Chuyện người phụ nữ bị đuổi khỏi nhà vì sinh toàn con gái
GiadinhNet - Xuất phát từ quan niệm đẻ con trai để nối dõi tông đường, nếu không có con trai sẽ bị coi là tuyệt tự nên hiện nay, rất nhiều gia đình Việt vẫn đang tìm mọi cách cố đẻ cho bằng được thằng cu để “chống gậy”. Điều này là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh cũng như kéo theo rất nhiều hệ lụy đau lòng mà phụ nữ và trẻ em gái là những người trực tiếp gánh chịu.

Trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái để đẩy lùi tư tưởng “trọng nam khinh nữ, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh. Ảnh minh họa
Bị chồng đuổi ra khỏi nhà vì… không biết đẻ (?!)
Bà Thanh (nhân vật đã được đổi tên, ở Vĩnh Phúc) được nhiều người biết đến là một bà mẹ đơn thân thành công trong việc nuôi dạy con cái khi có tới ba cô con gái đều đã tốt nghiệp Đại học ở Hà Nội. Hai cô còn lại đang là học sinh và đều thuộc top học sinh giỏi của trường, dự sẽ “nối gót” các chị trong tương lai.
Hạnh phúc viên mãn là vậy nhưng khi khai thác đời tư của người phụ nữ này, nhiều người không khỏi sốc khi biết, cách đây nhiều năm, bà và các con đã bị chồng hắt hủi, đuổi ra khỏi nhà vì một lý do hết sức phi lý. Chồng bà cho rằng, vợ mình không biết đẻ, dẫn đến hậu quả sinh ra toàn… con gái. Cố sinh cho chồng một thằng cu chống gậy, kết cục bà sinh ra năm cô con gái. Việc có tới năm cô con gái mà không có nổi một thằng con trai “chống gậy” đã khiến ông thay đổi tính nết, thường xuyên mắng nhiếc vợ con và đỉnh điểm là đuổi cả vợ lẫn con ra khỏi nhà.
Dắt díu năm đứa con nheo nhóc sống tạm bợ trong gian chuồng gà sập sệ, bà Thanh đã trải qua những tháng ngày tận cùng của sự tủi nhục. Khi nghe cô con gái út hỏi: “Mẹ ơi, sao chúng ta có nhà mà không được về?”, bà đã khóc vì quá thương các con. Các con bà không hề có lỗi nhưng do quan niệm, định kiến ở địa phương đã đẩy chúng đến bước đường khốn khổ này.
Gạt nước mắt, bà tự dặn mình và dặn các con phải vượt qua giai đoạn khó khăn ấy để sống thật tốt, phải chứng minh cho mọi người thấy, con gái không hề thua kém con trai, thậm chí còn hơn con trai. Và quả thực, những thành quả mà bà và các con đã đạt được ngày hôm nay chính là minh chứng cho điều đó.
Đây là một câu chuyện thật do chính TS Nguyễn Quang Hòa, giảng viên cao cấp Học viện Báo chí và Tuyên truyền tận mắt chứng kiến và theo dõi nhiều năm nay. Ông kể lại cho chúng tôi tại buổi tập huấn liên quan đến mất cân bằng giới tính khi sinh vừa được tổ chức mới đây. Nói ra để thấy, tình trạng “trọng nam khinh nữ” vẫn đang “len lỏi” trong đời sống hàng ngày của người dân trên khắp mọi miền đất nước, từ thành thị đến nông thôn, đồng bằng, ven biển đến cả miền núi.
Chính tâm lý ưa thích con trai vô hình chung đã khiến nhiều trẻ em gái bị chính người thân trong gia đình hắt hủi, chịu nhiều thiệt thòi và không được coi trọng. Như trường hợp của một nữ sinh sống ở Hưng Yên. Em lớn lên trong sự ghẻ lạnh của người bố ruột. Không riêng gì em, ba người chị gái của em cũng chung cảnh ngộ, lý do đơn giản là vì, các em đều là con gái. Ngày nào bố em cũng lôi điệp khúc: “Chúng bay chỉ là một lũ vịt giời ăn hại, nuôi lớn rồi bay đi” ra mắng nhiếc. Rồi mỗi khi bố em đi ăn cỗ phải ngồi “mâm dưới” hoặc nghe nhiều lời kích bác nói mẹ em “không biết đẻ” là y như rằng, mẹ con em lại bị bố lôi ra đánh đập không thương tiếc…
Hay biết bao bà vợ dù tuổi đã cao và có một “đàn con” nheo nhóc nhưng vẫn bị chồng ép sinh thêm con vì những đứa con trước đó toàn là con gái. Thậm chí, nhiều ông chồng còn tuyên bố với vợ, nếu không đẻ được thằng cu, họ sẵn sàng ly dị để đi “kiếm” một đứa con trai với người vợ mới… Tất cả những thực trạng trên là nguyên nhân làm gia tăng bất bình đẳng giới cũng như tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh.
Con gái cũng có thể thờ cúng ông bà tổ tiên
Theo thống kê, từ năm 2006, tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam luôn ở mức trên 110 trẻ trai/100 trẻ gái. Nhiều tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng tỷ lệ này chênh lệch rất cao, lên đến trên 120 trẻ trai/100 trẻ gái. Theo số liệu thống kê hàng năm, trên 50% số tỉnh, thành phố có tỷ số giới tính khi sinh của năm sau cao hơn năm trước. Đáng chú ý, tỷ số giới tính khi sinh cao ngay trong lần sinh đầu tiên và tăng cao trong lần sinh thứ 3. Đặc biệt, năm 2018, tỷ số giới tính khi sinh tăng nhanh và ở mức cao nhất từ trước tới nay: 115,1 bé trai/100 bé gái, tăng ba điểm phần trăm so năm 2017.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) cho biết, nếu tỷ số giới tính khi sinh không được cải thiện trong thời gian tới, hệ lụy xã hội sẽ rất lớn khi thừa nam thiếu nữ, nhất là thiếu ở độ tuổi kết hôn, nam giới sẽ khó lấy vợ, hoặc không kết hôn. “Mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ tác động tiêu cực đến cá nhân, gia đình, cộng đồng và sự phát triển bền vững của quốc gia nếu không được can thiệp kịp thời”, bà Nguyễn Thị Ngọc Lan nhấn mạnh.
Trước tình trạng cấp bách trên, Nghị quyết 21-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng khóa XII về Công tác dân số trong tình hình mới đã đặt ra mục tiêu: Giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề về quy mô, cơ cấu, phân bố, chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với phát triển kinh tế - xã hội. Duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên... Như vậy, giảm dần tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh là việc làm cấp bách để đến năm 2030, tỷ số giới tính khi sinh ở mức dưới 109 bé trai/100 bé gái.
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu trên, các nhà nhân khẩu học nhận định, nguyên nhân cốt lõi của vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh là sự bất bình đẳng giữa nam và nữ. Tình trạng lựa chọn giới tính thai nhi trước khi sinh trở nên nghiêm trọng hơn do tâm lý phải sinh được con trai để có người thờ phụng, hương khói sau khi qua đời. Do đó, việc quan trọng nhất là phải làm thay đổi nhận thức của người dân về vai trò của nữ giới, từ đó, đẩy lùi tư tưởng “trọng nam khinh nữ” trong tâm thức của người dân.
Từng bàn luận về việc con gái đi lấy chồng có được thờ phụng gia tiên nhà ngoại, PGS.TS Trịnh Hòa Bình, Phó Tổng thư ký Hội Xã hội học Việt Nam cho rằng, nếu theo truyền thống của người Việt thì chuyện con gái thờ phụng bố mẹ đẻ ít xảy ra nhưng ở xã hội hiện đại thời nay, người ta cũng không quá nặng nề việc con gái thờ phụng bố mẹ một khi trong nhà không có con trai. Hay nói cách khác, việc thờ phụng tổ tiên không nhất thiết phải là con trai. Con gái cũng có thể làm điều đó trong bối cảnh xã hội hiện nay, nếu nhận được sự cảm thông của người chồng và gia đình nhà chồng thì càng tốt.
Theo bà Astrid Bant, Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam, để nâng cao vai trò của người phụ nữ, việc đầu tiên là nâng cao vị thế của họ và quan tâm, chia sẻ, bình đẳng về mọi mặt giúp cho phụ nữ nâng cao hiểu biết về bình đẳng giới, xóa bỏ tâm lý tự ti, cam chịu, định kiến, giúp họ nâng cao trình độ văn hóa chuyên môn, cân đối giữa con người xã hội và con người gia đình, phê phán ngăn chặn các hành vi phân biệt đối xử với nữ giới. Mặt khác, đối với nam giới cũng cần học tập, nâng cao hiểu biết về bình đẳng giới, thay đổi quan niệm định kiến, tiến tới xã hội bình đẳng hơn.
Mai Thùy

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh
Dân số và phát triển - 12 giờ trướcMột trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcViệc chủ động tránh thai cũng được xem là một cách yêu thương bản thân, giúp bạn gái bảo vệ sức khỏe và cả tương lai của mình.

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGiang mai bẩm sinh là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng xảy ra khi một người mẹ mắc bệnh giang mai truyền bệnh cho con trong quá trình mang thai hoặc khi sinh.

Muốn "yêu" hết mình nhưng vẫn tránh thai an toàn, nàng đã biết đến biện pháp này chưa?
Dân số và phát triển - 2 ngày trước"Chuyện yêu" cũng giống như chất xúc tác - giúp các cặp đôi gắn kết sâu sắc hơn, tạo điều kiện cho tình yêu thêm bền chặt và thăng hoa. Tuy nhiên, giữa thời điểm tuổi trẻ vẫn còn mải mê chạy theo đam mê và chưa nghĩ đến trách nhiệm, câu hỏi lớn đặt ra cho các bạn nữ là: "Nàng đã biết cách "yêu" an toàn mà không phải lo lắng về những rủi ro ngoài ý muốn?".

Chế độ dinh dưỡng tốt cho nam giới bị liệt dương
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcChế độ dinh dưỡng lành mạnh rất quan trọng với người bị liệt dương, giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường sức khỏe tim mạch và hỗ trợ sản xuất testosterone, tất cả đều cần thiết đối với chức năng cương dương.

Bộ Y tế trả lời kiến nghị tăng cường chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcTheo Dữ liệu dân cư quốc gia, cả nước hiện có khoảng 16,1 triệu người cao tuổi, chiếm trên 16% dân số. Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất Châu Á, thời gian chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang dân số già là 17 - 20 năm, ngắn hơn so với nhiều nước khác...

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Chị Vân, 29 tuổi, đi tháo que tránh thai, bất ngờ phát hiện que cấy 3 năm trước lạc sâu vào bắp tay, phải nhập viện phẫu thuật.

Cụ bà 100 tuổi đi lại sau một mũi tiêm khớp tại bệnh viện
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Điều kỳ diệu đến chỉ sau 2–3 ngày kể từ mũi tiêm đầu tiên, cụ đã tự dậy, rửa mặt, ăn uống và đi lại nhẹ nhàng sau khi bị mất hoàn toàn khả năng vận động.

8 nguyên nhân tiềm ẩn gây đau núm vú và cách điều trị
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcCó nhiều nguyên nhân gây đau núm vú, trong đó một số nguyên nhân đơn giản nhưng cũng có những tình trạng nghiêm trọng tiềm ẩn cần lưu ý.

Độ tuổi lớn nhất mà phụ nữ có thể mang thai tự nhiên là bao nhiêu?
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcNhiều phụ nữ lớn tuổi có mong muốn sinh con bằng phương pháp mang thai tự nhiên, vậy cơ hội và rủi ro là gì?

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.