Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện lạ đời ngay giữa Thủ đô: Người ban hành “luật chợ” là...Phó Chủ nhiệm hợp tác xã(?!)

Thứ hai, 16:59 01/08/2016 | Xã hội

GiadinhNet - Sau khi Báo GĐ&XH số 86 (ra ngày 18/7) phản ánh về khu chợ tạm ở La Khê, Hà Đông, với các quy định mà nhiều người cho rằng đứng trên cả luật pháp, một số độc giả đã đề nghị chúng tôi tiếp tục thông tin, làm rõ về khu chợ này. Quá trình tìm hiểu cho thấy, các "luật lệ" ở đây được đưa ra theo cách khá lạ lùng...

Lạ lùng chuyện cãi nhau ở chợ, bị phạt... 2 triệu đồng Lạ lùng chuyện cãi nhau ở chợ, bị phạt... 2 triệu đồng

GiadinhNet - Để xe máy không đúng nơi quy định bị phạt 250.000 đồng; đi vệ sinh bừa bãi bị phạt 500.000 đồng; người mua kẻ bán ở chợ mà cãi nhau thì phạt từ 500.000 – 2 triệu đồng… là những quy định đặc biệt ở khu chợ tự phát trên địa bàn phường La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội.

Cảnh mua bán cá bên trong chợ tạm La Khê. Ảnh: T.G
Cảnh mua bán cá bên trong chợ tạm La Khê. Ảnh: T.G

Bị cấm bán hàng 1 tuần vì cãi nhau với khách

Bà Nguyễn Thị H., đầu mối chuyên phân phối cá tại chợ tạm La Khê từ năm 2012 khoe với chúng tôi là bà đã đi vào khá nhiều chợ đầu mối ở Hà Nội nhưng hiếm thấy chợ nào sạch và an ninh tốt như ở đây. Vừa nói, bà H. vừa dẫn chứng chuyện để xe cộ tại chợ. Thường thì ở các chợ đầu mối hay chợ lẻ khác, xe máy, xe đạp cứ thế lao ầm ầm vào chợ rồi bóp còi inh ỏi, dựng bừa phứa khi thấy bất kỳ chỗ trống nào. Thế nhưng, tại chợ La Khê, các tiểu thương không cần tới bãi gửi xe mà dựng thành những hàng dài thẳng tắp theo thứ tự sau khi tháo dỡ hàng hóa.

“Ai cũng có ý thức sắp xếp gọn gàng xe, đồ đạc của mình nên chẳng bao giờ thấy tình trạng chen lấn, xô đẩy, tắc đường khiến mọi người phải gào thét, cãi nhau, đánh lộn vì đường đi. Người mua hàng có 1 khu gửi xe riêng, không được chen lấn vào nơi để xe của người bán. Mọi hành vi lộn xộn nếu để bảo vệ chợ phát hiện sẽ bị phạt rất nặng. Thấp nhất là 500.000 đồng/lần”, bà H. kể.

Theo quan sát của chúng tôi, chợ được chia làm hai khu (khu bán thủy, hải sản và khu bán gia cầm). Từ đầu cổng chợ đến cuối khu vực bán cá là 4 dãy ki-ốt dài tít tắp, lối đi khá sạch sẽ, không có bất cứ chiếc túi nilon đã qua sử dụng nào vứt bừa bãi như thường thấy ở nơi khác. Tương tự, khu vực bán gia cầm có đến cả trăm ki-ốt bày bán đủ các loại, từ gà công nghiệp, gà ta thả vườn, gà đẻ thải loại cho tới ngan, vịt... Số lượng gia cầm buôn bán mỗi đêm lên đến hàng chục tấn. Đặc biệt, tại đây dành hẳn diện tích rộng hơn 100m2 để chuyên giết mổ gà vịt thuê cho các tiểu thương chợ lẻ, trông rất chuyên nghiệp.

Vừa chọn gà cho khách, anh T. (một tiểu thương chuyên kinh doanh gà lông sống) vừa kể: “Các đầu mối đổ buôn hay tiểu thương chợ lẻ đến lấy hàng đều phải học thuộc “bài học ngăn nắp và giữ gìn sạch sẽ chung”. Nếu để ban quản lý chợ phát hiện vi phạm sẽ bị cấm bán hàng ít nhất 1 tuần. Lúc đó, mình sẽ bị thiệt đơn, thiệt kép bởi vừa mất mối hàng, vừa không kiếm được tiền. Năm ngoái, có một chị bán gà ở ki-ốt ở ngay khu này do to tiếng, cãi nhau với người mua đã bị bảo vệ chợ phát hiện và cấm vào chợ bán hàng suốt 7 ngày kế tiếp”.

Cấm quay phim chụp ảnh: Đây là “luật… chợ”?!

Dù đã gần tan chợ nhưng dãy ki-ốt bán gia xúc, gia cầm vẫn giữ được vệ sinh sạch sẽ.
Dù đã gần tan chợ nhưng dãy ki-ốt bán gia xúc, gia cầm vẫn giữ được vệ sinh sạch sẽ.

Anh Minh (xã An Khánh, Hoài Đức), chuyên đi lấy hàng tại chợ đầu mối La Khê về bán lẻ tại chợ trung tâm của xã cho biết, lần đầu tiên anh đến chợ này bị nhân viên bảo vệ bắt bỏ khẩu trang và khám xét luôn chiếc thùng buộc đằng sau yên xe máy để đựng hàng. Việc này khiến anh có phần sợ sệt, bức xúc. Song “về sau tôi hỏi các tiểu thương khác mới biết họ làm vậy để đảm bảo mình không phải kẻ gian đột nhập với mục đích phá hoại chợ. Dân dần, khi đã quen mặt, tôi không bị bảo vệ chợ kiểm tra nữa”, anh Minh kể lại.

Điều đặc biệt, tại chợ tạm La Khê có khá đông nhân viên và bảo vệ túc trực. Nếu người lạ lần đầu đến chợ, nhất cử, nhất động đều bị để ý. Khi phát hiện thấy khách có những hành động trái với nội quy của chợ, “lực lượng an ninh” này sẽ nhanh chóng có mặt.

Một tiểu thương tên L. có thâm niên buôn bán cá ở khu chợ đầu mối tự phát La Khê này rỉ tai chúng tôi: “Khu chợ này tự phát nên không muốn ai nhòm ngó đến. Người lạ vào chợ sẽ được cho là những đối tượng đặc biệt, cần phải theo dõi sát sao từ khi bước chân vào đến khi bước chân ra khỏi chợ. Đặc biệt, cấm mọi hoạt động quay phim, chụp ảnh”. Quả thật, khi chúng tôi thử giơ điện thoại ra chụp thì chỉ ít phút sau, đã có 1 bảo vệ đến hỏi han. Khi chúng tôi hỏi có quy định nào cấm quay phim, chụp ảnh ở chợ không thì nhân viên này trả lời ngắn gọn: “Đây là luật chợ(?)”.

Được biết, từ nhiều năm trước, tổ quản lý chợ tạm này đã lập nội quy và công bố rộng rãi tới từng hộ kinh doanh. Ví dụ, đi vệ sinh không đúng nơi quy định sẽ bị phạt 500.000 đồng, đồng thời phải dọn dẹp sạch sẽ. Đi vào chợ mà quên không rút chìa khóa xe máy cất đi sẽ bị tổ quản lý chợ phạt 500.000 đồng. Người mua kẻ bán ở chợ mà cãi nhau thì phạt người mua 500.000 đồng, cấm cửa không cho tới chợ, còn người bán bị phạt 2 triệu đồng và “đình chỉ” bán hàng trong vòng một tuần

Tự áp “luật”, tự thu tiền hàng tháng

Chợ tạm La Khê rộng hơn 3.400 m2, có 4 cổng ra vào.
Chợ tạm La Khê rộng hơn 3.400 m2, có 4 cổng ra vào.

Sau rất nhiều lần liên hệ, chúng tôi mới tiếp cận được ông Nguyễn Minh Châu, đại diện của tổ quản lý và hiện đang là Phó Chủ nhiệm HTX La Khê. Sau khi xác nhận mình là người đưa ra các quy định phạt tại chợ tạm La Khê, ông Châu lý giải: “Từ vài năm trước khi chợ có đông người đến mua bán hàng thì việc quản lý của chúng tôi cũng gặp nhiều khó khăn hơn. Vấn đề nhức nhối nhất là ý thức của người dân đến chợ như xả rác bừa bãi, đi vệ sinh không đúng nơi quy định, bỏ quên chìa khóa xe máy dẫn đến mất cắp… Do thế, tôi đã họp bàn với một số anh em trong tổ quản lý chợ ra một thông báo xử phạt nặng nếu vi phạm các quy định chung”.

“Kết hợp với việc lắp camera an ninh nên việc theo dõi hoạt động chợ khá sát sao. Thời gian đầu, khi bảo vệ chợ phát hiện các trường hợp vi phạm thì họ năn nỉ xin xỏ và hứa sẽ không tái phạm. Về sau, thấy cả tiểu thương và người dân rất tự giác trong vấn đề giữ gìn vệ sinh chợ nên bây giờ chúng tôi không dán thông báo nữa. Thú thực, quy định này đưa ra mấy năm rồi nhưng chỉ để nhắc nhở chứ đã xử phạt được ai đâu”, người đại diện tổ quản lý chợ tạm La Khê cho hay.

Về việc các tiểu thương phản ánh phải nộp hàng chục triệu đồng để có chỗ ngồi bán hàng, ông Châu cho biết: “Đây là số tiền tiểu thương chi trả cho việc xây mái, đổ bê tông nền, xây bể chứa (với tiểu thương bán cá). Tuy nhiên, họ chỉ trả một lần đến lúc xây dựng xong chứ không phải chúng tôi thu hàng tháng. Hiện nay, mỗi tháng, chúng tôi thu tiền dọn dẹp vệ sinh, bảo đảm an ninh trật tự, phun thuốc diệt khuẩn… khoảng 1,5 triệu đồng/hộ. Số tiền này chúng tôi sẽ chi trả cho các dịch vụ cũng như trả tiền lương cho gần 30 bảo vệ, nhân viên của tổ quản lý chợ”.

“Cấm” vì sợ hình ảnh lên mạng xã hội

Trả lời câu hỏi của phóng viên Báo GĐ&XH về việc bảo vệ chợ cấm quay phim, chụp ảnh, ông Châu phân trần: “Do đây là chợ tạm đang trong thời gian chờ quyết định chính thức hoạt động của UBND TP.Hà Nội nên chúng tôi cũng rất e dè. Lo sợ việc quay phim, chụp ảnh bị phát tán lên mạng xã hội lại ảnh hưởng đến công việc buôn bán của các tiểu thương nên bảo vệ mới để ý, nhắc nhở”.

Chủ tịch phường:

“Các quy định của chợ như thế nào thì tôi không rõ”

Mang những quy định thu tiền, phạt tiền, cấm quay phim chụp ảnh một cách vô lối, không theo quy định của Nhà nước tại chợ này trao đổi với ông Nguyễn Hữu Hiển, Chủ tịch UBND phường La Khê, chúng tôi nhận được câu trả lời: “Hàng tháng phường vẫn phối hợp với Chi cục thú y kiểm tra về vấn đề kiểm dịch gia súc, gia cầm cũng như vệ sinh thực phẩm tại chợ. Còn các quy định của chợ như thế nào thì tôi không rõ vì không thấy dân có ý kiến(?!)”.

UBND quận Hà Đông xin phép “hợp thức hóa chợ tạm”?!

Trao đổi với PV Báo GĐ&XH, ông Vũ Hoàng Tâm, Phó Chánh văn phòng UBND quận Hà Đông chia sẻ: “Dù là chợ tạm nhưng chợ La Khê được đầu tư khá đầy đủ các trang thiết bị và hệ thống xử lý nước thải. Qua kiểm tra cho thấy, hàng ngày, tổ quản lý chợ thực hiện tốt công tác tiêu độc khử trùng, vệ sinh môi trường tại khu vực chợ, không ảnh hưởng đến môi trường sống của nhân dân khu vực xung quanh. Do vậy, để ổn định tình hình an ninh trật tự, hạn chế hình thành chợ cóc, chợ tạm trên địa bàn đồng thời tạo điều kiện công ăn việc làm cho người dân địa phương, mới đây UBND quận Hà Đông đã có Văn bản gửi UBND TP.Hà Nội và Sở Công Thương cho phép tồn tại chợ La Khê và chấp thuận bổ sung chợ La Khê vào quy hoạch mạng lưới buôn bán lẻ TP Hà Nội để việc quản lý theo đúng các quy định của nhà nước”.

Nhóm Phóng viên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Pháp luật - 48 giây trước

Vào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Pháp luật - 2 phút trước

Ngày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Đời sống - 54 phút trước

GĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 1 giờ trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường

Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.

Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học

Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Xe chở rác rơi xuống sông được trục vớt thành công. Tuy nhiên, công tác tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích vẫn chưa có kết quả; hội đồng kỷ luật đã đưa ra hình thức kỷ luật đối với một số học sinh liên quan tới vụ nữ sinh lớp 11 bị đánh hội đồng, gãy đốt sống cổ.

Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương

Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương

Thời sự - 2 giờ trước

Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Thời sự - 13 giờ trước

GĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.

Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích

Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích

Xã hội - 13 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy  điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?

Đời sống - 14 giờ trước

GĐXH - Ngày 06/11/2024, nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 có báo cáo liên quan đến việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.

Top