Chuyện không tưởng về 'Tây Lương Nữ Quốc' đời thực: Phụ nữ nắm toàn quyền, đàn ông có giá trị 'hiến tinh trùng'
Đó là vùng đất mà phụ nữ thực sự được làm chủ, hôn nhân không tồn tại và mọi thứ liên quan đến con cái đều theo huyết thống của người mẹ. Một xã hội theo chế độ mẫu hệ đúng nghĩa!
Trong lịch sử phát triển của loài người, đã có thời chúng ta sống dưới chế độ mẫu hệ, chế độ mà người phụ nữ nắm quyền lực tối cao trong dòng họ và là một trụ cột vững chắc trong gia đình. Tuy nhiên, thời gian qua đi, những quan niệm cổ xưa dần thay đổi, chế độ mẫu hệ đã "đi vào dĩ vãng", trở thành một phần trong lịch sử của tiến trình phát triển xã hội. Nhưng như vậy không có nghĩa là chế độ này đã hoàn toàn diệt vong, bởi lẽ, đâu đó trên trái đất này, vẫn còn một số bộ lạc, tộc người duy trì được nếp sống như xưa.
Trong tác phẩm Tây Du ký (Ngô Thừa Ân) thầy trò Đường Tăng vô tình viếng thăm Tây Lương Nữ Quốc, một quốc gia bí ẩn. Ở đó, đàn ông là giống sinh vật không tồn tại. Phụ nữ tự mình mang thai bằng cách uống nước sông Mẫu Tử, và rồi chỉ sinh con gái. Phụ nữ làm mọi việc, từ làm nông nghiệp đến buôn bán, từ xây dựng đến chiến đấu bảo vệ đất nước.
Những tưởng, một nơi kỳ lạ như vậy chỉ có trong truyện nhưng không ngờ ở một thung lũng thuộc tỉnh Vân Nam, phía tây nam Trung Quốc, gần chân núi phía đông của dãy Himalaya, lại tồn tại một bộ tộc tương tự như vậy suốt 2000 năm qua, chỉ khác rằng họ cũng có đàn ông nhưng đàn ông sống chủ yếu để... cung cấp tinh trùng.


Ở nơi phụ nữ hoàn toàn làm chủ
Đó là một cộng đồng bộ lạc cổ xưa của Phật tử Tây Tạng được gọi là Mosuo, họ sống theo "lối sống hiện đại" đáng ngạc nhiên: phụ nữ được đối xử bình đẳng, nếu không nói là vượt trội so với đàn ông.

Choo Waihong, từng là một luật sư làm việc cho công ty luật có tiếng ở Singapore. Nhưng vào năm 2006, cô đã quyết định nghỉ việc để đi du lịch khắp nơi. Được đào tạo và làm việc ở nhiều nơi như Canada, Mỹ và London, Choo lại cảm thấy bị cuốn hút khi đến thăm Trung Quốc - cũng là quê hương của cô. Sau khi đọc một vài tài liệu về người Mosuo, cô quyết định thực hiện một chuyến đi đến vùng đất đẹp như tranh vẽ ấy và được mở rộng tầm mắt về "mảnh đất nữ quyền" hiếm hoi trên thế giới.


Choo chia sẻ: "Tôi đã lớn lên trong một thế giới mà đàn ông làm chủ. Cha tôi và tôi đã có rất nhiều cuộc tranh cãi vì ông là kiểu đàn ông cực kỳ gia trưởng "điển hình" trong một cộng đồng người Hoa ở Singapore. Tôi đã dành cả cuộc đời hoạt động vì nữ quyền và Mosuo dường như đã đặt người phụ nữ làm trung tâm của xã hội. Thật là một điều đáng trân trọng".
Là một người cởi mở, thân thiện, không khó để Choo làm quen với những người Mosuo. Cô phát hiện ra rằng những đứa trẻ Mosuo chỉ thuộc về mẹ của chúng - những người cha ruột không có quyền quyết định việc nuôi dạy con như thế nào.
"Phụ nữ Mosuo thường không biết cha của con mình là ai và không có sự kỳ thị nào trong vấn đề này".
Người dân Mosuo sống theo chế độ mẫu hệ và có lẽ đây là bộ tộc mẫu hệ duy nhất còn sót lại ở Trung Quốc. Phụ nữ nắm mọi quyền hành, quyết định mọi chuyện lớn nhỏ trong gia đình, dòng họ hay trong làng. Họ sở hữu và kế thừa tài sản, ruộng đất. Công việc của họ là nuôi dạy và chăm sóc con cái.
Đàn ông phải làm việc nặng như cày ruộng, xây dựng, sửa chữa nhà cửa, giết mổ gia súc. Đàn ông Mosuo không có địa vị hay tiếng nói trong bất cứ vấn đề gì. Thậm chí, trong ngôn ngữ của bộ tộc Mosuo, không có từ nào mang ý nghĩa "chồng" hoặc "bố". Tờ The Guardian của Anh còn ví đàn ông Mosuo giống như "người hiến tặng tinh trùng tự nguyện".
Những đứa trẻ sinh ra đều mang họ mẹ, sống với bà, mẹ, cô, dì, được nhà ngoại nuôi dưỡng và sẽ chẳng ai quan tâm cha chúng là ai. Người cha có thể không có hoặc có rất ít trách nhiệm với con mình, họ cũng chỉ được đứa bé gọi là "chú" hoặc "bác" chung chung. Nếu muốn có liên quan tới việc nuôi dạy con, người cha sẽ phải mang lễ vật tới gia đình người mẹ và bày tỏ ý định đó. Mặc dù đàn ông không có trách nhiệm làm cha nhưng thông thường phụ nữ Mosuo cũng không biết cha của con mình là ai và không có sự kỳ thị nào trong vấn đề này.
Mặc dù không có nghĩa vụ nuôi dưỡng con mình, đàn ông Mosuo vẫn phải chịu trách nhiệm trong việc nuôi dưỡng những đứa trẻ được sinh ra bởi những người phụ nữ trong gia đình mình, đó là con của em gái, cháu gái và cô, dì... của họ.


Vài tháng sau chuyến đi đầu tiên, Choo trở lại hồ Lugu. Một bé gái tuổi teen, Ladzu, đã đề nghị dạy ngôn ngữ Mosuo cho Choo và còn giới thiệu cô với gia đình. Các chuyến thăm của Choo ngày càng dài lâu và thường xuyên hơn. Choo còn trở thành mẹ đỡ đầu cho Ladzu và anh trai cô bé, Nongbu. Chú của Ladzu, Zhaxi, là một nhân vật có tiếng ở địa phương và là doanh nhân thành đạt. Ông đã đề nghị xây cho Choo một ngôi nhà, vì vậy Choo ngày càng gắn bó với mảnh đất ấy hơn.


Choo nói: "Tôi đã quen với việc đi lại giữa Singapore và hồ Lugu, từ cuộc sống ở một thành phố sôi động và đến một vùng quê yên bình. Việc ở lại lâu hơn đã cho tôi cơ hội khám phá thêm về cộng đồng riêng tư mà thường bị hiểu lầm này".
"Hôn nhân đi bộ" hay tập tục "tẩu hôn"
Thiếu nữ Mosuo đến tuổi 13 sẽ được bà nội, mẹ hoặc một phụ nữ có địa vị trong dòng tộc cử hành lễ Thành Niên. Sau nghi lễ này, các cô gái sẽ trở thành phụ nữ và phải dọn ra ở căn gác có cửa sổ lớn sát cổng nhà nhất để bắt đầu "tẩu hôn" (còn gọi là "hôn nhân đi bộ"). Các cô gái có thể mời chàng trai mình thích tới nhà và thẳng thừng cấm cửa những người không ưng ý.
Chàng trai được chọn sẽ cưỡi ngựa sang nhà cô gái vào ban đêm, mang theo một chiếc nón rồi leo lên chiếc thang mà cô gái bắc sẵn để vào căn gác của cô. Chiếc nón sau đó sẽ được cô gái treo ngoài cửa sổ để người đến sau thấy mà rút lui. Họ sẽ ở bên nhau suốt đêm nhưng người con trai phải lặng lẽ ra về trước bình minh.

Mối quan hệ này có thể kéo dài từ một đêm tới lâu dài, song không có bất kỳ sự ràng buộc hay chia sẻ nào giữa họ. Phụ nữ Mosuo có thể sinh con nhưng chẳng người đàn ông nào được trở thành cha của những đứa trẻ mà họ sinh ra.
Trên thực tế, phụ nữ Mosuo không thay đổi người tình quá thường xuyên. Từ sau thập niên 1970, sự can thiệp của chính phủ cũng giúp làng Mosuo dần thay đổi. Chế độ một vợ một chồng dù không tồn tại nhưng nhiều phụ nữ quyết định chỉ gắn bó với một người đàn ông duy nhất của mình.
Gia đình là điều quan trọng nhất
Người Mosuo coi gia đình là điều quan trọng hơn bất kỳ các mối quan hệ khác. Cấu trúc gia đình của họ cực kỳ bền vững, nhiều thế hệ chung sống dưới một mái nhà. Vì không có hôn nhân nên người Mosuo không có khái niệm "ly dị" hoặc "ly thân", tranh giành quyền nuôi dưỡng con cái hay phân chia tài sản.


Mọi thứ đang dần thay đổi
Kể từ khi du lịch phát triển vào những năm 1990, cuộc sống của thế hệ trẻ người Mosuo bắt đầu thay đổi. Người Trung Quốc làm đường, xây dựng sân bay, khách sạn, cung cấp không chỉ việc làm mà còn đưa nền văn minh hoàn toàn trái ngược tới vùng đất hẻo lánh này.




Chính những điều đặc biệt trong cách sống đã khiến Musuo trở nên hấp dẫn và ngày càng thu hút khách du lịch. Tuy nhiên, nền công nghiệp du lịch phát triển cũng đang dần làm thay đổi nền văn hóa lâu đời của nơi đây.
Các cô gái bắt đầu kết hôn với người ngoại tộc, sống cùng chồng và con thay vì chỉ ở nhà mẹ đẻ như trước. Dẫu vậy, họ vẫn luôn biết có bàn tay của bà, của mẹ che chở mỗi khi trở về quê hương...
Theo Helino

Người đàn ông gửi tiết kiệm 67 tỷ đồng, 5 năm sau đi rút chỉ còn 120 nghìn: Hé lộ sự thật phũ phàng
Tiêu điểm - 3 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông ngỡ ngàng sau khi nhận được thông báo từ nhân viên ngân hàng và đã phải báo cảnh sát vào cuộc điều tra.

Bắn laser vào đá Sao Hỏa, tàu NASA tìm ra manh mối sự sống
Tiêu điểm - 5 giờ trướcNhững tảng đá nằm rải rác trên bề mặt Sao Hỏa chứa bằng chứng về một thế giới có thể từng tràn ngập sự sống y hệt như Trái Đất.

Vì sao kim loại hiếm này có thể nhai như kẹo cao su – nhưng không nên thử?
Tiêu điểm - 16 giờ trướcTrong một video thử nghiệm, Youtuber Stevens cho biết rằng "cắn vào indium không khó như tôi tưởng, nó giống như nhai kẹo Milk Duds để trong tủ lạnh."

5 chú mèo thành 'idol mạng', có hàng triệu người hâm mộ khắp thế giới
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcNàng mèo Thái sang chảnh, chú mèo "ngầu" Trung Quốc hay chú mèo lướt sóng Hawaii... là những ngôi sao mạng có vô số người hâm mộ trên khắp thế giới.

Thi thể Hoa hậu Du lịch Myanmar 2018 được phát hiện sau động đất thảm khốc
Tiêu điểm - 1 ngày trướcSau vụ sập chung cư Sky Villa tại Mandalay hôm 28/3, thi thể Sili Mee - Miss Tourism World Myanmar 2018 - được tìm thấy dưới đống đổ nát.

Tìm kiếm máy bay MH370: Cập nhật thông tin mới nhất
Tiêu điểm - 1 ngày trướcGĐXH - Hơn 11 năm sau khi chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines mất tích, chính phủ Malaysia đã chính thức phê duyệt một cuộc tìm kiếm MH370 mới nhằm lần ra dấu vết của chiếc máy bay xấu số.

Loài chim quý hiếm bậc nhất thế giới, chuyên ăn thịt sư tử con
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcVũ khí lợi hại bậc nhất của loài chim này là bộ móng nhọn và sắc như dao. Bộ vuốt sắc nhọn kết hợp với những cú bổ nhào đạt vận tốc lên tới 250 km/h có thể giết chết các con mồi cỡ nhỏ như cáo, thỏ, lợn rừng, thậm chí cả chó sói hay sư tử con.

Viên kim cương đen dính phải 'lời nguyền' huyền bí, hiện ở đâu?
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcĐây là một trong những viên kim cương nổi tiếng nhất trên thế giới.

Nhà hàng đặc biệt nơi "Wi-Fi chỉ là lời đồn" và hàng nghìn tờ tiền được dán phủ kín tường
Chuyện đó đây - 2 ngày trướcMột nhà hàng đặc biệt xuất hiện tại Florida của Mỹ.

Myanmar: Lò hỏa táng quá tải, số người chết do động đất tăng lên gần 3.000
Tiêu điểm - 2 ngày trướcThành phố Mandalay, đô thị lớn thứ hai Myanmar vẫn ngổn ngang, đổ nát. Đây là nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất do nằm trong vùng tâm chấn động đất hôm 28/3.

Trái Đất suýt không có sự sống vì một hành tinh khác
Chuyện đó đâyHệ Mặt Trời suýt có hành tinh thứ 9. Nếu điều đó xảy ra, chúng ta có thể không hiện diện trên Trái Đất.