Chuyên gia y tế hướng dẫn cách sử dụng nước muối sinh lý
GiadinhNet - Nước muối sinh lý vốn được nhiều người lựa chọn để rửa mắt, mũi, súc họng... vì cho rằng chúng không có tác dụng phụ. Các chuyên gia y tế lại cho rằng, nước muối sinh lý không thể dùng tùy tiện và càng không thể dùng càng nhiều càng tốt như mọi người nghĩ.

Sản xuất nước muối sinh lý cần nghiêm ngặt
Những ngày gần đây, dư luận xôn xao trước thông tin vài cơ sở sản xuất nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9% bị nghi sản xuất sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Vụ việc đã gây hoang mang dư luận, nhất là với các gia đình có con nhỏ.
Trước đó, lực lượng chức năng TP HCM đã phát hiện một cơ sở sản xuất nước muối sát khuẩn này ở ấp Tiền Lân, xã Bà Điểm (huyện Hóc Môn) không đảm bảo an toàn. Tại đây, hàng ngàn thùng nước muối thành phẩm đã đóng xong. Nhân viên làm việc không có bảo hộ cần lao, bít tất, găng tay... Nền nhà xưởng bề bộn nước chảy, đất cát, trông rất bẩn. Trong phòng pha chế, công cụ để lẫn lộn đủ thứ. Đáng nói bồn đựng nước natri clorid phèn bám vàng khè, cạnh đó là thùng chứa cồn to.
Sở Y tế TP HCM cũng đã có công văn chỉ đạo phòng y tế 24 huyện, thị xã trên khu vực thành phố về rà soát các sản phẩm: Natri clorid 0,9% (nước muối sinh lý), cồn 70 độ, cồn 90 độ, ô xy già... đang lưu hành trên thị trường nhưng tính pháp lý không rõ ràng. Đồng thời chỉ đạo các bệnh viện ngưng ngay việc sử dụng các sản phẩm tiêu dùng ngoài không mang số đăng ký theo quy định do Cục Quản lý Dược cấp.
Trao đổi với PV Báo Gia đình &Xã hội, PGS.TS Nguyễn Hữu Đức, Trường Đại học Y Dược TPHCM cho biết, nước muối sinh lý (Natri Clorid) được pha chế theo tỷ lệ 0,9%, tức 1 lít nước với 9 gam muối tinh khiết, là dung dịch đẳng trương có áp suất thẩm thấu xấp xỉ với dịch trong cơ thể người. Nước muối sinh lý thường được dùng cho mọi lứa tuổi để rửa mắt, mũi, súc miệng…
Để sản xuất nước muối sinh lý cần đảm bảo quy trình sản xuất rất khắt khe với một dây chuyền vô trùng, đặc biệt là với nước muối sinh lý sản xuất để nhỏ mắt hay tiêm truyền. Các chuyên gia sẽ phải tính toán sao cho hàm lượng tương đương với nồng độ của dịch cơ thể con người trong tình trạng hoạt động sinh lý bình thường.
Với việc sản xuất theo thủ công như trên rất có hại nếu người sử dụng phải sản phẩm. Khi nước muối sinh lý không đảm bảo mà nhỏ mắt có thể bị nhiễm khuẩn gây hại cho mắt, nhỏ mũi gây nhiễm trùng dù trước đó bạn có thể không bị… Tốt nhất khi muốn sử dụng nước muối sinh lý, mọi người nên đến các hiệu thuốc uy tín mua và cần xem có được cấp số đăng ký lưu hành không.
TS Vật lý Nguyễn Văn Khải cũng cho rằng, để khẳng định nước muối sinh lý sản xuất có đảm bảo không phải xem cơ sở đó có dùng nước sạch hay nước bẩn, muối có độ sạch như thế nào để sản xuất và nơi sản xuất đó có đảm bảo điều kiện vệ sinh hay không. Với điều kiện sản xuất như ở cơ sở TP HCM là không chấp nhận được. Chưa kể nếu dùng nước bẩn chưa qua xử lý sản xuất sẽ chứa nhiều tạp chất, vi khuẩn. Nồng độ nước muối không phù hợp có thể gây hại như khi rửa mũi làm tổn thương niêm mạc mũi, giảm khả năng tự miễn dịch của mũi…
Hơn nữa, nước muối sinh lý không tiêu diệt được vi khuẩn như mọi người nghĩ. Mục đích của việc dùng NaCl 0,9% chỉ có tác dụng làm sạch vết thương, loại bỏ chất bẩn. Nếu muốn sát khuẩn, bác sĩ sẽ cho dùng dung dịch sát khuẩn kèm theo hoặc không có thể không. Vì vậy, mọi người không nên lạm dụng để tránh tác dụng ngược với sức khỏe.
Không dùng tùy tiện
PGS.TS Nguyễn Hữu Đức cho biết, không phải cứ gọi là nước muối sinh lý là có thể dùng tùy tiện mà phải dùng loại đúng chỉ định. Nước muối sinh lý có 3 loại: Loại để tiêm truyền, loại để nhỏ mắt và loại để nhỏ mũi, súc miệng, rửa vết thương. Trên các chai NaCl 09% đều có ghi rõ chỉ định dùng.
Hiện nhiều người vẫn có thói quen mua loại chai to, thường là 500ml về dùng chung cho việc rửa mắt, miệng, mũi, thậm chí dùng cho cả trẻ sơ sinh. Có người còn tự pha chế nước muối sinh lý tại nhà để dùng. Điều này là rất sai lầm.
Chẳng hạn, khi cần nhỏ mắt bằng dung dịch nước muối sinh lý cần dùng loại nước muối do các công ty dược sản xuất dùng riêng cho mắt, bên ngoài nhãn của lọ thuốc có hình con mắt, thường đóng lọ 10ml. Pha nước muối tại nhà không thể kiểm soát được nồng độ muối, nếu đồng độ NaCl quá cao vượt mức cho phép không đạt độ đẳng trương dễ hại mắt. Hơn nữa, các loại nước sinh hoạt hằng ngày chưa được được xử lí hoặc các loại nước máy có chứa nhiều các kim loại nặng, các chất khử như Clo dùng chúng để pha nước muối sẽ bị nhiễm khuẩn gây hại cho mắt.
Mọi người cũng không thể dùng thuốc nhỏ mũi, nhỏ tai NaCl 0,9% để nhỏ mắt vì thuốc nhỏ mắt được bào chế trong điểu kiện riêng tuyệt đối vô trùng và đẳng trương như thuốc tiêm. Chỉ nên dùng khi trẻ có dấu hiệu viêm nhiễm, đổ dử vàng, đau mắt. Khi mắt bình thường mà lạm dụng nhỏ nước muối sinh lý có thể khiến cho mắt bị khô, viêm giác mạc…
Trong những ngày thời tiết nắng nóng hiện nay nhiều trẻ dễ mắc các bệnh về mũi họng. Để giúp trẻ “khơi thông” mũi họng, nhiều cha mẹ mua nước muối sinh lý về rửa. Không ít người còn dùng nhiều lần trong ngày như một liệu pháp để phòng bệnh. Các chuyên gia khuyến cáo, nếu mũi hoàn toàn trong trạng thái bình thường không nên sử dụng nước muối rửa mũi thường xuyên. Bởi vì trong mũi, họng đều có một lượng dịch tự nhiên đủ để bôi trơn niêm mạc có tác dụng ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn và bụi bẩn.
Việc làm này vô tình làm mất đi lớp thảm nhầy bảo vệ mũi vốn có, chức năng bảo vệ mũi của lớp thảm này và gây tổn thương niêm mạc mũi. Từ đó, mũi dễ viêm hơn. Có thể sử dụng nước muối sinh lý một lần mỗi tuần, đặc biệt là khi làm việc hoặc đi lại ở những vùng nhiều bụi bặm.
Trẻ bị các bệnh về mũi họng có thể dùng NaCl 0,9% để rửa nhưng phải theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng. Trẻ có dấu hiệu chảy nước mũi, ho hắt hơi có thể nhỏ 1-2 giọt NaCl 0,9% sau đó yêu cầu trẻ xì mũi thật mạnh để làm sạch. Trẻ dưới một tuổi mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi để hút đờm trong mũi hoặc làm bấc sâu kèn lấy nước mũi.
Phương Thuận

Bé sơ sinh nguy kịch vì mắc virus thường lây qua nụ hôn
Mẹ và bé - 8 giờ trướcGĐXH - Đường lây của virus này qua giọt bắn, tiếp xúc trực tiếp như ăn uống, nói chuyện, hôn trẻ, hoặc sờ nắm vào các bề mặt RSV trú ngụ.

Điều hối tiếc nhất của nhiều người trước khi qua đời
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcNhiều người thường hối tiếc vì không sống như mình mong muốn, không dành nhiều thời gian cho gia đình. Họ cũng lo lắng khi bỏ lại người thân.

Hà Nội: Thuốc điều trị đau mắt đỏ không khan hiếm nhưng giá bán có dấu hiệu đắt đỏ
Y tế - 11 giờ trướcGĐXH - Trong khi trước đây, thuốc điều trị đau mắt đỏ có giá dao động từ 20.000 – 45.000 đồng/sản phẩm, tuy nhiên, khi số ca đau mắt đỏ tăng dần, mặt hàng thuốc dành riêng cho mắt cũng có dấu hiệu tăng.

Bật đèn kiểm tra gas rò rỉ trong khách sạn, người đàn ông bị nổ tử vong
Y tế - 11 giờ trướcSau tai nạn nổ khí gas trong khách sạn, dù đã được các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy dùng mọi cách điều trị, kích tim để cứu sống một lần nhưng cuối cùng, bệnh nhân vẫn không qua khỏi.

7 nhóm thực phẩm mẹ bầu nên ăn để sinh con khoẻ đẹp, thông minh
Mẹ và bé - 12 giờ trướcGĐXH - Rất nhiều bằng chứng khoa học cho thấy chế độ ăn uống của bà bầu ảnh hưởng đến sự phát triển trí não thai nhi.

2 thói quen dễ khiến ký sinh trùng "đục rỗng" gan, nhiều người mắc
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcThói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh có thể khiến gan bị phá huỷ và dẫn đến những tổn thương khó phục hồi...

6 loại thực phẩm mẹ bầu nên ăn để con khỏe mạnh
Sống khỏe - 16 giờ trướcGĐXH - Mẹ bầu cần duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng trong thời kỳ mang thai để giúp mẹ và bé khỏe mạnh. Dưới đây là 6 loại thực phẩm mẹ bầu nên ăn để giúp con lớn khoẻ ngay từ trong bụng mẹ.

5 thực phẩm nấu chín để qua đêm sinh độc tố, 'âm thầm' gây bệnh mãn tính, người Việt nên mạnh tay vứt bỏ
Sống khỏe - 16 giờ trướcGĐXH - Một số thức ăn để qua đêm có thể làm biến chất, mất chất, thậm chí còn có thể gây ngộ độc hoặc tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư...

Loại quả được người Nhật gọi là 'trường sinh' nhưng 4 nhóm người nên thận trọng khi ăn
Sống khỏe - 19 giờ trướcTheo lý thuyết của y học cổ truyền Trung Quốc, loại quả này được coi là có tác dụng tăng cường lá lách, dạ dày, bổ sung khí và thúc đẩy đại tiện.

Từ 2 ca đậu mùa khỉ mới phát hiện, cần biết 4 điều sau để giảm nguy cơ lây nhiễm
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcNước ta vừa ghi nhận 2 ca mắc đậu mùa khỉ trú tại tỉnh Đồng Nai và Bình Dương. Đậu mùa khỉ là một bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người qua tiếp xúc gần, do đó, việc phòng bệnh là vô cùng quan trọng. Bài viết dưới đây giúp độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này.

5 thực phẩm nấu chín để qua đêm sinh độc tố, 'âm thầm' gây bệnh mãn tính, người Việt nên mạnh tay vứt bỏ
Sống khỏeGĐXH - Một số thức ăn để qua đêm có thể làm biến chất, mất chất, thậm chí còn có thể gây ngộ độc hoặc tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư...