Chuyện ghi ở xóm ung thư tại Sài Gòn
GiadinhNet - Ở bên hành lang Bệnh viện Ung bướu TPHCM, chúng tôi đã gặp gỡ những bệnh nhân mang trong mình căn bệnh nan y. Họ đến từ nhiều nơi, từ nhiều hoàn cảnh khác nhau nhưng giống nhau ở điểm là đều nghèo, phải gồng mình chống chọi với bệnh tật.

Mong mình “ra đi” để con bớt khổ
Xế chiều, trên chiếc ghế đá trong khuôn viên Bệnh viện Ung bướu TPHCM, cụ Nguyễn Thị Hưởng (73 tuổi) ngồi buồn thiu, nhìn cây xà cừ trút lá. Bình thường, nhiều người thấy cảnh lá rơi, thường vẩn vơ lo nghĩ đến chuyện sinh- tử của cuộc đời, nhưng cụ Hưởng chỉ ước mình được “rơi ngọt” như chiếc lá vàng kia, để mình và con trai bớt khổ!
Người phụ nữ sống cả đời ở xứ biển Nha Trang này đã quá tuổi thất thập, tưởng vui tuổi già thêm ít năm cùng con cháu với cuộc sống nghèo khó quen thuộc nhưng chẳng được. Cụ Hưởng được phát hiện mắc chứng ung thư buồng trứng. Dù nghèo, nhưng con trai cụ, anh Võ Văn Nam cũng ráng vay mượn, gói ghém hành lý đưa mẹ già vào Sài Gòn, đến Bệnh viện Ung bướu để điều trị tới đâu hay tới đó. Cụ Hưởng vừa thực hiện xong đợt hóa trị lần thứ nhất, theo lịch điều trị thì 15 ngày sau mới tới đợt hóa trị lần hai. Về quê thì quá tốn kém, vậy là hai mẹ con cụ đành tá túc luôn trong khuôn viên bệnh viện.
Anh Nam (con cụ Hưởng) tâm sự, nếu đưa mẹ về thì tốn kém lắm, không chịu nổi “phải để dành tiền lo thuốc men thôi, đi lại kiểu đó bất tiện trăm bề…”. Ở thì “miễn phí”, thế còn chuyện ăn uống ra sao, ở Sài Gòn đắt đỏ lắm? Con trai cụ Hưởng vội xua tay: “Hổng có tốn tiền đâu, cứ sống nhờ cơm cháo từ thiện suốt tuần luôn, trừ Chủ nhật thôi”.
Đúng là như vậy. Từ trước tới nay, chuyện lo cơm miễn phí giúp bệnh nhân nghèo, thân nhân thăm nuôi người bệnh ở Bệnh viện Ung bướu không còn là chuyện mới. Có khá nhiều đơn vị, tổ chức, các nhà hảo tâm quyên góp, tổ chức nấu cơm, cháo miễn phí giúp bệnh nhân nghèo. Theo lời anh Nam, có rất nhiều đơn vị thiện nguyện nên lịch phát cơm, cháo mới kín gần hết tuần như vậy.
“Tôi cũng tham gia phụ phát cơm 2 buổi/ngày để mẹ con mình ăn cơm của người ta đỡ áy náy. Mỗi buổi phát cơm cháo từ thiện khoảng 300- 500 suất. Người nghèo như chúng tôi biết ơn các nhà hảo tâm lắm. Nếu không có họ, không biết chúng tôi có gắng gượng nổi không?”, anh Nam bộc bạch.
Là bệnh viện chuyên khám- điều trị ung thư tuyến cuối ở phía Nam nên bệnh nhân, thân nhân từ các tỉnh, thành tập trung đông về đây là điều dễ hiểu. Theo chia sẻ của BS Đặng Huy Quốc Thịnh, Phó Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TPHCM, hiện đơn vị này chỉ có 644 giường nội trú nhưng đang điều trị nội trú cho hơn 1.400 bệnh nhân, chưa kể 11.000 bệnh nhân ngoại trú. Được xây dựng trên tổng diện tích 2ha nhưng bệnh viện gần như không đủ hành lang để bệnh nhân ngoại trú và thân nhân của họ “tạm cư” trong quá trình điều trị.
Ăn cơm bụi, ngủ phòng bèo

Không phải ai cũng may mắn được ăn, ngủ miễn phí trong quá trình điều trị bệnh ung thư. Lựa chọn của nhiều người là tìm đến “xóm trọ ung thư” với hàng trăm “cư dân” đang tá túc. Ở đây khá tiện vì chỉ cách bệnh viện vài bước chân.
Xung quanh Bệnh viện Ung bướu TPHCM có nhiều hẻm nhỏ, gần như chuyện mưu sinh của cư dân các con hẻm này gắn chặt với bệnh nhân ung thư. Hàng trăm phòng trọ lớn, nhỏ hình thành từ khi bệnh viện ra đời từ năm 1985.
Ở xóm trọ này, một chiếc ghế vải qua đêm trong gian phòng chật chội, thậm chí là lối đi của một căn nhà cũng có giá 30.000 đồng/đêm. Nếu ngủ giường thì phải trả từ 80.000-150.000 đồng. Bất kỳ ai lạc bước vào xóm trọ ung thư ngó nghiêng là y như rằng có người hỏi ngay: “Tìm phòng trọ hả anh chị? Giá phòng thế này, thế này…”.
Mẹ con chị Nguyễn Tường Lan (quê ở Tiền Giang), rời “nhóm hành lang” vào xóm trọ ung thư đã hơn ba tháng. Chị Lan cũng bị ung thư buồng trứng phải hóa trị. Con trai chị Lan ngủ cùng nhà trọ với mẹ nhưng tiêu chuẩn chỉ nằm ghế vải, chị Lan thì chung giường với người khác. Tổng chi phí cho hai mẹ con hết 110.000 đồng/đêm.
“Ra phòng trọ thì mẹ em ngủ được hơn nên cũng khỏe ra. Có điều chuyện ăn uống cũng tốn vì ra đây rồi mà còn “nhào vô” trong bệnh viện xin cơm từ thiện thì kỳ quá nên mẹ con bàn với nhau ăn cơm bụi. Một ngày ăn uống tằn tiện cũng hết 50.000-60.000 đồng. Tình trạng này kéo dài thì không biết ra sao nữa anh à?”, con trai chị Lan chia sẻ.
Mong cơ sở 2 sớm hoàn thành
Nhằm giải quyết tình trạng quá tải nhiều năm qua tại Bệnh viện Ung bướu TPHCM, Chính phủ, Bộ Y tế và UBND TPHCM đã quyết định khởi công xây dựng Bệnh viện Ung bướu cơ sở 2 tại phường Tân Phú, Q.9, TPHCM có sức chứa 1.000 giường với tổng vốn đầu tư hơn 5.800 tỷ đồng.
Ông Hứa Ngọc Thuận - Phó Chủ tịch UBND TPHCM cho hay: “Bệnh viện Ung bướu cơ sở 2 (TPHCM) với trang thiết bị hiện đại, hoàn chỉnh, khi đưa vào hoạt động sẽ đáp ứng tốt hơn công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc bảo vệ sức khỏe người dân, đồng thời giảm áp lực quá tải cho các bệnh viện phía Nam…”.
Đỗ Bá/Báo Gia đình & Xã hội

Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn cứu thành công sản phụ sinh non, nguy kịch
Y tế - 6 giờ trướcGĐXH - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn vừa cấp cứu sản phụ sinh non, nguy kịch do sau đẻ, rau không bong và xuất hiện tình trạng chảy máu nhiều, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng.

Cục Quản lý Dược chỉ cách người dân tự nhận biết thuốc giả, thuốc thật
Y tế - 21 giờ trướcLãnh đạo Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa cho biết, người dân, doanh nghiệp có thể tự tra cứu sản phẩm thuốc tân dược qua Cổng dịch vụ công: https://dichvucong.dav.gov.vn/congbothuoc.

Đặt thành công máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100
Y tế - 22 giờ trướcBệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công hai ca đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100.

Hà Nội: Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở bụi chuối, trên người nhiều vết xước và côn trùng đốt
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Ngay khi phát hiện, người dân địa phương đã đưa trẻ vào trạm y tế trong tình trạng tỉnh, khóc to, hạ nhiệt độ, trên người nhiều vết trầy xước và côn trùng đốt, rốn còn tươi.

Bị kỳ thị về ngoại hình, người phụ nữ rơi vào trầm cảm
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Cân nặng "quá khổ" không chỉ gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày mà còn khiến D luôn tự ti vì bị kỳ thị về ngoại hình, thậm chí có ý nghĩ tự tử.

Hiếm gặp: Phát hiện ký sinh trùng dài gần 10cm trong mắt của bệnh nhân nữ
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nếu bệnh nhân không được phát hiện và xử trí kịp thời, ký sinh trùng có thể gây viêm nhiễm kéo dài, tổn thương giác mạc, suy giảm thị lực, thậm chí dẫn đến mù lòa.

Mắc tay chân miệng, bé gái 14 tháng tuổi ở Hà Nội phải lọc máu liên tục
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhi được đưa đến viện trong tình trạng có nhiều vết loét trong vòm họng, nốt phỏng nước rải rác vùng mông kèm tình trạng suy hô hấp, suy tuần hoàn.

Người đàn ông 49 tuổi nguy kịch, tiên lượng tử vong sau khi ăn lòng lợn
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Sau 1 tuần ăn lòng lợn, ông L. đột ngột sốt cao tới 40 độ C, rét run, đau bụng dữ dội, đi ngoài phân lỏng 8 lần trong ngày, nhức mỏi toàn thân, huyết áp tụt mạnh.

Bộ Y tế vào cuộc vụ sản phụ tử vong sau sinh mổ lần 3 ở Hải Phòng
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Ngày 13/4, Cục Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Sở Y tế thành phố Hải Phòng về việc xác minh và báo cáo trường hợp sự cố y khoa đối với bà LTC tại BVĐK huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng.

'Sửa chữa' từ trong bào thai cho thai nhi bị cạn ối hoàn toàn, giãn đài bể thận hai bên
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ nghi ngờ thai nhi bị tắc nghẽn đường tiết niệu dưới – một bất thường có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng thận và sự phát triển của thai nhi.

Người đàn ông 49 tuổi nguy kịch, tiên lượng tử vong sau khi ăn lòng lợn
Y tếGĐXH - Sau 1 tuần ăn lòng lợn, ông L. đột ngột sốt cao tới 40 độ C, rét run, đau bụng dữ dội, đi ngoài phân lỏng 8 lần trong ngày, nhức mỏi toàn thân, huyết áp tụt mạnh.