Chuyện ít biết về cô đỡ giữa đại ngàn
Hơn 8 năm qua, các “cô đỡ thôn bản” vùng sâu Tây Nguyên đã không quản ngại nắng mưa, đêm ngày băng rừng lội suối tới từng nhà tư vấn, chăm sóc thai phụ, góp phần xóa bỏ tập tục sinh con tại nhà, giảm tử vong cho mẹ và trẻ sơ sinh. Công việc vất vả, phụ cấp ít ỏi nhưng họ vẫn yêu nghề, tận tụy cống hiến.
Mưa dầm thấm lâu
Gạt qua mọi lo toan dịp Tết, cô đỡ thôn bản H’Si Wong Srúk (SN 1982) người M’ Nông ở buôn Dơng Yang, xã Yang Tao, huyện Lắk (Đắk Lắk) những ngày này vẫn dành nhiều thời gian đến nhà chị em phụ nữ trong buôn truyền đạt kiến thức sinh sản. Đến thăm thai phụ H’Doen Du (28 tuổi, người cùng buôn) mang thai con đầu lòng, cô nhanh nhảu hỏi han sức khỏe, các biểu hiện khác thường trong quá trình mang thai.
H’Si Wong đặt ống nghe lên bụng thai phụ, lắng nghe nhịp tim thai. “Thai được hơn 5 tháng tuổi, bé đạp khỏe lắm, em cố ăn uống đủ chất, không được làm việc nặng, nhớ đi trạm tiêm vắc xin phòng bệnh dành cho bà bầu!”. H’Doen mừng rỡ: “Lần đầu mang thai em rất lo lắng vì chưa có kinh nghiệm trong chuyện sinh đẻ. Nhờ chị H’Si Wong nhiệt tình chỉ bảo nên em rất yên tâm”.
Cô đỡ H’Si Wong Srúk cho hay: với những mẹ bầu còn trẻ, công tác vận động tư vấn dễ hơn các mẹ lớn tuổi. Cô kể: Tháng 8/2009 cô được cử đi học khóa “Đào tạo cô đỡ thôn bản người dân tộc thiểu số” ở Bệnh viện Từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh. Học xong 6 tháng, cô về đảm nhiệm việc thăm khám sức khỏe cho các mẹ bầu trước, trong và sau sinh, hướng dẫn cách chăm trẻ nhỏ ở 2 buôn Dơng Yang và Năm Pa. Trước đó cô từng phụ trách mảng y tế thôn buôn nên hiểu rõ tập quán, sinh hoạt của người dân bản địa. “Thời gian đầu mình vất vả lắm. Chẳng phải vì đường sá cách trở hay đêm hôm khuya khoắt, mà chính là tư tưởng bảo thủ của các mẹ. Ngày nào các mẹ cũng lên rẫy làm quần quật từ sáng sớm đến chiều tối, mình khuyên ngăn, chỉ ra những mối nguy hiểm cho cả mẹ và bé trong bụng. Lần đầu họ ừ à cho qua chuyện, lần sau họ quát thẳng vào mặt. Nghĩ bụng, phụ nữ mang thai thường khó tính, nên đợi nguôi giận, chị lại đến tư vấn tiếp”.
Nhiều mẹ bầu ở suốt trên rẫy, cô đỡ phải lên tận nơi vừa làm vừa thủ thỉ tâm sự, riết rồi mưa dầm thấm lâu, các mẹ “lọt tai” dần quan tâm tới sức khỏe, bản thân mình hơn. Một số trường hợp cương quyết không nghe dẫn đến hậu quả khôn lường. Năm 2011 chị H’Vaih Buôn (SN 1981, ở buôn Dơng Yang xã Yang Tao) mang thai lần thứ 6. Phát hiện H’Vaih mang thai đôi, cô đỡ H’Si Wong nhiều lần đến nhà động viên, khuyên đi viện sinh con nhưng H’Vaih bỏ ngoài tai “có sao tự chịu!”. Tới lúc một mình sinh con, chỉ cứu được 1 bé, bà mẹ cứng đầu mới hối hận thì đã muộn.
Cũng gần 6 năm vào vai cô đỡ, chị H’ El Êung (SN 1977, ở buôn Lê, thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk) tâm sự: Cái khó nhất của cô đỡ là tư vấn cho các mẹ bầu nhưng họ không nghe, không hiểu dù mình là người bản địa, cùng sống, cùng sinh hoạt với họ. Họ trốn tránh, đưa ra nhiều lí do như đường xa, nhà nghèo, không có tiền, đi viện nhiều bác sĩ nhìn rất ngại,…Chỉ khi nào gỡ bỏ được khúc mắc, hiểu được cái ý trong bụng các mẹ thì hiệu quả tuyên truyền mới cao hơn được.
Chịu cực vì yêu người, yêu nghề
Chúng tôi có dịp theo chân cô đỡ Hoàng Thị Dương (SN 1988) ở thôn Noh Prông, xã Hòa Phong, huyện Krông Bông (Đắk Lắk) rong ruổi khắp thôn thăm thai phụ và trẻ nhỏ mới sinh.

Cô đỡ nghe tim thai.
Vừa đi Dương vừa kể: Nhiều người hay gọi thôn Noh Prông là làng Mông bởi trong thôn 100 % là người Mông di cư từ tỉnh Cao Bằng vào. Người dân chủ yếu làm rẫy, cuộc sống khốn khó đủ bề. Nhiều phụ nữ vẫn giữ thói quen sinh đẻ ở nhà, công tác vận động, tư vấn sức khỏe sinh sản và chăm sóc trẻ nhỏ rất khó nếu không có tình yêu thương dân bản.
Vào thăm nhà chị Lý Thị Chợ (SN 1990) sinh con thứ 3 vừa tròn 1 tháng đã dậy đi làm. Chị Chợ cho biết: “Đứa đầu sinh tại trạm y tế, 2 đứa sau nhờ bà mụ vườn đỡ. Nghe cô đỡ tư vấn, mình cũng muốn làm theo nhưng công việc nương rẫy quanh năm bận rộn, lúc sắp sinh vẫn ở trên chòi, người nhà chỉ kịp chạy về gọi bà mụ. Sinh xong phải lo đi làm chứ tới vụ không thu, chim chóc ăn hết”. Không riêng chị Chợ, chị Vương Thị Sàng (SN 1979, ở cùng thôn) qua 3 lần sinh con đều tự sinh ở nhà, chồng đảm vai “ông đỡ”.
Anh Phùng Văn Máy chồng chị cho biết: “Trước đây ở Cao Bằng tôi có học qua lớp y tế thôn bản, cũng biết chút ít kiến thức sinh đẻ. Vợ đẻ mình tự đỡ chứ đi trạm gì cho xa xôi”.
Theo cô đỡ Dương, những thai phụ sinh ở nhà thường là người lớn tuổi, bị vỡ kế hoạch nên có tâm lý e ngại. Họ không đi bệnh viện mà người nhà tự đỡ hoặc gọi bà mụ, tiềm ẩn nhiều biến chứng sau sinh rất cao. Năm 2012 trong thôn có một sản phụ chết do bị băng huyết, lúc cô đỡ hay tin đã muộn. Ngoài ra, đường sá đi lại cũng là rào cản lớn, trạm y tế cách thôn hơn 10 cây số nhưng phải đi chiếc cầu tạm bợ bắt qua con suối dữ, hai bên đường đất đỏ gập ghềnh. Mùa mưa năm 2014 chị Lý Thị Dí (SN 1986) chuyển dạ lúc 11 giờ đêm, anh chồng kịp gọi cô đỡ sang phụ đưa đi viện nhưng không kịp. Em bé chào đời khỏe mạnh nhưng sản phụ bị tụt can xi khó thở, người nhà phải huy động dân làng tới đưa đi bệnh viện cấp cứu mới qua cơn nguy hiểm.
Chưa lương, không phụ cấp
Cô đỡ Dương tâm sự: Chị được cử đi học khóa cô đỡ thôn bản năm 2012 do Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Đắk Lắk tổ chức. Học xong cô được điều vào thôn Noh Prông phục vụ. Tuy một thôn nhưng có tới 342 hộ với 2.500 nhân khẩu, đông gấp 4 lần thôn thông thường. Trong đó phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 18-35 tuổi có hơn 200 người, trẻ em trong nhóm tuổi tư vấn (từ 0 đến 5 tuổi) có tới 229 em. Công việc khó khăn vất vả, không lương không tiền phụ cấp nhưng chị vẫn hăng say với nghề. “Mình cũng là phụ nữ lại được bà con tín nhiệm cử đi học có kiến thức về phục vụ buôn làng. Tuy không phải ai cũng nghe điều mình nói nhưng mình sẽ cố gắng. Hy vọng sớm có tiền trợ cấp cho cô đỡ bớt khó khăn hơn”.

Hăng say với nghề.
Bác sĩ H’Bê Niê, Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Đắk Lắk cho biết: Mạng lưới “Cô đỡ thôn bản” bắt đầu hoạt động ở Đắk Lắk từ năm 2007. Tất cả cô đỡ đều trải qua lớp đào tạo bài bản 6 tháng đúng theo quy định của Bộ Y tế. “Các cô rất yêu công việc và hoạt động khá tốt tại địa phương dưới sự quản lý giám sát trực tiếp về chuyên môn của Trạm Y tế. Hằng năm các cô được Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản cập nhật kiến thức về làm mẹ an toàn và chăm sóc trẻ sơ sinh. Được cấp túi “Cô đỡ thôn bản”, túi, tài liệu truyền thông, gói đẻ sạch để xử trí đẻ rơi…
Trước năm 2014, các cô đỡ được hỗ trợ 50 nghìn đồng/tháng do Trung ương hỗ trợ và khoảng 75% Cô đỡ thôn bản có phụ cấp Y tế thôn bản theo quy định. Hiện nay vẫn còn nhiều cô chưa nhận được phụ cấp Y tế thôn bản. Theo Thông tư số 07/2013 do Bộ Y tế ban hành, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản đã làm Tờ trình lên Sở Y tế để đề nghị hỗ trợ.
Hiện toàn tỉnh Đắk Lắk có 108 “Cô đỡ thôn bản” người dân tộc thiểu số. Mạng lưới “Cô đỡ thôn bản” phân bố không đồng đều, phụ thuộc vào nhu cầu từng địa phương, tinh thần tự nguyện cam kết phục vụ buôn làng sau khi kết thúc khóa học. Những huyện như Krông Bông, Krông Pắk, M Đrắk, Cư Kuin có số lượng cô đỡ từ 10 người trở lên.
Theo Huỳnh Thủy/Tiền phong

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả
Dân số và phát triển - 22 giờ trướcSữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcChlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcHội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcChế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcMặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcGĐXH - Qua kiểm tra thực tế, đoàn kiểm tra ghi nhận một số khó khăn, vấn đề còn vướng mắc trong quá trình triển khai tuyên truyền, tư vấn và cung cấp biện pháp tránh thai của những người làm dân số tỉnh Quảng Ninh.

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcViệc áp dụng các nguyên tắc dưới đây có thể mang lại một cuộc sống khỏe mạnh, sống lâu hơn và trọn vẹn hơn…

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcBệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến, chủ yếu ảnh hưởng đến đường sinh dục nhưng cũng có thể lây nhiễm vào cổ họng, trực tràng và mắt.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcĂn táo bằng nhiều cách, có thể nấu chín, dùng làm nước ép hay ăn trực tiếp... đều có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và giúp ngăn ngừa một số tình trạng bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim, đái tháo đường.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.