Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện đời những cựu binh Gạc Ma (1): “Nếu có chết, phải chết như một người lính”

Thứ năm, 08:00 10/03/2016 | Xã hội

GiadinhNet - “Tôi còn nhớ hình ảnh cuối cùng trước khi mình gục xuống là anh Trần Văn Phương bị địch bắn chết. Trước lúc hy sinh anh còn nắm chặt lá cờ Tổ quốc. Sau đó tôi ngất đi, không còn biết gì nữa". Đã 28 năm trôi qua nhưng hôm nay trận hải chiến Trường Sa lại tái hiện một cách rõ ràng qua lời kể của người cựu binh Gạc Ma Nguyễn Văn Thống.

Cựu binh Nguyễn Văn Thống. Ảnh: Đ.H
Cựu binh Nguyễn Văn Thống. Ảnh: Đ.H

Ký ức không thể nào quên

Cách đây 28 năm, ngày 14/3/1988, Trung Quốc bất ngờ xâm lược đảo Gạc Ma của ta. Để bảo vệ chủ quyền quốc gia, 64 chiến sĩ của ta đã anh dũng ngã xuống.Trong số 64 liệt sĩ đó, Quảng Bình có đến 13 người. Trong số 9 chiến sĩ bị địch bắt thì Quảng Bình cũng có đến 3 người. Những năm tháng ngục tù đó thực sự là khoảng thời gian không thể nào quên trong ký ức của người cựu binh như anh Nguyễn Văn Thống.

Chúng tôi gặp anh Nguyễn Văn Thống vào một ngày đầu tháng 3 khi những câu chuyện về Biển Đông vẫn đang còn nóng hổi. Đã 28 năm trôi qua nhưng dấu ấn cuộc chiến vẫn in hằn trong tâm tưởng của người cựu binh Gạc Ma này. Khi chúng tôi hỏi: “Anh vẫn còn nhớ trận đánh Gạc Ma năm nào chứ?” Anh trả lời ngay: “Nhớ chứ, trong đời lính của tôi thì đây là trận chiến mà tôi nhớ nhất. Tôi nhập ngũ tháng 8/1985, thuộc tiểu đoàn 3, trung đoàn 83, Bộ Tư lệnh Hải quân. Sáng14/3/1988, quân Trung Quốc bất ngờ tấn công lên đảo Gạc Ma. Địch muốn giật cờ và chiếm đảo của ta. Chúng chuẩn bị từ trước, chủ động tấn công, hỏa lực mạnh. Bộ đội ta tuy bất ngờ nhưng đã quyết tâm giữ lấy đảo.

Bị quân Trung Quốc bắt, hơn hai tháng ròng rã anh nằm viện trong tình trạng thập tử nhất sinh. Sau nhiều ngày vật lộn với bệnh tật, soi mình trong gương anh Thống suýt ngất vì khi không thể tin đó là mình. Khi đã bình phục hoàn toàn, anh bị đưa về trại giam ở cùng với những đồng đội khác.

Chúng tôi hỏi những ngày tháng trong trại giam, anh kể: “Khi mình vào trại giam, chúng hỏi cung nhiều lắm, nhất là chuyện trên đảo. Mình nói chẳng biết gì hết thì chúng dọa dẫm đủ thứ, nhưng anh em tinh thần vẫn vững, nhất định không hé răng nửa lời. Mình nghĩ, nếu có chết thì phải chết như một người lính”.

Mong một ngày được gặp lại đồng đội

Anh Thống (thứ hai từ phải sang) trong buổi gặp gỡ cựu binh Trường Sa.
Anh Thống (thứ hai từ phải sang) trong buổi gặp gỡ cựu binh Trường Sa.

Ba năm bị giam hãm nặng nề trôi qua, cho đến một hôm có đoàn Chữ Thập đỏ quốc tế vào thăm. Bọn cai ngục ép anh Thống và đồng đội phải nói rằng mình sang xâm lược Trung Quốc nên bị bắt, nhưng anh em ta không chịu, nói Trung Quốc xâm lược Việt Nam nên phải chống trả. Bọn chúng phải chịu thua. Sợ dư luận quốc tế, Trung Quốc cho tù binh được gửi thư về nhà nhưng chỉ được viết tối đa hai mươi lăm chữ, đại ý: “Con đang ở Trung Quốc, gia đình cứ yên tâm”.

Đến năm 1991 thì các anh được trao trả về Việt Nam. Khi về nước, nghĩ mình là thương binh nặng, chưa có vợ con, không muốn trở thành gánh nặng gia đình nên anh Thống muốn vào trại điều dưỡng sống trọn đời với anh em cùng cảnh ngộ. Nhưng khi đơn vị động viên, anh đã về với gia đình.

Ngày trở về đoàn tụ cùng gia đình của cựu binh Nguyễn Văn Thống là một ngày đầy nước mắt. Lúc này anh mới được nghe người thân kể lại những câu chuyện về mình: Vào một ngày hè năm 1988, dân làng Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình bất ngờ khi giấy báo tử anh Thống được gửi về địa phương.

Cả gia đình anh đau xót vô cùng. Làng xóm hay tin ai cũng tiếc thương cho đứa con của quê hương vốn tính hiền lành sớm phải ra đi khi tuổi còn quá trẻ. Xã Nhân Trạch tổ chức lễ truy điệu, gia đình cũng làm lễ gọi hồn anh từ biển về. Làng trên xóm dưới ai cũng đến chia buồn trong nước mắt. Tuy nhiên từ trong sâu thẳm, người thân của anh Thống vẫn hy vọng có một phép màu nào đó, anh sẽ trở về.

Nhưng đến ngày 10/11/1988, niềm hy vọng mong manh đó đã không còn. Gia đình anh khóc ngất khi nhận được biên bản kiểm kê di vật và tiền riêng của liệt sĩ, trung sĩ Nguyễn Văn Thống, gồm 1 bộ quân phục dài, một quần lót, một đôi giày và một đôi bít tất. Không còn nghi ngờ gì nữa, anh Thống chắc chắn đã hy sinh.

Nhưng rồi khoảng ba năm rưỡi sau, anh Thống đột ngột về quê bằng xương bằng thịt. Gia đình, xóm làng mừng mừng tủi tủi khi thấy anh thương tích đầy mình, mắt trái gần như đã không còn nhìn thấy. Lúc này anh đã được nhà nước công nhận là thương binh hạng 1/4.

Một năm sau đó anh Nguyễn Văn Thống lấy vợ, chị tên là Phạm Thị Thuyết. Hiện họ đã có với nhau hai mặt con và chung sống trong một căn nhà cấp 4. Trong ngôi nhà nhỏ, vợ anh hàng ngày bán gạo, bán muối cộng với số tiền từ lương thương binh của anh để giúp gia đình sống qua ngày.

Trong cuộc trò chuyện, chúng tôi có hỏi anh về tâm tư nguyện vọng của một người lính khi trở lại đời thường, anh chỉ cười giản dị: “Gia đình tôi cứ sống vậy thôi, vật chất thì biết mấy là đủ. Tôi chỉ mong một ngày được gặp lại tất cả những đồng đội từng chiến đấu bảo vệ Gạc Ma. Nói là tất cả nhưng chỉ còn 8 người, một anh bị bệnh ung thư đã mất rồi. Không biết tâm nguyện này có thành hiện thực không?”.

“Tôi còn nhớ hình ảnh cuối cùng trước khi mình gục xuống là anh Phương (anh hùng liệt sĩ Trần Văn Phương, cũng là người Quảng Bình) bị địch bắn chết. Trước lúc hy sinh anh còn nắm chặt lá cờ Tổ quốc. Sau đó tôi ngất đi, không còn biết gì nữa" – Anh Thống chia sẻ.

L.Chung – Đ.Hoàng/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Khởi tố đối tượng nổ súng để giải quyết mâu thuẫn

Khởi tố đối tượng nổ súng để giải quyết mâu thuẫn

Pháp luật - 49 phút trước

GĐXH - Công an tỉnh Cao Bằng đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra đối với Bùi Trung Kiên (SN 1998, trú tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng.

Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động

Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động

Giáo dục - 1 giờ trước

GĐXH - Nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp môn xét tuyển từ năm 2025 để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.

Bắt tạm giam 2 đối tượng tổ chức sử dụng và tàng trữ trái phép ma túy

Bắt tạm giam 2 đối tượng tổ chức sử dụng và tàng trữ trái phép ma túy

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình tuần tra, kiểm soát tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, Công an huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã phát hiện 2 đối tượng đang có hành vi tổ chức và tàng trữ trái phép chất ma túy nên đã tiến hành bắt giữ.

Khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xé Quốc kỳ

Khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xé Quốc kỳ

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Khi đi qua đoạn đường vắng, thấy người dân treo Quốc kỳ để chuẩn bị cho "Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc", do bốc đồng 2 đối tượng đã xé Quốc kỳ.

Sau 2 ngày lẩn trốn, hung thủ giết đã sa lưới

Sau 2 ngày lẩn trốn, hung thủ giết đã sa lưới

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH – Sau khi sát hại nạn nhân, Bạch bỏ trốn khỏi hiện trường gây án. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, chỉ hơn 2 ngày sau, đối tượng đã bị bắt giữ.

Hai phi công vụ rơi máy bay ở Bình Định được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc

Hai phi công vụ rơi máy bay ở Bình Định được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Thượng tá Nguyễn Hồng Quân (2 phi công trong vụ rơi máy bay ở Bình Định) được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba vì có thành tính xuất sắc trong nhiệm vụ huấn luyện bay.

Đổ thuốc trừ sâu vào nước sinh hoạt nhà hàng
 xóm

Đổ thuốc trừ sâu vào nước sinh hoạt nhà hàng xóm

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Ngày 22/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Văn Bàn (tỉnh Lào Cai) đã thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Triệu Thị Ton (SN 1976) về hành vi “giết người”.

Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Thời sự - 6 giờ trước

Nhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.

Top