Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện lạ tại ĐH Y Dược Thái Bình: Bố và con gái là bạn học, ở nhà cái gì cũng nhường, đến trường tranh nhau xem điểm ai cao hơn

Thứ bảy, 19:01 21/12/2024 | Giáo dục

Ở nhà là bố con, ở trường là bạn học, nữ sinh chia sẻ đây là một trải nghiệm vô cùng thú vị.

Học đại học vốn dĩ là một hành trình đầy thử thách, nhưng nếu bạn có một người bạn cùng khóa đặc biệt – bố mình, mọi thứ sẽ trở nên thú vị hơn nhiều. Hãy thử tưởng tượng: Bạn vừa gọi “bố” ở nhà, sáng hôm sau lại phải gọi “anh bạn đồng môn” trên giảng đường. Trong khi bạn lo lắng chuẩn bị thuyết trình, thì ông bố thân yêu lại đang làm “siêu sao” trong nhóm học tập. Có khi, bố còn trở thành “đồng minh” của giáo viên để nhắc bạn nộp bài đúng hạn.

Cứ tưởng câu chuyện bố và con học cùng trường y hệ chính quy sẽ “hiếm” lắm, ai ngờ không hiếm như chúng ta nghĩ. Đơn cử như câu chuyện dưới đây của bạn Nguyễn Thị Thanh Bình (19 tuổi, Thái Bình). 

Tháng 7/2023, Thanh Bình cùng lúc đón nhận tới 2 tin vui khi biết cả mình và bố đều trúng tuyển vào trường Đại học Y Dược Thái Bình. Sau gần 2 năm đồng hành, cô bạn vẫn luôn dành cho “người bạn học” đặc biệt của mình một sự ngưỡng mộ.

Chuyện lạ tại ĐH Y Dược Thái Bình: Bố và con gái là bạn học, ở nhà cái gì cũng nhường, đến trường tranh nhau xem điểm ai cao hơn - Ảnh 1.

Thanh Bình chụp ảnh cùng bố, đồng thời là người bạn cùng khóa của mình.

Ước mơ của con cũng là ước mơ của bố

Chú Nguyễn Viết Thành, bố của Thanh Bình, hiện nay 45 tuổi và đang là sinh viên năm 2 trường Đại học Y Dược Thái Bình. Sinh ra trong một gia đình thuộc hộ nghèo của xã, năm 4 tuổi, chú Thành không may mắc bệnh bại liệt, di chứng để lại khiến một bên chân của chú bị thương tật, di chuyển khó khăn. 

Thời cấp 1, cấp 2, vì nhà nghèo lại chỉ có hai mẹ con nên chú Thành phải phụ mẹ đan rổ rá để có tiền nộp tiền học. Dù ở thời điểm ấy, chú đã đậu đại học nhưng vì không có tiền nên phải theo học trung cấp. 

“Khi thi đại học, bố mình đã đỗ đại học nhưng vì không có tiền nên phải học trung cấp. Học trung cấp y 3 năm và 6 tháng định hướng, bà nội mình đã phải vay mượn khắp nơi (chủ yếu là thóc gạo) để lo học cho bố học”, Thanh Bình chia sẻ về bố.

Sau khi tốt nghiệp, chú Thành lập gia đình và có 3 người con. Đến khi kinh tế gia đình đã ổn định hơn, ước mơ đi học đại học một lần nữa được người đàn ông này gác lại. Lý do là bởi chú muốn “nhường” cho vợ mình cơ hội học thêm 3 tấm bằng: Đại học Sư phạm, Cao đẳng dược và Y sĩ đa khoa. Chỉ đến khi vợ đã học gần xong, chú Thành mới nghĩ đến ước mơ của mình, và rất may mắn, chú đã trúng tuyển vào trường Đại học Y Dược Thái Bình, nhưng không phải một mình mà cùng con gái.

Chuyện lạ tại ĐH Y Dược Thái Bình: Bố và con gái là bạn học, ở nhà cái gì cũng nhường, đến trường tranh nhau xem điểm ai cao hơn - Ảnh 2.

Ước mơ của bố là được thấy Thanh Bình trở thành một sinh viên trường Y.

Và có lẽ, chính tinh thần học tập không ngừng cũng như đam mê với ngành Y của người bố đã tạo nên một cô sinh viên y dược Nguyễn Thị Thanh Bình của ngày hôm nay. 

Cô bạn chia sẻ, tuy gia đình không quá khá giả nhưng bố mẹ vẫn luôn dành cho Bình những điều tốt nhất. Ngay từ khi còn nhỏ, Thanh Bình thường xuyên được bố mẹ cho xem và tiếp xúc với các loại thuốc, cộng thêm việc cô bạn hay thắc mắc “tại sao lại có bệnh này bệnh kia” và được bố mẹ giải đáp rất tận tình nên trong đầu đã dần dần nuôi dưỡng ước mơ trở thành một bác sĩ. Điều này vừa là để giúp đỡ những bệnh nhân gặp khó khăn, cũng là để cô bạn có thể san sẻ phần nào khó khăn với bố.

Người bạn học đặc biệt của con gái mang tên “bạn bố”

Lúc biết hai bố con đều đỗ và học cùng trường, gia đình của Thanh Bình rất vui mừng bất chấp những lo lắng rằng gánh nặng kinh tế có thể sẽ tăng lên khá nhiều. Cô bạn cũng thẳng thắn chia sẻ rằng, ban đầu bố định không đi học để nuôi con gái, thế nhưng chính mẹ đã động viên hết mực để bố tiếp tục theo đuổi ước mơ.

Với nữ sinh, được học cùng bố là một trải nghiệm rất thú vị vì hai bố con có cơ hội hiểu nhau hơn, kèm cặp nhau học tập, thậm chí đôi lúc còn thi đua điểm số với nhau. 

Học cùng bố lúc đầu mình cũng hơi e ngại, sợ đi học đi chơi không được tự do… nhưng mọi thứ không như mình nghĩ. Bố mẹ tạo điều kiện cho mình yên tâm học, cũng thoải mái trong khuôn khổ cho mình được vui chơi với bạn bè. Mình ở trọ còn bố đi đi về về trong ngày. 

Có bố học cùng cũng vui vì bố biết được mình học gì, có khó không, đôi lúc bố con còn thi đua điểm số với nhau xem môn này ai cao hơn, nếu không cao thì phải cố gắng hơn. Bố dạy mình thực hành giải phẫu, mình chỉ lại bố môn tiếng Anh…”, Thanh Bình nói.

Chuyện lạ tại ĐH Y Dược Thái Bình: Bố và con gái là bạn học, ở nhà cái gì cũng nhường, đến trường tranh nhau xem điểm ai cao hơn - Ảnh 3.

Học cùng trường với bố, Thanh Bình cho rằng có rất nhiều điều thú vị.

Thấy “bạn bố” chăm học nên mình cũng không dám lơ là

Thanh Bình cho biết, việc học hành của bố vô cùng vất vả vì bố vừa học vừa làm, đã thế còn phải phụ mẹ chăm lo gia đình. Dẫu vậy, bố của Thanh Bình luôn quyết tâm học hành thật tốt.

Trừ lúc đi làm ra thì bất kể lúc nào cũng thấy người đàn ông đầu đã hai màu tóc ấy học, mọi lúc mọi nơi, kể cả gần đi ngủ cũng bật bài giảng lên nghe đến khi ngủ thì thôi. Sáng nào chú Thành cũng đều đặn dậy sớm từ 4 giờ để học và chăm sóc cho gia đình. Thấy bạn “đồng môn” chăm học, Thanh Bình đâu chịu ngồi yên, cũng cố gắng để học chăm giống “bạn bố”.

Đối với Thanh Bình, bố chính là tấm gương và động lực để Bình cố gắng hơn mỗi ngày. Bố trong mắt nữ sinh là người cực kỳ mẫu mực, luôn chăm lo cho gia đình. 

“Bố mình không chỉ chăm học mà còn rất đa tài. Bố hay làm thơ, sáng tác nhạc chế tặng gia đình và biểu diễn trong những ngày vui của thôn xóm. Mình chưa bao giờ thấy bố uống rượu, cờ bạc. Bố thường đi làm xong là tranh thủ về nhà phụ việc giúp gia đình và dạy các em học”, Thanh Bình tự hào kể.

Chuyện lạ tại ĐH Y Dược Thái Bình: Bố và con gái là bạn học, ở nhà cái gì cũng nhường, đến trường tranh nhau xem điểm ai cao hơn - Ảnh 4.

Chuyện lạ tại ĐH Y Dược Thái Bình: Bố và con gái là bạn học, ở nhà cái gì cũng nhường, đến trường tranh nhau xem điểm ai cao hơn - Ảnh 5.

Bố của Thanh Bình vô cùng ấm áp, lúc nào cũng là chỗ dựa tinh thần của gia đình.

Thanh Bình cũng rất vui khi nghe được những lời tôn trọng mà mọi người dành cho bố và cũng rất tự hào khi được làm con gái của bố. Khi mình đi đâu mà mọi người nhận ra là con gái bố, nghe cách mọi người nói về bố, mình càng thấy thêm kính trọng, tự hào và khâm phục bố”, nữ sinh nói.

Được biết, cả hai bố con đều đặt mục tiêu sau khi tốt nghiệp, có chứng chỉ hành nghề sẽ mở phòng khám chữa bệnh giá rẻ hoặc miễn phí để giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn hoặc cứu người kịp thời trong những trường hợp khẩn cấp.

Ảnh: NVCC

Trang Vũ - Đông

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sinh viên học những ngành học sau đây có thể sẽ đối mặt với nguy cơ thất nghiệp

Sinh viên học những ngành học sau đây có thể sẽ đối mặt với nguy cơ thất nghiệp

Giáo dục - 8 giờ trước

GĐXH - Các bạn sinh viên nên lựa chọn cho mình một ngành học phù hợp với thời thế để không phải đối mặt với nguy cơ thất nghiệp trong 5-10 năm tới.

7 địa phương cho học sinh nghỉ thứ Bảy

7 địa phương cho học sinh nghỉ thứ Bảy

Giáo dục - 11 giờ trước

Phú Thọ, Lai Châu, Lào Cai, Hà Nội, TP Hà Tĩnh, TP Nha Trang, TP Vinh thí điểm dạy học 5 ngày/tuần, cho học sinh nghỉ trọn thứ Bảy, Chủ nhật.

Đề thi riêng năm 2025 vào hơn 100 trường đại học ở phía Nam sẽ như thế nào?

Đề thi riêng năm 2025 vào hơn 100 trường đại học ở phía Nam sẽ như thế nào?

Giáo dục - 19 giờ trước

Năm 2025 ở phía Nam có 3 kỳ thi lớn: đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TPHCM tổ chức, đánh giá đầu vào trên máy tính – V-SAT, đánh giá năng lực chuyên biệt. Vậy đề thi riêng của các kỳ thi này sẽ như thế nào?

Cách chọn khoá học tiếng Anh phù hợp cho nhân viên

Cách chọn khoá học tiếng Anh phù hợp cho nhân viên

Giáo dục - 1 ngày trước

Trong thời đại hội nhập, tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng cần thiết mà còn là yếu tố quyết định thành công cho nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên, việc lựa chọn khóa học tiếng Anh phù hợp cho nhân viên không hề dễ dàng, nhất là khi mỗi công ty lại có nhu cầu và mục tiêu riêng.

Bộ GD&ĐT thay đổi cấu trúc đề kiểm tra định kỳ của học sinh THPT

Bộ GD&ĐT thay đổi cấu trúc đề kiểm tra định kỳ của học sinh THPT

Giáo dục - 2 ngày trước

Bộ GD&ĐT vừa gửi công văn yêu cầu các Sở GD&ĐT, các trường đổi mới cấu trúc đề kiểm tra, đánh giá học sinh cấp THCS, THPT.

Thêm trường đại học ở Hà Nội bỏ xét học bạ từ năm 2025

Thêm trường đại học ở Hà Nội bỏ xét học bạ từ năm 2025

Giáo dục - 3 ngày trước

Theo thông tin từ trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, trong kỳ tuyển sinh năm 2025 trường này sẽ bỏ xét học bạ độc lập, chỉ kết hợp tiêu chí này với chứng chỉ quốc tế, giải học sinh giỏi, điểm đánh giá năng lực, tư duy.

Sinh viên học những ngành này, mức lương khởi điểm lên đến hàng chục triệu đồng mỗi tháng

Sinh viên học những ngành này, mức lương khởi điểm lên đến hàng chục triệu đồng mỗi tháng

Giáo dục - 3 ngày trước

GĐXH - Ngoài việc lựa chọn ngành học theo sở thích và đam mê, các bạn trẻ đa số đều quan tâm đến mức lương khởi điểm sau khi ra trường.

Những người có con đi học ở TP.HCM chuẩn bị đón tin vui trong thời gian tới

Những người có con đi học ở TP.HCM chuẩn bị đón tin vui trong thời gian tới

Giáo dục - 3 ngày trước

GĐXH - Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM vừa có dự thảo xin miễn học phí cho trẻ em mầm non, học sinh THPT công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên THPT trên địa bàn TP.HCM từ năm học 2025-2026

Bao giờ học sinh Hà Nội kết thúc học kỳ I năm học 2024 - 2025?

Bao giờ học sinh Hà Nội kết thúc học kỳ I năm học 2024 - 2025?

Giáo dục - 3 ngày trước

GĐXH - Theo hướng dẫn về khung thời gian năm học 2024 - 2025 của Bộ GD&ĐT, học sinh Hà Nội kết thúc học kỳ 1 trước ngày 18/1/2025.

TPHCM chính thức đề xuất chọn Ngoại ngữ là môn thứ ba thi lớp 10

TPHCM chính thức đề xuất chọn Ngoại ngữ là môn thứ ba thi lớp 10

Giáo dục - 3 ngày trước

Theo Sở GD-ĐT TPHCM việc lựa chọn ngẫu nhiên những môn không thuộc định hướng, gây ra sốc tâm lý, căng thẳng trước kỳ thi. Môn Ngoại ngữ làm môn thứ 3 thi lớp 10 đảm bảo được vấn đề giữ ổn định tâm lý, phù hợp với mục tiêu định hướng nghề nghiệp.

Top