Chuyên gia y tế Việt Nam hỗ trợ kiểm soát dịch COVID-19 hiệu quả tại Lào
GiadinhNet - Từ kinh nghiệm phòng, chống dịch tại Việt Nam và qua quá trình khảo sát thực tế, Đoàn chuyên gia y tế của Việt Nam đã đưa ra những nhận định quan trọng về các nguy cơ có thể dẫn đến lây nhiễm chéo và tái bùng phát dịch COVID-19 tại các địa phương được khảo sát, từ đó, kịp thời có các đề xuất để tiếp tục tăng cường bảo đảm phòng chống dịch tại Lào.
Với thời gian hoạt động gần 1 tháng tại Lào, Đoàn chuyên gia y tế Việt Nam đã trực tiếp đi thực tế và khảo sát ở 3 địa bàn chủ yếu là tỉnh Champasak (11-15/5), tỉnh Savannakhet (16-19/5) và tại thủ đô Viêng Chăn (20/5-22/5), Đoàn đã thăm và khảo sát công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại các làng/xã có tỷ lệ người mắc COVID-19 cao; các cơ sở cách ly tập trung; đơn vị xét nghiệm; bệnh viện dã chiến; bệnh viện đa khoa các tỉnh; trạm y tế xã và quầy thuốc tư nhân.
Đoàn cũng trực tiếp tham gia hội chẩn, can thiệp điều trị một số ca bệnh COVID-19 nặng với bác sĩ của các bệnh viện tại các địa phương; tổ chức hội thảo tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm phòng chống dịch; chẩn đoán điều trị và kiểm soát nhiễm khuẩn… Đoàn công tác cũng đã hỗ trợ phía Lào khảo sát, đánh giá tình hình và hướng dẫn các giải pháp kiểm soát, dập dịch, quản lý ca bệnh, công tác quản trị điều hành, bảo đảm vệ sinh tại các cơ sở điều trị cho người bệnh COVID-19...

Đoàn chuyên gia y tế của Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm phòng, chống dịch tại Lào
Từ kinh nghiệm phòng, chống dịch tại Việt Nam và qua quá trình khảo sát thực tế, Đoàn chuyên gia y tế đã đưa ra những nhận định quan trọng về các nguy cơ có thể dẫn đến lây nhiễm chéo và tái bùng phát dịch COVID-19 tại các địa phương đã được khảo sát và kịp thời có các đề xuất để tiếp tục tăng cường bảo đảm phòng chống dịch tại Lào.
Theo đó, Đoàn chuyên gia y tế Việt Nam đã đề xuất với nước bạn Lào cần xây dựng kịch bản ứng phó với các cấp độ dịch phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội và năng lực đáp ứng y tế từng vùng. Thiết lập tổ chuyên gia giúp việc phục vụ Ban chỉ đạo Quốc gia thu thập các thông tin đa ngành đa lĩnh vực một cách chính xác, đầy đủ và tin cậy để có được thông tin và bằng chứng phong phú nhất phục vụ việc ra quyết định can thiệp cộng đồng phù hợp.
Ngoài ra, đối với vấn đề nâng cao năng lực thu dung, quản lý điều trị COVID-19, Đoàn chuyên gia y tế cũng đề xuất cần thống nhất thực hiện hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19, bổ sung chỉ định cận lâm sàng khi nhập viện. Về năng lực chuyên môn, có thể nói hiện tại mới chỉ có thể dừng lại ở mức độ cấp cứu cơ bản, kiểm soát hô hấp bằng thở máy xâm nhập, nhưng chưa có những can thiệp ở mức sâu hơn với các tình trạng nặng như viêm phổi ARDS, cơn bão Cytokine. Có kế hoạch chung về thu dung, quản lý điều trị, cấp cứu COVID-19 chung của quốc gia và hướng dẫn các địa phương thống nhất lên kế hoạch theo các cấp độ dịch.
Đặc biệt cần đẩy mạnh công tác truyền thông các biện pháp phòng chống COVID-19 nâng cao sự tham gia của cộng đồng vào công tác phòng chống dịch, có các hướng dẫn quốc gia cần đi kèm với các thông điệp truyền thông và chiến lược truyền thông phù hợp.
Chia sẻ về tình hình thực tế tại Lào và những nguy cơ đối với công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại đất nước bạn, TS.BS Vương Ánh Dương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế - Trưởng Đoàn công tác cho biết: Nhìn chung, công tác phòng, chống dịch COVID-19 từ Trung ương đến địa phương của Lào đã và đang thực hiện quyết liệt, huy động được sự vào cuộc đồng bộ hệ thống chính trị, các ban, ngành và chính quyền địa phương; Công tác chỉ đạo điều hành đồng bộ, xuyên suốt; Phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các đơn vị, bảo đảm lồng ghép chặt chẽ và nghiêm ngặt trong quản lý điều trị ca bệnh COVID-19; Các đơn vị được phân công nhiệm vụ đang thực hiện nghiêm túc và hiệu quả.
Tuy nhiên, TS.BS Vương Ánh Dương cho biết thêm, qua thực tế khảo sát tại các địa phương những nguy cơ lây nhiễm chéo và tái bình phát dịch COVID-19 vẫn còn, đó là: Nguy cơ có thể từ các ca bệnh tại cộng đồng chưa truy vết, lấy mẫu và cách ly đầy đủ và chưa tuân thủ nghiêm ngặt quy định cách ly tại nhà; hoặc những người tiếp xúc gần chưa được thông tin về ca bệnh dương tính, hoặc không tự nguyện đi làm xét nghiệm. Nguy cơ lây nhiễm trong khu cách ly do điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế; nguy cơ lây nhiễm chéo trong bệnh viện như việc sàng lọc người ra vào bệnh viện chưa thống nhất, triệt để...
Đoàn chuyên gia y tế Việt Nam cũng đề xuất, Lào cần chủ động triển khai các giải pháp để rút ngắn thời gian điều tra truy vết các trường hợp tiếp xúc gần với ca bệnh COVID-19, chủ động, thần tốc truy vết, thần tốc lấy mẫu, thần tốc xét nghiệm, thần tốc đáp ứng cách ly và điều trị. Nâng cao năng lực xét nghiệm, tăng số máy và mở rộng số lượng các cơ sở có khả năng xét nghiệm SARS-CoV-2. Thiết lập phòng xét nghiệm di động tại vùng dịch để tăng cường năng lực xét nghiệm đáp ứng kịp thời công tác phòng chống dịch COVID-19.
Sự hỗ trợ hiệu quả kịp thời của Đoàn chuyên gia y tế Việt Nam đã góp phần quan trọng hỗ trợ CHDCND Lào từng bước kiểm soát dịch COVID-19. Những bài chia sẻ, bài học kinh nghiệm của Đoàn công tác đã được phía CHDCND Lào đánh giá cao, thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó hơn nữa giữa hai dân tộc dù trong hoàn cảnh, khó khăn nào cũng luôn kề vai, sát cánh, hỗ trợ nhau để không ngừng phát triển.
Phạm Hằng

Bé 1 tháng tuổi suýt mất mạng vì bố mẹ tự chữa bệnh tiêu chảy cho con theo "bài thuốc dân gian truyền miệng"
Y tế - 5 giờ trướcMay mắn, bé đã được đưa đến bệnh viện kịp thời, sau khi được xử trí cấp cứu, dùng thuốc giải độc đặc hiệu và theo dõi sát, tình trạng bé đã dần ổn định.

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục
Y tế - 1 ngày trướcMột nam thanh niên phải nhập viện cấp cứu vì khó thở nghiêm trọng sau khi bị lừa ra nước ngoài qua mạng, nơi anh liên tục chịu tra tấn thể xác, thậm chí bị chích điện.

Ba mẹ con cùng mắc ung thư
Y tế - 1 ngày trướcBa mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này
Y tế - 6 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan giai đoạn F4 – giai đoạn nặng. Cùng lúc, ông được chẩn đoán thêm đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm
Y tế - 1 tuần trướcGĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện dị vật đã ăn sâu và dính chắc vào niêm mạc âm đạo của bệnh nhi, rất khó lấy ra bằng kỹ thuật thông thường.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tế - 1 tuần trướcGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật
Y tế - 1 tuần trướcMáy bay vừa cất cánh, một bé gái bất ngờ co giật, tím tái nhưng đã được các bác sĩ có mặt trên chuyến bay hỗ trợ cấp cứu thành công.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.