Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyển rét đậm, giao mùa, người dân cần làm gì để sống khỏe và an toàn trước COVID-19?

Thứ năm, 09:26 23/12/2021 | Sống khỏe

GiadinhNet - Thời tiết chuyển mùa Đông - Xuân thuận lợi cho sự phát triển, lây lan dịch bệnh, nhất là trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán 2022 sắp tới… người dân tuyệt đối không được chủ quan.

3 KHÔNG cho người bệnh nhiễm COVID-19 không có triệu chứng hoặc thể nhẹ điều trị tại nhà3 KHÔNG cho người bệnh nhiễm COVID-19 không có triệu chứng hoặc thể nhẹ điều trị tại nhà

GiadinhNet - Những trường hợp người bệnh nhiễm COVID-19 không có triệu chứng hoặc thể nhẹ điều trị tại nhà cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt một số nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19 ở cơ sở vào ngày 22/12, GS.TS Phan Trọng Lân nhận định, đến nay, tình hình dịch COVID-19 cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên số ca mắc cộng đồng và tử vong tiếp tục có xu hướng gia tăng nhanh ở nhiều địa phương.

Chuyển rét đậm, chuyển mùa, người dân cần làm gì để sống khỏe và an toàn trước COVID-19? - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Nguyên nhân chủ yếu do sau khi thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP và Quyết định 4800/QĐ-BYT, các hoạt động xã hội trở lại bình thường; mầm bệnh đã lưu hành trong cộng đồng; biến chủng Delta với tốc độ lây lan nhanh, nguy cơ cao biến thể xâm nhập vào Việt Nam; xuất hiện tâm lý chủ quan, không thực hiện quy định phòng, chống dịch, đặc biệt không đeo khẩu trang nơi công cộng; miễn dịch của những người tiêm vaccine giai đoạn đầu giảm dần theo thời gian, trong khi người mới tiêm cần thời gian sinh miễn dịch…

Trước tình hình đó, Bộ Y tế đã đề nghị tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch, đặc biệt giám sát phát hiện sớm, điều trị giảm bệnh nặng, tử vong và đẩy mạnh tốc độ tiêm vaccine do thời tiết chuyển mùa Đông - Xuân thuận lợi cho sự phát triển, lây lan, nhất là trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán 2022 sắp tới…

Chuyển rét đậm, chuyển mùa, người dân cần làm gì để sống khỏe và an toàn trước COVID-19? - Ảnh 3.

Người dân không nên lo sợ dịch Covid-19 mà bỏ qua hoặc không đi khám và đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch. Ảnh minh họa

Trước đó, trao đổi với PV KH&ĐS, GS.TSKH Phùng Đắc Cam, chuyên gia đầu ngành vi sinh lâm sàng Việt Nam, Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư cho biết, nguy cơ bùng phát các dịch bệnh mùa đông xuân rất lớn khi chúng ta quá chú trọng và lo sợ bệnh Covid-19 mà bỏ qua phòng các bệnh nguy hiểm khác.

Thời tiết mùa Đông Xuân là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển, làm tăng nguy cơ gây bệnh, lây lan trong cộng đồng và bùng phát bệnh truyền nhiễm.

Các bệnh thường gặp trong giai đoạn này là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, tiêu hóa như bệnh tay chân miệng, sởi, rubella, ho gà, não mô cầu, thủy đậu, các bệnh cúm, tiêu chảy, liên cầu lợn... Vì vậy, chúng ta cần phải đẩy mạnh các phương pháp phòng tránh bệnh mùa đông xuân trước khi có nguy cơ trở thành đại dịch.

Chúng ta vẫn chưa quên dịch bệnh bạch hầu mới xảy ra năm 2020 ở Tây Nguyên với 191 người mắc bệnh và 5 người tử vong. Chưa kể đến dịch cúm, dịch tiêu chảy do Rota virus, dịch ho gà, viêm não... năm nào cũng chiếm số lượng lớn các giường bệnh tại các viện nhi, khoa nhi trên cả nước, với nhiều biến chứng nguy hiểm và tỷ lệ tử vong cao.

Nguy hiểm hơn, 2 năm trở lại đây do lo sợ dịch Covid-19 nên nhiều gia đình bỏ qua hoặc không đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch. Đây sẽ là mối nguy rất lớn để "dịch chồng dịch" trong mùa đông xuân năm nay.

Vaccine là biện pháp hữu hiện nhất để phòng chống dịch. Vì vậy, các bà mẹ cần lưu ý đưa con tiêm chủng đầy đủ các vaccine phòng bệnh theo đúng lịch.

Chuyển rét đậm, chuyển mùa, người dân cần làm gì để sống khỏe và an toàn trước COVID-19? - Ảnh 4.

Tiêm phòng là biện pháp hữu hiện nhất để phòng chống dịch. Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, với đặc điểm khí hậu mùa đông xuân, chúng ta cần chú ý đến tình trạng vệ sinh cá nhân, dinh dưỡng và đảm bảo sức khỏe cho con mình. Khi có bệnh thì cần đi khám, không tự mua thuốc điều trị, dùng lại đơn thuốc cũ, nhất là đối tượng trẻ em, diễn biến bệnh rất nhanh, dễ xảy ra biến chứng nguy hiểm.

Khi bị ốm, cần chủ động theo dõi và nhận diện những dấu hiệu bất thường của cơ thể. Và nên chủ động đi khám chữa kịp thời, đừng vì lo lắng dịch bệnh Covid-19 mà bỏ qua "thời điểm vàng" chẩn đoán xác định bệnh.

Cách phòng chống dịch bệnh mùa đông xuân hiệu quả

Để chủ động phòng chống dịch bệnh mùa đông xuân, người dân cần chủ động:

- Thực hiện nghiêm Khuyến cáo 5K của Bộ Y tế: Khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tụ và khai báo y tế.

- Tiêm vaccine phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch (đối với các bệnh có vaccine phòng bệnh như sởi, rubella, ho gà, não mô cầu, thủy đậu, cúm…).

- Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh, lưu ý giữ ấm bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.

- Tránh tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu bị các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp như sởi, rubella, ho gà, não mô cầu, thủy đậu, cúm…, nếu cần thiết phải tiếp xúc nên đeo khẩu trang.

- Đảm bảo an toàn thực phẩm, ăn chín, uống chín, ăn uống đủ chất, đủ dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để giúp cơ thể tăng cường vitamin, nâng cao sức đề kháng. Ăn cân đối các nhóm dưỡng chất như tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

- Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày. Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, vệ sinh gia đình, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.

- Khi có các dấu hiệu nghi bị bệnh truyền nhiễm cần thông báo ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

8 thói quen đi ngủ sẽ khiến bạn mệt mỏi và già đi trông thấy8 thói quen đi ngủ sẽ khiến bạn mệt mỏi và già đi trông thấy

GiadinhNet - Có những thói quen xấu trong cuộc sống đang gây nguy hại rất lớn đối với sức khỏe, bác sĩ khuyến cáo mọi người phải thay đổi.

Mời bạn đọc xem video đang được nhiều người quan tâm!

4 lý do phụ nữ tuổi 50 nên ăn chuối mỗi ngày

M.A (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ai dễ bị thiếu máu não?

Ai dễ bị thiếu máu não?

Sống khỏe - 1 giờ trước

Thiếu máu não là tình trạng nghiêm trọng, xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị giảm, dẫn đến thiếu oxy và dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của não. Đây được xem là bệnh lý “tiền” đột quỵ, dễ gây tai biến và tử vong.

Người đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp, tăng nguy cơ suy thận do sỏi bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu

Người đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp, tăng nguy cơ suy thận do sỏi bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông 49 tuổi đến viện trong tình trạng đau tức vùng bụng dưới, tiểu khó, nước tiểu thường xuyên lẫn máu.

Bệnh thủy đậu ở người lớn, điều trị như thế nào?

Bệnh thủy đậu ở người lớn, điều trị như thế nào?

Sống khỏe - 3 giờ trước

Bệnh thủy đậu không chỉ gây ra triệu chứng khó chịu mà còn để lại nhiều biến chứng. Đặc biệt, bệnh thủy đậu ở người lớn thường ảnh hưởng nặng hơn trẻ em.

Ai mắc sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ cao gặp nguy hiểm?

Ai mắc sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ cao gặp nguy hiểm?

Sống khỏe - 3 giờ trước

Theo thống kê của Bộ Y tế, tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 114.906 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 19 ca tử vong. Một số trường hợp khi mắc bệnh sẽ có nguy cơ cao gặp biến chứng nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên

4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

Việc thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc hạ thấp mỡ máu xấu (cholesterol LDL) trong cơ thể.

Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực

Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

GĐXH - Nghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chất curcumin ở trong nghệ có tác dụng chống viêm hiệu quả và giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định.

Bé gái hơn 1 tuổi ở Phú Thọ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân rất hay gặp trong mùa lạnh

Bé gái hơn 1 tuổi ở Phú Thọ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân rất hay gặp trong mùa lạnh

Sống khỏe - 19 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, vào mùa nào, trẻ cũng có thể bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên nhưng mùa lạnh và lúc giao mùa, tình trạng này gia tăng nhiều hơn.

3 loại thực phẩm giàu protein, người sau 55 tuổi nên bổ sung

3 loại thực phẩm giàu protein, người sau 55 tuổi nên bổ sung

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

Protein cần thiết cho sức khỏe con người, góp phần kéo dài tuổi thọ, người già thường nằm trong nhóm thiếu protein.

Một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong do kháng kháng sinh

Một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong do kháng kháng sinh

Sống khỏe - 20 giờ trước

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm thế giới có khoảng 700.000 người tử vong do kháng thuốc. Dự báo, đến năm 2050, cứ 3 giây sẽ có 1 người tử vong do các siêu vi khuẩn kháng thuốc, tương đương với khoảng 10 triệu người mỗi năm. Khi đó, thậm chí các bệnh thông thường như ho, hay chỉ một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong.

Người đàn ông 30 tuổi mắc ung thư tuyến tụy thừa nhận thường xuyên ăn 3 món ăn mà người Việt ưa thích

Người đàn ông 30 tuổi mắc ung thư tuyến tụy thừa nhận thường xuyên ăn 3 món ăn mà người Việt ưa thích

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Thanh niên phát hiện mắc ung thư tuyến tụy ở tuổi 30 thừa nhận thường xuyên ăn những đồ chiên rán, dầu mỡ và đồ ăn ngọt... mặc dù có tiền sử mắc bệnh gan nhiễm mỡ, viêm tuỵ mãn tính.

Top