi mình chuẩn bị rời Củ Chi, bà con cứ có gì ngon, quý trong nhà là mang đến làm quà chia tay. Nhiều cô, bác biết mình sẽ đi du học, cứ dặn đi dặn lại ráng học giỏi rồi trở về”.

Ánh mắt anh chợt rạng niềm vui: “Bạn biết không, mình ở Mỹ mà bà con ở Củ Chi vẫn gửi thư qua thăm hỏi, kể chuyện trong xóm. Nhà nào chuẩn bị có giỗ là gửi thư qua hỏi mình có thu xếp về được không? Dĩ nhiên, bà con đều biết khó mà về dự một đám giỗ khi mình đang học ở Mỹ, nhưng vẫn cứ mời. Thú thật là mình sống ở Mỹ nhưng cái tình người Việt vẫn đầy đặn. Đó là tài sản lớn mà không phải ai cũng có đâu. Có ra nước ngoài va chạm cuộc sống mới cảm nhận đầy đủ nhất câu nói của ông bà: Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn".

Quyết định của chàng “bác sĩ 4H” đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ bố mẹ anh ở Mỹ và một người quan trọng khác ở trong nước. “Từ lúc mình chia sẻ với bố mẹ ý định trở về Việt Nam, bố mẹ chỉ nói: Nếu con suy nghĩ kỹ rồi thì bố mẹ ủng hộ quyết định ấy. Mình vẫn nhớ mãi mẹ mình dặn dò rằng: Nếu thích hai con làm giàu thì ngay từ đầu đã không đồng tình với lựa chọn nghề Y của cả hai anh em...".

“Có được sự ủng hộ hết mức từ bố mẹ, về Việt Nam mình may mắn có thêm sự ủng hộ của bà xã khi mình chọn làm việc tại Bệnh viện quận Thủ Đức. Biết mình quyết tâm về nước làm thầy thuốc, bà xã nói: Anh cứ yên tâm làm thầy thuốc giỏi là được, không phải suy nghĩ nhiều, cơm ngày 3 bữa em…”, BS Vân Cương không giấu được niềm hạnh phúc trong ánh mắt khi kể về vợ.

“Dốc sức nối kết các chuyên gia đầu ngành”

Đó chính là tâm nguyện, là hoài bão của “bác sĩ 4H” Nguyễn Phi Vân Cương. Anh trải lòng với chúng tôi rằng nền y học Mỹ nói chung và thiết bị, kỹ thuật trong lĩnh vực can thiệp tim mạch nói riêng “đã tân tiến lắm rồi, nước mình khó mà bì kịp”. Vì vậy anh quyết tâm, dốc sức kết nối những chuyên gia, bậc thầy trong lĩnh vực tim mạch can thiệp ở Mỹ mà anh biết, theo cách mà anh tâm sự, là để “họ giúp anh em mình giỏi hơn, giúp người bệnh của mình đỡ tốn kém hơn”. Theo BS Nguyễn Phi Vân Cương, đa số chuyên gia giỏi, những bậc thầy về can thiệp tim mạch mà anh biết hoặc từng học đều “rất khá về vật chất”, vì vậy “ họ luôn muốn giúp nơi nào khó khăn và cần đến họ”.

Dự kiến trong thời gian tới, Dr. Theodore Schreiber, Chủ tịch Trung tâm tim mạch Detroit Michigan và Dr. Cindy Grines, Phó Chủ tịch Hiệp hội tim mạch Mỹ sẽ tới Việt Nam theo đề xuất từ BS Vân Cương để thực hiện một số ca phẫu thuật thiện nguyện. Một dự kiến khác, thông qua cầu nối là BS Vân Cương, Dr. Congello, Trưởng khoa Tim mạch can thiệp thuộc Trung tâm Y khoa Mercy (ở Iowa, Mỹ) đã ngỏ ý xây dựng chương trình trao đổi bác sĩ nội trú tim mạch can thiệp với Bệnh viện quận Thủ Đức.

Kỳ tích của một bệnh viện tuyến quận

Ngày 6/5 vừa qua, các bác sĩ đơn vị tim mạch can thiệp của Bệnh viện quận Thủ Đức với sự hỗ trợ của các bác sĩ Trung tâm Phẫu thuật tim mạch (Bệnh viện ĐH Y Dược TPHCM) đã vừa cứu chữa kịp thời một trường hợp bị bệnh lý tim mạch bằng kỹ thuật thông tim can thiệp. Đó là ông Lê Văn N (SN 1959).

Cách đây 2 năm, ông N đã điều trị tại Bệnh viện quận Thủ Đức và được chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp. Do lúc đó, bệnh viện chưa có máy chụp mạch vành nên phải chuyển bệnh nhân lên Bệnh viện ĐH Y Dược TPHCM chụp và can thiệp mạch vành. Ông N đã được đặt 2 stent. Gần đây, bệnh nhân đau ngực trái trở lại nên nhập cấp cứu Bệnh viện quận Thủ Đức. Kết quả chẩn đoán của các bác sĩ cho thấy, 2 stent cũ trong tim bệnh nhân thông tốt, không tái hẹp nhưng phát hiện chỗ hẹp mới với độ hẹp 90% đoạn xa sau stent cũ trên nhánh mũ. Các bác sĩ hội chẩn, tiến hành can thiệp và đặt thành công 1 stent phủ thuốc trên đoạn xa nhánh mũ.

Ngoài ông N, các bác sĩ cũng tiến hành chụp mạch vành và đưa ra hướng can thiệp cho hai bệnh nhân đang điều trị bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn và nhập viện cấp cứu vì cơn đau thắt ngực không ổn định. Cả ba bệnh nhân chụp và can thiệp mạch vành thành công tốt đẹp, diễn tiến bệnh ổn và xuất viện sau đó 2 ngày. Đây là bước đi đầu tiên của các bác sĩ đơn vị Tim mạch can thiệp thuộc Bệnh viện quận Thủ Đức và sẽ tiếp tục hoàn thiện trong thời gian tới.

Từ đây, người dân ở quận Thủ Đức và các vùng lân cận như Bình Dương, Đồng Nai… sẽ được hưởng nhiều lợi ích từ các dịch vụ kỹ thuật cao ngay tại địa bàn, giải quyết triệt để vấn đề giờ vàng của bệnh nhồi máu cơ tim cấp, giảm nguy cơ tử vong cho bệnh nhân và cũng góp phần giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên.

P.B

Thanh Giang

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

Y tế - 11 giờ trước

Hai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 2 ngày trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 2 ngày trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Y tế - 2 ngày trước

Cơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 3 ngày trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Top