Chuyện ít biết về những người “gánh chữ” lên vùng cao
GiadinhNet - Đã là giáo viên ở vùng cao, đừng nói đến giao thông bởi khó khăn vất vả không chỉ mỗi đường mà cái gì cũng thiếu: Thiếu nơi dạy khang trang, thiếu sóng điện thoại, ngôn ngữ, thậm chí là thiếu cả học sinh để dạy…
Là một trong những cơ sở giáo dục xa nhất, sâu nhất của tỉnh Lai Châu, thầy Lê Văn Nam – giáo viên trường Tiểu học Mường Mô 1 (huyện Mường Tè) hài hước chia sẻ với công việc "gánh chữ" của mình: “Những ngày đầu dạy học, thầy nói tiếng Kinh, trò nói tiếng dân tộc, không ai hiểu ai.
Những lúc như vậy, chúng tôi vừa là thầy giáo, vừa là người phiên dịch, học trò vừa là người học chữ, vừa là người dịch chữ. Phải mất gần một năm học tiếng nói của nhau, giữa thầy và trò mới dần hiểu được, thầy lại vận dụng tiếng đồng bào để dạy tiếng Việt cho các trò được dễ dàng hơn…”.
“Khổ nhất là những khi đau ốm, nhẹ thì còn có thuốc dự phòng, nặng hơn thì chỉ còn nước đi bộ hoặc nhờ đồng nghiệp khiêng ra khỏi bản rồi lấy xe máy chở về xuôi. Nhiều khi đuối quá, tôi chỉ muốn bỏ hết để về nhà. Nhưng rồi chúng tôi cũng động viên nhau, vượt qua khó khăn để ở lại với bà con dân bản”, thầy Nam bày tỏ.
Thầy cô ở vùng núi non xa xôi không có đủ phương tiện dạy học như phòng lab, máy chiếu..., thiếu cả sân chơi cho các em nhưng tràn đầy tình yêu nghề, mến trẻ. Ảnh: Cao Tuân
Tương tự, tại điểm trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Hoàng Thu Phố (Bắc Hà – Lào Cai), hàng ngày, các thầy cô giáo phải di chuyển vài chục km để đến các điểm dạy học, tới từng nhà dân để vận động cho con em đi học. Mỗi khi có cơ hội, họ lại vận động tấm lòng hảo tâm từ khắp nơi để mong muốn hỗ trợ cuộc sống của các em nhỏ vùng cao bớt khó khăn.
Thầy Phạm Trung Thành, hiệu trưởng nhà trường tâm sự với chúng tôi, thời gian đầu lên đây công tác, anh không nhớ đã trèo qua bao nhiêu con đèo, con suối. Đặc biệt, có những hôm trời mưa, đường trơn, cảm giác đường đến trường xa vời vợi. Nhưng vì tình yêu với các em học sinh quá lớn, nên cô và các đồng nghiệp vẫn kiên trì bám trụ lại nơi đây.
100% học sinh trường PTDTBT Tiểu học Hoàng Thu Phố (Bắc Hà - Lào Cai) là người dân tộc Mông. Ảnh: Cao Tuân
Nhớ nhà là điều tất yếu, địa điểm công tác cách nhà tới vài trăm km và đôi khi một năm chỉ được về nhà từ 1-2 lần. Một lần về quê cũng mất 2-3 ngày đường. Tuy nhiên, nhiều thầy cô ở đây không dám về nhà vì một khi đã về rồi lại không muốn quay trở lại.
Nhiều giáo viên chia sẻ rằng 3 năm liền không dám về ăn tết vì chỉ sợ rằng về rồi gia đình níu kéo và không thể dứt chân để quay trở lại vùng cao công tác. Ngoài ra, điều kiện sinh hoạt cũng thiếu thốn khi những món ăn như cá, gà trở thành những món ăn sang và giá rất đắt đỏ. Vì vậy, giải pháp của các giáo viên là tự nuôi trồng.
Những hình ảnh này được cô giáo Đào Thị Phượng, giáo viên của Trường Phổ thông dân tộc bán trú - THCS Nậm Ngà (xã Tà Tổng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu) ghi lại trong một lần vượt suối đến trường.
Cô Đinh Hoàng Anh, đã có 6 năm công tác ở trường mầm non Sàng Ma Sáo, Bát Xát, Lào Cai thì tâm sự rằng, như ngày lễ 20/11 những năm trước, trường và UBND xã tổ chức lễ kỷ niệm cho giáo viên chứ việc học sinh tặng hoa hay quà cho thầy cô là rất hiếm.
“Giáo viên vùng cao chỉ mong học sinh nhớ được 20/11 là ngày gì đã là mừng rồi. Nếu được học sinh hay phụ huynh tặng được món quà dù chỉ mang giá trị tinh thần thì cũng mừng rớt nước mắt. Nhìn bạn bè hay các thầy cô nơi khác chụp ảnh, được tặng hoa, quà nhiều, chúng mình cũng quen rồi, chạnh lòng chỉ ngày hôm ấy, rồi hôm sau lại thôi”, cô giáo Hoàng Anh chia sẻ.
Đối với các giáo viên vùng cao, chỉ cần vận động các em học sinh đến trường đầy đủ đã là một niềm vui. Ảnh: Cô giáo Đinh Hoàng Anh
Hoàn cảnh người dân ở đây còn gặp nhiều khó khăn, cả năm người dân mới có thể tổ chức mừng cho giáo viên. Trước khi nghỉ Tết Nguyên đán, thôn bản có tổ chức cho các giáo viên ăn Tết cùng với bà con.
“Giáo viên vùng núi, lại dạy xa nhà nhiều năm như chúng mình chỉ mong có thể được gần với gia đình. Vì dạy gần gia đình tư tưởng mới vững vàng. Nghề nào cũng có cái nọ, cái kia, không nghề nào sướng mà cũng không có nghề nào khổ hết”, cô Hoàng Anh tâm tư.
Trời mưa, những con đường đất trở nên lầy lội và khiến các giáo viên vùng cao mất nhiều sức lực để có thể vượt qua. Ảnh: Hà Ngọc Khanh
“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn” chính là câu thơ mà cô giáo Hoàng Anh và những giáo viên “bám bản” luôn khắc ghi trong tim mình. Giờ đây, họ đã quá gắn bó với mảnh đất này, với những em học sinh có khuôn mặt lấm lem nhưng ánh mắt luôn lấp lánh giấc mơ đến trường.
Đến cùng họ, ở và chứng kiến những việc họ làm mới thấy, những giáo viên vùng cao đẹp tựa như một bông hoa lặng lẽ nở giữa rừng, nở trên đá, nở trong nỗi vất vả, gian lao của sự nghiệp “gieo chữ”...
Món quà 5 quả trứng ngày 20/11
Suốt 14 năm gắn bó với công việc “gieo chữ”, cô giáo Lò Thị Quyên (điểm trường bản Mớ, Tiểu học xã Phúc Than, Than Uyên, Lai Châu) chưa bao giờ được nhận hoa, nhận quà. Lần đầu được nhận bông hoa rừng của học sinh và lần thứ hai nhận 5 quả trứng nhân ngày 20/11 của phụ huynh khiến cô nhớ mãi.
Cao Tuân
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Xã hội - 11 phút trướcGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.
Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù
Pháp luật - 1 giờ trướcThông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.
Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc
Pháp luật - 1 giờ trướcVào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.
Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11
Pháp luật - 1 giờ trướcNgày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 2 giờ trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường
Thời sự - 3 giờ trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.
Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học
Xã hội - 3 giờ trướcGĐXH - Xe chở rác rơi xuống sông được trục vớt thành công. Tuy nhiên, công tác tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích vẫn chưa có kết quả; hội đồng kỷ luật đã đưa ra hình thức kỷ luật đối với một số học sinh liên quan tới vụ nữ sinh lớp 11 bị đánh hội đồng, gãy đốt sống cổ.
Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương
Thời sự - 4 giờ trướcHàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng
Thời sự - 15 giờ trướcGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.
Bắt giữ đối tượng trộm cắp cà phê ở Lâm Đồng
Pháp luậtGĐXH - Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã bắt đối tượng Lưu Xuân Kiên (1997, quê huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.