Chuyện ở những lớp học đặc biệt
Dạy trẻ khuyết tật, tiến bộ của các em không thể đo bằng ngày, tháng, năm mà bằng thập kỷ. Vậy mà có nhiều bạn trẻ quyết tâm lựa chọn con đường này.
Bao nhiều nghề không chọn…
Năm 1993, tốt nghiệp khoa Địa, ĐH Sư phạm Hà Nội, cô giáo trẻ Đặng Thị Bích Thảo về dạy tại trường THPT Phạm Hồng Thái, quận Ba Đình, Hà Nội. Nhưng một lần chở cô ruột đến thăm người bạn, con đường của cô đã rẽ sang hướng khác khi đã xin thử sức ở trường tiểu học Bình Minh (Hoàn Kiếm), một trường dạy trẻ khuyết tật.
Khi đến nhận lớp, dù đã được dọn đường tinh thần nhưng cô vẫn sốc. Sốc vì không ngờ học trò của mình lại là những đứa trẻ bị khuyết tật nặng nề đến thế. Ngày làm việc đầu tiên kết thúc trong cảm giác buồn.

Tâm sự với thầy tổ trưởng là tiến sĩ tâm lý học Đinh Đoàn, cô nhận được lời động viên khích lệ. Điều thực sự khiến cô gắn bó với công việc này đến nay đó chính là một buổi tan học, đưa học sinh ra cổng, cô Thảo bắt gặp bà của học sinh Phạm Xuân Hưng. Bà đã đến nắm tay cô và nói: “Các cô trẻ thế đã dạy các cháu như thế này. Tôi rất biết ơn các cô, tôi như được sống lại lần nữa”.
Hỏi về hoàn cảnh của Hưng, cô mới biết, em sinh ra bình thường như bao đứa trẻ khác. Một lần, bố Hưng lấy thanh gỗ đánh mẹ em, cú ra đòn đó em hứng trọn vào đầu. Hôn mê 10 ngày, tỉnh lại, em hoàn toàn không còn khả năng nhận thức.
Bất hạnh hơn, sau lần đó, mẹ em bỏ đi biệt tích, bố đi bước nữa, Hưng ở với bà nội. Hoàn cảnh của nam sinh này đã giúp cô Thảo có thêm động lực để gắn bó với nghề, để có cơ hội giúp đỡ những đứa trẻ bất hạnh.
Trong khi đó, cô Lê Thị Chiến, nhóm lớp giáo dục đặc biệt, thành phố Hòa Bình, lại có lựa chọn từ ngày còn ngồi trên ghế nhà trường. Cô chọn Khoa Giáo dục đặc biệt của ĐH Sư phạm Hà Nội.
Ra trường, về thành phố Hòa Bình, cô thấy trẻ khuyết tật ở đây chỉ được đến trường khi còn độ tuổi mầm non, lớn hơn, các em gần như không được đến trường, nhất là những em khuyết tật trí tuệ.
Chính vì vậy, cô Chiến đã mở lớp để trao thêm cho các em khuyết tật cơ hội được sống, được hòa nhập với cộng đồng. Lớp học đầu tiên của cô có 5 học sinh đặc biệt. Các em gần bằng cả tuổi cô.
Tiến bộ của trò tính bằng thập kỷ
Ngày mới vào, không chỉ dạy mà việc vệ sinh cá nhân của học sinh, cô Thảo cũng phải lo từ A đến Z. Đến giờ, có em viết chữ đẹp không khác học sinh bình thường, đã có những kỹ năng cơ bản. Thậm chí có em đã giúp được bố mẹ việc nhà.
Ví dụ, ở trường chỉ được tiếp xúc và xử lý những trường hợp trẻ lên cơn động kinh. Lần đầu tiên thấy một học sinh lớn gần bằng mình động kinh, ban đầu cũng sợ, nhưng nhờ kỹ năng đã học nên đã xử lý được. Chuyện cô giáo bị học trò “tẩn” thường xuyên như cơm bữa. Nhưng dần dần, những khó khăn đó cũng qua đi.
Hiện ở lớp có một học sinh tự kỷ gắn bó với cô Chiến suốt từ năm 2007 đến nay. Lúc đầu mới đến, Nam (tên cậu bé) không nói, cô nói cũng không hiểu và có hành động bất thường. Có khi đang ngồi trong lớp, Nam khóc rất to hoặc làm đau các bạn.
Tuy nhiên, sau 8 năm gắn bó, giờ Nam không còn những hành vi bất thường. Em đã nói được và đặc biệt rất có năng khiếu âm nhạc, rất thích hát karaoke. Bài hát chỉ cần nghe một hai lần là Nam đánh đàn được. Chính vì vậy, cô Chiến cho biết, lớp có một đàn organ chỉ để phục vụ Nam.
“Mỗi lần nhìn thấy học sinh tiến bộ thật sự vui” – cô Chiến cười rơm rớm nước mắt. Là nhóm lớp tư thục, nhưng có bạn hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, cô Chiến cũng giảm học phí 50%.
Dạy trẻ khuyết tật cái khó nhất là những ngày đầu làm quen với trẻ. Nhiều trẻ không hợp tác hoặc hành hung cô giáo là chuyện bình thường. Thậm chí, cả lúc trẻ đã “thuần” thì những khi trái gió trở trời, cô giáo bỗng nhiên được lĩnh những cú đấm hay cái tát như trời giáng cũng không có gì lạ.
“Dạy trẻ khuyết tật, tiến bộ của các em không thể đo bằng ngày, tháng, năm mà bằng thập kỷ. Lớp hiện có 8 bạn gắn bó lưu niên với cô như Hoàng Giang, Minh Hiền. Các bạn đều học ở đây từ 8 năm đến trên 10 năm” – cô Thảo chia sẻ.
Theo Tiền phong

Phẫn nộ hình ảnh bé trai bị bố xích chân kéo lê trên đường phố Hải Phòng
Đời sống - 32 phút trướcHình ảnh một bé trai bị xích chân, kéo lê bằng xe máy trên đường, tay chân bầm tím, chảy máu khiến dư luận phẫn nộ.

Từ tháng 7/2025, người dân coi chừng bị loại khỏi khấu trừ thuế chỉ vì thanh toán sai cách
Đời sống - 1 giờ trướcNghị định 181/2025/NĐ-CP sẽ ảnh hưởng đến việc khấu trừ thuế giá trị gia tăng từ 1/7/2025. Hóa đơn từ 5 triệu đồng yêu cầu thanh toán không dùng tiền mặt. Doanh nghiệp hãy cập nhật quy định này để tránh bị loại chi phí. Đảm bảo bạn không gặp rắc rối trong quyết toán thuế!

Cận cảnh sân vận động quy mô 'khủng' ở Thái Nguyên sắp hoàn thiện
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH - Sau 3 năm thi công, dự án sân vận động Thái Nguyên có tổng mức đầu tư hơn 535 tỷ đồng, với diện tích lên tới trên 15ha, sức chứa 22.000 chỗ ngồi đã hiện hình hài và được trồng cỏ nhìn đẹp mắt.

Loạt trường THPT ở Hà Nội có điểm chuẩn giảm ‘sốc’ năm nay
Giáo dục - 3 giờ trướcNhững năm trước, thí sinh phải đạt trên 7,5 điểm/môn mới có thể trúng tuyển vào trường này. Tuy nhiên, năm nay thí sinh chỉ cần đạt dưới 5 điểm/môn đã có thể đỗ.

Hiện trạng bán đảo hồ Đống Đa hơn 5.600 m2 chuẩn bị được thu hồi để cải tạo cảnh quan
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Bán đảo hồ Đống Đa (hồ Hoàng Cầu) rộng hơn 5.600m2 sẽ được TP. Hà Nội thu hồi để chỉnh trang, cải tạo tổng thể cảnh quan, biến nơi đây thành không gian công cộng hiện đại của Thủ đô.

Nữ sinh Hà Nội với ‘cú ăn ba’ thủ khoa chuyên Anh thi lớp 10
Giáo dục - 4 giờ trướcỞ mùa tuyển sinh lớp 10 năm 2025, Hứa Quỳnh Bảo (lớp 9A8 Trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội) có 5 lượt đỗ các khối chuyên của 4 trường chuyên, đặc biệt còn đạt “cú ăn ba” thủ khoa khối chuyên Tiếng Anh.

Hướng dẫn mới về chế độ ốm đau, hưu trí trong BHXH bắt buộc
Thời sự - 4 giờ trướcThông tư 12/2025 của Bộ Nội vụ chính thức có hiệu lực từ 1/7, hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 liên quan đến BHXH bắt buộc.

7 đối tượng lạng lách, đánh võng rồi quay clip 'khoe', Giám đốc Công an chỉ đạo nóng
Pháp luật - 4 giờ trướcNhóm thanh, thiếu niên ở Ninh Bình chạy xe máy tốc độ cao, lạng lách, đánh võng rồi quay clip đăng “chiến tích” lên mạng xã hội. Giám đốc Công an tỉnh đã chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm vụ việc.

Các khu vực có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh ngày 5/7
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH - Dự báo thời tiết 5/7/2025, mưa rào và giông rải rác còn tiếp diễn ở nhiều khu vực trên cả nước.

Thông tin mới nhất về cơn bão số 2 trong 24 giờ tới
Thời sự - 5 giờ trướcGĐXH - Dự báo trong 24 giờ tới, bão số 2 có khả năng mạnh thêm hai cấp lên cấp 10-11 (89-117km/h), giật cấp 13.

CSGT mở đường, cứu tài xế xe tải đột quỵ trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ
Đời sốngGĐXH - Sáng 5/7, phát hiện tài xế xe tải bị đột quỵ, bất tỉnh trong cabin trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, lực lượng cảnh sát giao thông đã mở đường đưa nạn nhân tới bệnh viện cấp cứu.