Chuyện lạ về cô giáo được phụ huynh tặng đất xây nhà
Bị ngăn cản nhưng cô Hằng nhất định không ở lại thành phố mà về dạy ở vùng quê nghèo. Bạn bè bỏ nghề gần hết, cô lại say sưa đi chân đất, đội nón lên lớp dạy trẻ những ngày mưa,...
Không chịu ở nơi dễ sống
Gia đình không ai làm giáo viên nhưng tình yêu con trẻ luôn thường trực nên cô học trò Phan Lệ Hằng quyết tâm theo học ngành sư phạm. Tốt nghiệp hệ Trung học sư phạm ở tỉnh Trà Vinh, cô Hằng được phân công về một trường thuộc thị xã Vĩnh Long (nay là TP Vĩnh Long) nơi gia đình đang sinh sống.

Nhưng cô lại lên cấp trên, viết đơn bày tỏ nguyện vọng muốn về một xã vùng khó ở huyện Tiểu Cần. Ngày mới học theo nghề giáo, gia đình đã phản đối nay cô càng khiến gia đình thêm "bực mình". Mặc cho bố mẹ ngăn cản, cô từ năn nỉ đến quyết tâm phải đến vùng khó giúp bọn trẻ còn đang thiếu đủ thứ cả về vật chất và tinh thần so với trẻ em nơi thành thị cô đang sống.
"Những lần về thăm trẻ em ở các huyện nghèo tôi càng nuôi ước mơ được giúp đỡ các em, nhất là những em khuyết tập gặp nhiều khó khăn. Tôi muốn nhen một chút lửa, chút ánh sáng cho con đường tương lai của các em" - cô Hằng chia sẻ.
Tháng 9/1983 cô được phân công về dạy tại Trường PTCS xã Tập Ngãi, dạy lớp ở một điểm lẻ xa điểm chính 4km với nền đất, mái lá tạm bợ, vách ngăn các phòng học là một tấm mê bồ tạm bợ, bàn ghế là những khúc cây và miếng ván sơ sài.
"Nhớ lắm những buổi trời mưa lớp dột như ngoài trời, tôi phải đi chân đất, đội nón lên lớp. Còn học sinh mặc áo mưa, đi chân trần, run run nghe cô giảng bài. Áo quần ướt hết nhưng cô lại động viên các em "trời mưa chút thôi sẽ tạnh, chúng ta cùng ca một bài rồi học bài nhé". Rét buốt mà rất vui" - cô Hằng nhớ lại.
Ngày ấy điện chưa có, các thầy cô phải thắp đèn dầu miệt mài bên trang giáo án. Nhiều bạn bè trong lớp sư phạm ngày trước của cô đã chọn không theo nghề giáo. Chỉ còn cô và một người bạn nữa theo nghề....
Lớp học yêu thương
"Tân Ngãi là vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn. Mãi tháng 11/2013 nơi đây mới hết nghèo. Nhiều em học sinh 11-12 tuổi vẫn chưa vào lớp 1. Trẻ ở đây nhiều khi quần áo không có nói chi đến sách vở, dép giày.
Tôi đi vận động, phụ huynh chỉ nhìn cô nói nếu cháu đi học ai phụ tôi đi bắt cua, bắt ốc về cho bữa cơm, ai giúp tui giữ vịt, bế sắp nhỏ để tui ra đồng,...
Tôi cứ kiên trì, năn nỉ việc đó anh chị cứ từ từ tính. Việc học nếu để tụi trẻ nghỉ thì tội nghiệp lắm. Nói hoài, vận động mãi họ cũng thương tụi trẻ, thấy nếu không cho các con tới trường sẽ thiệt thòi nên sau cũng chấp thuận theo ý cô" - cô Hằng tâm sự.

Được phân dạy khối lớp 1, với nhiều đối tượng học sinh từ trẻ em dân tộc Khơ-me, trẻ chậm phát triển, cô Hằng chia lớp học thành nhiều nhóm, giảng bài một lượt cô giao bài cho các bạn trong lớp rồi đi tới từng em để kèm cặp. Có em chưa biết chữ cô đưa mẫu nét cơ bản để các em tập viết, em biết rồi cô trộn chữ và nêu 1 chữ cái bất kỳ cho các em tìm, học... Mỗi cố gắng của trò được cô động viên bằng lời khen kịp thời hay những cuốn vở nhỏ xinh.
Ngoài vận động trẻ học chậm, từ năm 2000 đến nay cô Hằng còn vận động khuyết tật, trẻ bị hội chứng down, cận hơn 30 độ đến lớp.
"Có em mắc hội chứng này hoàn cảnh rất đáng thương. Em không có mẹ, ở với bà ngoại, tính tình thất thường. Mất nhiều lần tâm sự, động viên cuối cùng tôi nói với bà nếu bà cho cháu đến lớp bà cũng có thể ngồi học luôn để kèm cặp thêm" - cô Hằng chia sẻ.
Đến nay cô Hằng đã vận động và tổ chức dậy hòa nhập cho trên 20 em khuyết tật đạt kết quả cao: 3 em đã hoàn thành chương trình tiểu học, 17 em còn lại đang học từ lớp 2 đến lớp 5 trong trường.
Chuyện tình không mai mối
Có một công việc yêu thích, phía sau cô Hằng là một gia đình hạnh phúc. Cô có một con trai duy nhất. Và con dâu cũng đang theo nghề giáo. Mối tình của cô với chồng cũng thật đặc biệt.
"Anh ấy là hiệu trưởng Trường Tiểu học Tập Ngãi B, huyện Tiểu Cần khi tôi về đây. Trong những lần sinh hoạt, họp hội đồng chúng tôi quen nhau. Rồi một ngày anh hỏi gia đình tôi ở đâu và lên có lời với bố mẹ tôi, sau mới về nói chuyện này với tôi. Anh em đã hiểu rõ về nhau nhưng anh vẫn làm tôi bất ngờ, cảm động. Tôi đồng ý" - cô Hằng bộc bạch.
Tự bao giờ, mảnh đất nơi đây đã trở thành ngôi nhà thứ hai của cô Hằng. Bẵng cái đã có hơn 30 năm gắn bó với đất và người nơi này. Học trò, phụ huynh yêu quý cô. Có con cá lóc nhỏ, chút ốc, con cua bắt ở ngoài đồng, đi đường hái được chút rau muống cũng mang đến tặng cô. Năm 2010 vợ chồng cô dựng nhà gần trường. Điều đặc biệt là mảnh đất ấy cô được phụ huynh thương, như lời cô nói, tặng cho.
Với hơn 30 năm công tác, cô Hằng đã 25 lần được công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở, 2 lần được công nhận Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, 3 lần được tặng Bằng khen của UBND tỉnh Trà Vinh, 2 lần được tặng Bằng khen của Bộ GD-ĐT. Năm 2011 cô được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen. Năm 2012 cô được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú.
Theo Vietnamnet

Hà Nội ra lộ trình chuyển đổi và phát triển hệ thống xe buýt sử dụng điện
Thời sự - 33 phút trướcGĐXH - Theo UBND TP Hà Nội, trong tháng 4/2025, thành phố sẽ thống nhất lộ trình chuyển đổi và phát triển hệ thống xe buýt sử dụng điện; chậm nhất đến năm 2030 đạt tỷ lệ 100% phương tiện xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn Thành phố.

Lời khai của kẻ đánh nam thanh niên dã man giữa đường ở Tây Ninh
Pháp luật - 40 phút trướcĐặng Thái Bình khai mặc dù không va chạm giao thông nhưng cùng đồng phạm hành hung người đi đường.

Xe khách chở 13 người tông xe tải đậu ven đường ở Thanh Hoá lúc nửa đêm
Thời sự - 3 giờ trướcChiếc xe khách loại 16 chỗ chở theo 13 người đi trên đường Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Thanh Hoá thì tông trúng ô tô tải đậu ven đường khiến nhiều người bị thương.

Ngỡ ngàng 'vương giả chi hoa' khoe sắc giữa chốn Hoàng cung Huế
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Những ngày tháng 4, nhiều du khách khi đến tham quan Hoàng cung Huế không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của hoa ngô đồng - loại "vương giả chi hoa".

Công ty CP Thành Đạt bị phạt gần 100 triệu đồng vì khai thác đất trái phép
Thời sự - 3 giờ trướcGĐXH - Công ty CP Thành Đạt bị xử phạt vì thực hiện hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp mà không có giấy phép khai thác khoáng sản...

Nổ lò luyện thép khiến 4 người bị thương ở Thái Nguyên
Thời sự - 4 giờ trướcNgày 9/4, một vụ nổ lò luyện thép xảy ra tại Công ty TNHH Hương Đông khiến 4 người bị thương. Hiện, các nạn nhân đang được điều trị tại Viện C và Bệnh viện bỏng Quốc gia.

Tuồn ma tuý vào nhà tạm giam để dùng chung với bạn
Pháp luật - 5 giờ trướcLợi dụng nhà sát vách tường nhà tạm giam, Trương Lê Phước Tài sau khi bị bắt đã tìm cách tuồn ma tuý vào sử dụng chung với 3 người trong buồng giam.

Tin sáng 10/4: Dàn 'Anh trai vượt ngàn chông gai' diễn ở chương trình kỷ niệm 30/4; vàng SJC tăng mạnh
Xã hội - 5 giờ trướcGĐXH - Nghệ sĩ thuộc show "Anh trai vượt ngàn chông gai" sẽ biểu diễn trong chương trình nghệ thuật "Đất nước trọn niềm vui" vào ngày 20/4; giá vàng SJC tăng lên mức 97,7 – 101,9 triệu đồng/lượng.

Kiểu thời tiết đặc trưng chỉ có ở Hà Nội và Bắc Bộ diễn ra trong ngày hôm nay
Thời sự - 5 giờ trướcGĐXH - Theo dự báo thời tiết, phía Đông Bắc Bộ có sương mù rải rác, khu vực đồng bằng trong đó có Hà Nội mưa nhỏ, mưa phùn. Đến trưa chiều trời giảm mây, mức nhiệt tăng có nơi 33 độ.

Quy định mới nhất về mức đóng bảo hiểm đối với quân đội, công an từ 1/7/2025
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH - Nghị định số 74/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) đối với quân đội, công an và người làm công tác cơ yếu.

Ngày sinh Âm lịch của những người sinh ra đã 'ngậm thìa vàng', lớn lên trong hũ bạc
Đời sốngGĐXH - Người xưa cho rằng, những ngày Âm lịch dưới đây được coi là "ngày cát tường", người sinh vào ngày này dường như sinh ra đã ngậm thìa vàng, không bao giờ lo lắng về tiền bạc trong cuộc sống.