Chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo việc các bà mẹ 'hại' con khi dùng sai thực phẩm chức năng tăng chiều cao
Mong muốn con mình cao lớn, khỏe mạnh là mong muốn chính đáng. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ bị lôi cuốn bởi thông tin quảng cáo về các loại thực phẩm chức năng giúp tăng chiều cao nên đã tìm mua cho con uống. Điều này có thực sự tốt?
Giải đáp cho câu hỏi này, PGS. TS Nguyễn Xuân Ninh, Phó Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam cho biết: Nhiều bà mẹ không nắm được chiều cao của con mình hiện tại so với quy định chuẩn chung mà chỉ đua theo những thông tin nghe nói. Rất nhiều trường hợp khi tới khám và đối chiếu với các chỉ số quy định thì đứa trẻ hoàn toàn phát triển bình thường cả về cân nặng và chiều cao theo đúng chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới quy định.

PGS. TS Nguyễn Xuân Ninh, Phó Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam
Dưới đây là khuyến cáo về bổ sung canxi thế nào cho đúng của PGS. TS Nguyễn Xuân Ninh.
1. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao ở trẻ
Các yếu tố ảnh hưởng tới chiều cao của trẻ: di truyền, dinh dưỡng, tập luyện thể thao, giấc ngủ, bệnh tật...
Yếu tố di truyền: Yếu tố di truyền sẽ phụ thuộc vào từng độ tuổi của trẻ. Ở những năm đầu đời, yếu tố di truyền sẽ ảnh hưởng ít nhưng càng những năm về sau khi trẻ ở tuổi dậy thì và trưởng thành thì yếu tố di truyền sẽ ảnh hưởng nhiều.
Hiện giờ có nhiều sản phẩm quảng cáo nếu sử dụng mỗi tháng trẻ sẽ cao lên từ 1 tới 5cm là "nói quá". Bởi bình quân, ở những trẻ 1 tới 2 tuổi mỗi tháng có thể cao từ 1 tới 2cm. Tuy nhiên, tới tuổi học sinh tốc độ tăng trưởng chiều cao sẽ không được như vậy và chậm lại. Tới tuổi dậy thì, chiều cao của trẻ lại phát triển nhanh chóng. Vậy nên, nhiều thực phẩm chức năng hiện nay quảng cáo mập mờ tăng cao từ 1 tới 5cm mỗi tháng sẽ làm cho mọi người hiểu lầm.
Yếu tố dinh dưỡng: Trong 5 năm đầu đời và tuổi tiền dậy thì, yếu tố dinh dưỡng có tác động rất mạnh đối với chiều cao của trẻ.

Theo các nghiên cứu, tiềm năng di truyền của thanh niên Việt Nam có thể cao tới 1m75 hoặc 1m8. Chiều cao này không chênh lệch nhiều so với thanh niên châu Âu hoặc châu Mỹ. Vì vậy, nếu có một chế độ dinh dưỡng phù hợp từ khi mẹ mang bầu để sinh ra một em bé khỏe mạnh thì đó đã là một cơ sở quan trọng. Sau đó, những năm đầu đời, được nuôi dưỡng đầy đủ khoa học các chất dinh dưỡng thì trẻ sẽ có sự phát triển rất tốt về chiều cao, cân nặng cũng như có sức đề kháng tốt.
Như vậy, thực hiện một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ lượng và đủ chất bằng những thức ăn thông thường là trẻ có thể phát triển chiều cao bình thường. Muốn phát triển chiều cao tốt còn phụ thuộc vào yếu tố di truyền. Tuy nhiên, yếu tố di truyền chỉ quyết định khoảng 20% còn lại 80% sẽ phụ thuộc vào yếu tố dinh dưỡng, luyện tập thể thao, giấc ngủ.
2. Hậu quả của việc thừa canxi
Nhiều sản phẩm tăng trưởng chiều cao hiện nay được quảng cáo gồm các thành phần bổ sung vitamin và chất khoáng, canxi, vitamin D, sắt, kẽm, vitamin K2, đạm, protein... Tuy nhiên, tất cả các yếu tố này chỉ có tính chất giúp bổ sung thiếu hụt trong khẩu phần ăn hằng ngày.
Nếu lạm dụng các thuốc hoặc thực phẩm chức năng tăng trưởng chiều cao sẽ dẫn tới tình trạng dư thừa dưỡng chất. Thừa canxi, vitamin D sẽ dẫn tới ức chế hấp thu các vitamin và chất khoáng khác. Đặc biệt những vitamin hòa tan trong dầu như: vitamin B, vitamin K khi thừa sẽ tích tụ lại dẫn tới ngộ độc cho trẻ. Thường gặp nhất là những vấn đề về thần kinh, căng thẳng, mất ngủ, ăn không ngon, rối loạn tiêu hóa, thậm chí ảnh hưởng ngược lại với chiều cao của trẻ.
Lượng canxi quy định cho từng lứa tuổi:
Trẻ dưới 6 tháng tuổi: 300mg canxi/ngày
Trẻ từ 7 tới 12 tháng tuổi: 400mg canxi/ngày
Trẻ từ 1 tới 3 tuổi: 500 mg canxi/ngày
Trẻ từ 4 tới 6 tuổi: 600 mg canxi/ngày
Trẻ từ 7 tới 9 tuổi: 700 mg canxi/ngày
Trẻ từ 11 tới 9 tuổi: 1000 mg canxi/ngày
Trẻ lớn hơn 11 tuổi: 1200 mg canxi/ngày
Việc lạm dụng, dùng sai cách các loại thực phẩm chức năng để phát triển chiều cao có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ. Canxi là chất quan trọng, đóng vai trò hình thành và phát triển hệ xương, hệ thần kinh, cơ bắp. Cơ thể trẻ chỉ có thể tiếp nhận một lượng canxi nhất định để phát triển hoàn thiện bộ xương. Khi bổ sung quá nhiều, canxi sẽ dư thừa trong máu và đi vào xương khiến xương cứng sớm dẫn tới tình trạng trẻ bị hạn chế phát triển chiều cao.
Việc thừa canxi còn ảnh hưởng tới nhiều mặt đối với sự phát triển sức khỏe của trẻ. Thừa canxi ở nếu ở thể nhẹ, sẽ khiến trẻ biếng ăn, buồn nôn, nặng sẽ bị rối loạn tiêu hóa, sỏi thận, cường giáp, các bệnh tim mạch. Biến chứng do thừa canxi xảy ra khi dùng quá 2.000mg canxi kèm với hơn 1.000 đơn vị vitamin D ở bé dưới 1 tuổi.

Chỉ cần thực hiện chế độ ăn uống phù hợp, không phải dùng thuốc hay bất kể loại thực phẩm chức năng nào để kích thích chiều cao thì đứa trẻ sẽ vẫn phát triển tốt.
3. Thực phẩm tốt cho phát triển chiều cao
Chỉ cần thực hiện chế độ ăn uống phù hợp, đầy đủ chất dinh dưỡng, không phải dùng thuốc hay bất kể loại thực phẩm chức năng nào để kích thích chiều cao thì đứa trẻ sẽ vẫn phát triển tốt.
Những thực phẩm ưu tiên phát triển chiều cao là những thực phẩm giàu chất đạm và protein, canxi, vitamin D, vitamin K2 như: thịt, trứng, tôm, cua, cá, sữa, các chế phẩm từ sữa, rau xanh, củ, quả...
Các bà mẹ nếu lo lắng về chiều cao, cân nặng của trẻ thì cần cho con tới khám chuyên khoa dinh dưỡng tại các cơ sở y tế để các nhà chuyên môn đánh giá về mức độ phát triển của trẻ có bình thường hay không, cần thiết phải bổ sung gì cho trẻ.
Tuyệt đối không nên chạy theo những quảng cáo rầm rộ, nhất là trên những trang thông tin không chính thống bởi không ít thông tin quảng cáo thiên lệch có thể không phù hợp và không an toàn với tình trạng sức khỏe của con bạn.

Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Đi khám vì có dấu hiệu đau đầu âm ỉ, bệnh nhân được chẩn đoán xác định một loạt bệnh lý nguy hiểm gồm nhồi máu não cấp vùng chẩm trái, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Polyp dạ dày thường lành tính nhưng trong một số trường hợp có thể tiến triển thành ung thư nếu không được phát hiện sớm và theo dõi định kỳ.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặpGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...