Chuyện mùa chiến dịch
GiadinhNet - Chị Puih Blo, có 4 con ở làng Ngai Yố cho biết: Vì không biết các biện pháp tránh thai nên mặc dù chưa đến 40 tuổi mà chị đã đẻ đến 4 đứa con, đứa bé nhất mới được hơn 1 tuổi được chị địu trên lưng.
...Để huy động được lực lượng đông đảo các tầng lớp nhân dân đến tham dự, một tuần trước khi Chiến dịch diễn ra, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh, Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Ia Grai và Ban DS- KHHGĐ xã Ia Bă đã tổ chức 4 buổi nói chuyện chuyên đề về các chính sách hiện hành của công tác DS-KHHGĐ, chăm sóc SKSS, giới thiệu các biện pháp tránh thai hiện đại, làm mẹ an toàn cho gần 1.000 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ...
Ngày hội trên bản làng
Lễ phát động Chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2010 của Gia Lai đã được mở màn ở xã Ia Bă, huyện Ia Grai.
Với người dân xã Ia Bă, huyện Ia Grai, chiến dịch trở thành ngày hội chăm sóc SKSS (Ảnh: TG). |
Để huy động được lực lượng đông đảo các tầng lớp nhân dân đến tham dự, một tuần trước đó, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh, Trung tâm DS- KHHGĐ huyện Ia Grai và Ban DS- KHHGĐ xã Ia Bă đã tổ chức 4 buổi nói chuyện chuyên đề các chính sách hiện hành về công tác DS- KHHGĐ, các chuyên đề về chăm sóc SKSS, giới thiệu các biện pháp tránh thai hiện đại, làm mẹ an toàn cho gần 1.000 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại UBND xã Ia Bă và các cụm làng Ngai Yố, Dun de, Bek, Măng Ngo, Út 2. Xã Ia Bă có 10 thôn, làng, 1 nông trường cà phê, địa bàn trải rộng, dân cư quê quán hầu như ở mọi miền đất nước tụ họp về đây, đồng bào bản địa là dân tộc Ja rai chiếm gần 50% dân số ở 5 làng. Ngay trong ngày ra quân trong Chiến dịch đợt 1/2010, xã Ia Bă vận động được 52 ca đặt vòng tránh thai, 63 ca tiêm thuốc tránh thai, 288 ca khám, điều trị phụ khoa.
Chị Puih Blo, có 4 con ở làng Ngai Yố cho biết: Vì không biết các biện pháp tránh thai nên mặc dù chưa đến 40 tuổi mà chị đã đẻ đến 4 đứa con, đứa bé nhất mới được hơn 1 tuổi được chị địu trên lưng. Cực nhọc mưu sinh, vắt kiệt sức cho 4 đứa con nên chị già trước tuổi rất nhiều. Nét mặt khắc khổ, dáng người vất vả, mọi người cứ nghĩ chị phải gần 50 tuổi.
Với chị Rơ Chăm Bai ở làng Dun De thì mỗi khi có Chiến dịch về xã là niềm vui, hạnh phúc đối với chị em ở các làng vùng sâu, vùng xa như chị. Chị Bai hồ hởi: Ở làng chị, nhờ được các cán bộ tuyên truyền mà chị em phụ nữ đa phần chỉ sinh 2 con là không sinh thêm nữa. Ngày 8/3 vừa rồi, được đi dự Tọa đàm kỷ niệm 100 năm Quốc tế Phụ nữ, 1970 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, rồi lại được nghe tuyên truyền công tác DS- KHHGĐ, chị em ở làng chị phấn khởi lắm nên sáng nay chị nào có giấy mời đều có mặt đông đủ. Dự Lễ phát động xong là qua trạm y tế làm dịch vụ. "Có Chiến dịch, chị em chúng tôi mới được hiểu biết thêm các kiến thức về chăm sóc SKSS để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình, được tiếp cận với những thông tin cần thiết để lựa chọn cho mình một biện pháp tránh thai phù hợp...".
Hiệu quả của truyền thông
Năm 2010, Gia Lai sẽ triển khai chiến dịch tại 103 xã, phường, thị trấn. Đặc biệt ưu tiên 40% các xã thuộc 5 huyện vùng sâu, xa, vùng đặc biệt khó khăn. Đảm bảo hoàn thành 65% chỉ tiêu các biện pháp tránh thai lâm sàng của năm; 90% các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ thuộc địa bàn Chiến dịch được cung cấp thông tin cũng như khám và điều trị. Với chỉ tiêu đề ra cần đạt được là 68.970 cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại. Trong đó, đình sản: 750 ca; đặt vòng: 14.500 ca; tiêm thuốc tránh thai 14.100 ca; cấy thuốc tránh thai: 400 ca; 26.000 người uống thuốc tránh thai; số người sử dụng bao cao su: 15.000. Ưu tiên đối tượng thuộc diện khó khăn, chính sách. Chiến dịch đợt 1 bắt đầu từ ngày 1/3 kết thúc vào ngày 10/5/2010. Đợt 2 bắt đầu từ ngày 10/7 đến ngày 30/10/2010. |
Sau buổi lễ phát động, dòng người lại rồng rắn kéo nhau vào trạm y tế xã để được khám, kiểm tra phát hiện các bệnh phụ khoa, đồng thời được hướng dẫn, cấp phát các phương tiện tránh thai, khám phụ khoa phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Chị em ai cũng phấn khởi, không còn cảm giác e ngại. Vì số lượng chị em đến dự Lễ ra quân quá đông, hơn 400 người nên số chị ở các làng gần trung tâm xã được vận động về trước để nhường cho những chị em ở các làng xa được khám, điều trị phụ khoa và đặt vòng tránh thai trước. Còn số chị em khác ở gần hơn thì sắp xếp khám vào buổi chiều và ngày hôm sau.
Ông Đàm Vạn Quốc, Giám đốc Trung tâm DS- KHHGĐ huyện Ia Grai cho biết: "Ia Grai là huyện nhiều năm qua các chỉ tiêu vận động chị em thực hiện các biện pháp tránh thai lâm sàng luôn đạt và vượt chỉ tiêu. Trên địa bàn huyện có đông đồng bào Ja Rai và công nhân nhiều nông trường cà phê nên trong công tác tuyên truyền vận động có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn khi mà tập quán của người Ja Rai còn mang nặng tư tưởng muốn sinh nhiều con. Chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đợt 1/2010 được triển khai vào thời điểm mùa khô, tuy đã vào mùa thu hoạch hồ tiêu, mùa tưới cà phê nhưng chị em vẫn tích cực tham gia...".
Hiện nay công tác DS-KHHGĐ đang còn phải đối mặt với nhiều vấn đề xã hội phức tạp cần được quan tâm giải quyết như: Chất lượng dân số còn thấp, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng ở các vùng sâu, vùng đồng bào Ja Rai còn cao. Chỉ tiêu giảm sinh và giảm sinh con thứ 3 trở lên chưa đạt trong khi nhận thức của nhân dân về công tác DS- KHHGĐ còn hạn chế. Việc tỉnh chọn Ia Grai là đơn vị điểm để phát động Chiến dịch thực sự có ý nghĩa, là động lực giúp cho địa phương hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu được giao... Trước khi Chiến dịch được tổ chức, chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đều được tuyên truyền vận động và phát giấy mời đến điểm thực hiện dịch vụ. Cách thức triển khai Chiến dịch từ khâu ghi phiếu, tiếp nhận đến phân loại khám và điều trị, đặt vòng tránh thai đều được tiến hành đúng qui trình, đảm bảo chị em được nhận dịch vụ an toàn, thuận lợi. Thanh Long
Hà Giang: Bị ảnh hưởng nhiều vì dịch bệnh nhưng vẫn hoàn thành các mục tiêu bằng cách đa dạng hóa công tác truyền thông
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet - Hà Giang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nhằm thực hiện có hiệu quả chỉ tiêu, kế hoạch về công tác Dân số - kế hoạch hóa gia đình năm 2021.
Trung tâm dân số - KHHGĐ TP Hà Giang: Có dịch nhưng quyết không để bà con bị gián đoạn truyền thông
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet - Có dịch nên lực lượng truyền thông người bị cách ly, người ở nơi phong tỏa… tưởng chừng gián đoạn truyền thông, nhưng ngành Dân số Hà Giang quyết tâm không để bà con bị gián đoạn truyền thông chăm sóc SKSS-KHHGĐ.
Hải Phòng: Sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet - Tới đây Hải Phòng sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn đối với thanh niên nam, nữ chuẩn bị kết hôn, tiếp tục giữ mức sinh hợp lý nhằm kéo dài cơ hội "dân số vàng"...
TP Hải Phòng: Đạt mức sinh thay thế và duy trì nhiều năm
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet - TP Hải Phòng có khoảng trên 2 triệu dân, nhưng đã sớm đạt mức sinh thay thế 2,09 con/phụ nữ từ năm 2004, hiện đang tập trung nâng cao chất lượng dân số đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Bắc Mê (Hà Giang): Giảm sinh 0,4 phần ngàn, nhiều chỉ tiêu đạt cao nhờ đổi mới truyền thông trong thời kỳ dịch Covid-19
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet - Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện Bắc Mê (Hà Giang) đã có nhiều cố gắng trong công tác tuyên truyền cho người dân về duy trì mức sinh hợp lý, cân bằng tỷ lệ giới tính… nhằm nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Duy trì mức sinh thay thế 2,05 con/phụ nữ, Hải Phòng tiếp tục hoàn thành mục tiêu chiến lược nhiều năm
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet - Ngành Dân số Hải Phòng đang tổng hợp dữ liệu để có căn cứ chính xác về thực trạng số con hiện có và số con mong muốn ở các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản, nhằm đưa ra các giải pháp hiệu quả, thúc đẩy đạt mức sinh thay thế 2,1 con/phụ nữ.
Hải Phòng: Tiếp tục thành công trong chăm sóc SKSS-KHHGĐ nhờ đổi mới sáng tạo hình thức truyền thông tư vấn và dân vận khéo thời dịch bệnh COVID-19
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet - Hải Phòng đã giữ mức sinh thay thế đạt ở mức 2,05 con/phụ nữ. Năm 2021 tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, UBND TP Hải Phòng chỉ đạo không tập trung đông người, vì vậy công tác dân số - KHHGĐ gặp một số khó khăn, nhưng vẫn đạt mục tiêu đề ra nhờ… dân vận khéo.
Truyền thông được coi là "chìa khóa" nâng cao nhận thức, đồng thuận đạt hiệu quả cao về DS-KHHGĐ ở Bắc Quỳnh (Lạng Sơn)
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet - Lạng Sơn là 1 trong 33 tỉnh thành có mức sinh cao, nhưng riêng xã Bắc Quỳnh từ 2014 tới nay tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở xã Bắc Quỳnh luôn rất thấp, là điển hình thực hiện tốt công tác dân số – KHHGĐ về tầm soát mức sinh phù hợp.
Phú Lương (Thái Nguyên): Phối hợp truyền thông tốt nên mức sinh năm 2021 dự kiến tiếp tục giảm
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet – Thái Nguyên là một trong những tỉnh, thành có mức sinh cao, nhưng ở huyện Phú Lương nhờ triển khai tốt các hoạt động truyền thông, Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ KHHGĐ đến vùng có mức sinh cao thì mức sinh ở đây lại giảm đều.
Phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ phải biết cất lên tiếng nói, bởi có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay
Dân số và phát triển - 3 năm trướcGiadinhNet - Theo nhà văn Chu Lai, phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ thì không nên chịu đựng mà phải cất tiếng nói chân thành với chồng và gia đình chồng để ngày nào đó họ hiểu ra rằng: Có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay.
Con gái có được thờ cúng bố mẹ đẻ tại nhà chồng hay không?
Dân số và phát triểnGiadinhNet - Nhiều phụ nữ đã day dứt vì không thờ cúng được bố mẹ đẻ chỉ vì "một nhà không được thờ hai họ". Nhưng đã có những chị em thờ cúng bố mẹ mình tại nhà chồng, họ cho rằng việc này là bình thường. Các nhà tín ngưỡng tâm linh nói sao về việc này?