Chuyện những cựu chiến binh đi tìm hài cốt đồng đội: Mệnh lệnh từ trái tim
GiadinhNet - Khi bom đạn đã lùi dần vào quá khứ, lại ở vào tuổi hưu, nhưng những người lính ấy vẫn đau đáu ngày đêm với công cuộc tìm hài cốt đồng đội.
Đại tá Nguyễn Hùng Phong, Phó Chủ tịch Hội"Tìm hài cốt liệt sỹ bằng con đường ngoại cảm là thiếu căn cứ khoa học". |
Lời hứa không quên
Phương pháp giám định ADN của hài cốt liệt sỹ, Hội sẽ hỗ trợ 60% kinh phí cho gia đình liệt sỹ, phần còn lại do Viện Công nghệ sinh học hỗ trợ. Gia đình liệt sỹ không phải trả tiền cho việc giám định. |
"Có bao nhiêu trường hợp cho kết quả đúng từ phương pháp tìm kiếm bằng con đường ngoại cảm?", tôi hỏi Đại tá Thâu. Ông lắc đầu trả lời: "Ít lắm. Hàng trăm trường hợp thì mới đúng vài trường hợp. Nhưng đó cũng chỉ nhờ may mắn. Những trường hợp thử gene đúng thường do gia đình liệt sỹ tìm bằng phương pháp nhờ đồng đội còn sống kể lại rồi chắp nối thông tin. Rồi khi tìm thấy hài cốt, họ lấy mẫu về đây, chúng tôi sẽ làm thủ tục giám định".
Đại tá Thâu tâm sự: "Mỗi lần trả kết quả giám định, mọi niềm vui nỗi buồn của các gia đình đều gắn với niềm vui nỗi buồn của chúng tôi. Có những trường hợp, cả nhà kéo đến. Kết quả đúng, họ òa lên khóc hạnh phúc khi tìm được chắc chắn hài cốt người thân. Khóe mắt chúng tôi cũng rưng rưng cảm động và vui sướng. Tất nhiên có cả trường hợp thất vọng khi không đúng. Cảm giác không thể nói nên lời".
Năm nay đã ngoài 60 tuổi, nhưng hàng ngày Đại tá Thâu vẫn sáng ra khỏi nhà rồi tối mịt mới về. Ông miệt mài với công việc hỗ trợ các gia đình liệt sỹ chưa tìm được hài cốt. Ở Hội Hỗ trợ gia đình liệt sỹ Việt Nam, các thành viên hầu hết đều ở cái tuổi như ông Phủng cả. Họ quên đi tuổi già, quên cả nghỉ ngơi để làm cái việc mà như ông Phủng đã nói: Đó là mệnh lệnh từ trái tim.
Ông Thâu cho biết đã tham gia chiến đấu ở Quân khu 4 từ năm 1966. Trải qua những trận đánh khốc liệt tại Bến Thủy, Linh Cảm, Vĩnh Linh, Đèo Ngang... năm 1972, ông vào Đông Nam Bộ chiến đấu, năm 1975 ông tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn. Tháng 10/1977, ông tham gia chiến tranh biên giới ở Tây Ninh. Cuối năm 1978, ông lại sang Campuchia chiến đấu.
"Trận nào cũng ác liệt. Trận nào cũng có đồng đội tôi hy sinh. Trong đó trận đánh ở Lương Hòa, Long An đã khiến 28 đồng đội tôi đã phải nằm lại. Bây giờ trong số đó, có người đã tìm được hài cốt, có người vẫn phải nằm lại đâu đó nơi chiến trường xưa. Chưa tìm được đồng đội, đó là cái nợ, cái tâm niệm tự hứa với lòng mình phải tiếp tục tìm kiếm", ông tâm sự.
Một trong nhiều kết quả sai khi tìm bằng con đường ngoại cảm. |
Đại tá Trần Phương Thâu với danh sách dài các gia đình nhờ
Hội giúp đỡ. |
Ngoại cảm nhưng phải giám định ADN
Về vấn đề tìm mộ liệt sỹ bằng con đường ngoại cảm, Đại tá Phạm văn Phủng, người trực tiếp tiếp nhận hồ sơ, mẫu giám định ADN từ các gia đình liệt sỹ nói đầy e ngại: "Đa số những gia đình tìm kiếm mộ liệt sĩ bằng con đường ngoại cảm đều không nói với chúng tôi. Những trường hợp chúng tôi biết thì đáng buồn là xác suất chính xác rất thấp. Họa chăng chỉ một vài trường hợp. Cho nên chúng tôi thực sự e ngại trước những trường hợp nhờ nhà ngoại cảm chỉ mộ rồi vội vã đưa về quê an táng. Mới đây nhất, 6 trường hợp chúng tôi trả kết quả giám định sai đều là tìm hài cốt nhờ nhà ngoại cảm".
Năm qua, ở Nghệ An, Hà Nam nổi lên nhiều trung tâm tìm mộ liệt sỹ, đặc biệt ở Hà Nam có trung tâm của nhà ngoại cảm T. Trung tâm này còn mở ra cả một dịch vụ ăn nghỉ, xe đưa đón phục vụ công tác tìm mộ. "Các trường hợp nhờ nhà ngoại cảm T. tìm mộ sau đó đến chúng tôi làm thủ tục giám định ADN, thì chưa có trường hợp nào đúng. Đa số gia đình liệt sỹ đều còn nghèo. Nhờ đến nhà ngoại cảm phải đi cả nhà, tổ chức đi lại, ăn uống, nghỉ ngơi, rồi lên đường tìm kiếm. Tốn kém hàng chục, thậm chí lên đến cả trăm triệu đồng. Bỏ tiền ra tìm người thân, họ đâu có tiếc. Họ đã nghèo lại càng nghèo hơn", ông Phủng cho hay.
"Tìm mộ bằng con đường ngoại cảm là một việc làm không có căn cứ khoa học và hết sức nguy hiểm. Những trường hợp đã nhờ nhà ngoại cảm chỉ hài cốt sau đó lấy mẫu giám định gene thì kết quả đa số là hỏng. Tất nhiên, chúng tôi không loại trừ một số trường hợp ngẫu nhiên. Chúng tôi biết tâm lý của các gia đình liệt sỹ khi tìm thấy hài cốt thì muốn đưa về ngay. Nhưng tốt nhất các gia đình hãy bình tĩnh, hãy làm thủ tục giám định ADN để tránh trường hợp bốc nhầm hài cốt", Đại tá Nguyễn Hùng Phong, Phó chủ tịch Hội nói.
Theo ông Phong, hiện nay còn khoảng 600.000 trường hợp liệt sỹ thất lạc danh tính, trong đó còn đến một nửa chưa quy tập về các nghĩa trang, vẫn nằm rải rác các chiến trường, con sông, con suối, cánh rừng nơi vốn là chiến trường khốc liệt thời chiến tranh. Để từng bước tìm lại danh tính cho đồng đội, ông Phong nói rằng sẽ xã hội hóa công tác tìm kiếm, kêu gọi toàn xã hội đồng hành. Nhưng tìm kiếm phải bằng phương pháp chắp nối thông tin, khoa học chứ không nên đi theo con đường ngoại cảm.
Lý giải về việc tìm mộ bằng ngoại cảm từ hiện tượng trở thành phong trào, ông Phủng cho rằng: "Đối với các gia đình liệt sỹ, bao nhiêu năm nay hài cốt người thân chưa tìm được, bỗng nghe tin có người có thể "chỉ đường", thế là họ như người có bệnh thì vái tứ phương vậy".
Không chỉ là giám định ADN Phương pháp tìm hài cốt liệt sỹ của Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam gồm có 6 bước: Một là, tiếp nhận giấy báo tử của liệt sỹ do gia đình liệt sỹ cung cấp. Hai là, căn cứ vào giấy báo tử, Hội sẽ xác định được liệt sỹ đó đã thuộc biên chế đơn vị nào, chiến đấu ở vùng nào trước khi hy sinh. Ba là, Hội sẽ thu thập các thông tin của các đồng đội, các cựu chiến binh cùng đơn vị với liệt sỹ về nơi chiến đấu và các thông tin cần thiết khác. Bốn là, lá thư cuối cùng của liệt sỹ gửi về gia đình chính là một thông tin rất quan trọng. Lá thư đó có ghi mật mã của đơn vị mà liệt sỹ từng phục vụ. Năm là, nếu các cựu chiến binh hay đồng đội cũ xác định có sơ đồ mộ chí thì điều kiện quy tập liệt sỹ sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn nữa. Sáu là, khi đã tìm được hài cốt được cho là của các liệt sỹ nhất định phải qua xét nghiệm ADN. |
Nguyễn Thành
Khởi tố đối tượng nổ súng để giải quyết mâu thuẫn
Pháp luật - 15 phút trướcGĐXH - Công an tỉnh Cao Bằng đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra đối với Bùi Trung Kiên (SN 1998, trú tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng.
Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động
Giáo dục - 40 phút trướcGĐXH - Nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp môn xét tuyển từ năm 2025 để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.
Bắt tạm giam 2 đối tượng tổ chức sử dụng và tàng trữ trái phép ma túy
Pháp luật - 41 phút trướcGĐXH - Trong quá trình tuần tra, kiểm soát tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, Công an huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã phát hiện 2 đối tượng đang có hành vi tổ chức và tàng trữ trái phép chất ma túy nên đã tiến hành bắt giữ.
Khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xé Quốc kỳ
Pháp luật - 50 phút trướcGĐXH - Khi đi qua đoạn đường vắng, thấy người dân treo Quốc kỳ để chuẩn bị cho "Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc", do bốc đồng 2 đối tượng đã xé Quốc kỳ.
Sau 2 ngày lẩn trốn, hung thủ giết đã sa lưới
Pháp luật - 54 phút trướcGĐXH – Sau khi sát hại nạn nhân, Bạch bỏ trốn khỏi hiện trường gây án. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, chỉ hơn 2 ngày sau, đối tượng đã bị bắt giữ.
Hai phi công vụ rơi máy bay ở Bình Định được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH - Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Thượng tá Nguyễn Hồng Quân (2 phi công trong vụ rơi máy bay ở Bình Định) được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba vì có thành tính xuất sắc trong nhiệm vụ huấn luyện bay.
Đổ thuốc trừ sâu vào nước sinh hoạt nhà hàng xóm
Pháp luật - 1 giờ trướcGĐXH - Ngày 22/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Văn Bàn (tỉnh Lào Cai) đã thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Triệu Thị Ton (SN 1976) về hành vi “giết người”.
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn
Pháp luật - 5 giờ trướcGĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,
Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội
Thời sự - 5 giờ trướcNhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luậtGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.