Chuyện sinh đẻ ở làng BaNa
GiadinhNet - Được nghe anh Luyện Ngọc Toàn, Giám đốc Trung tâm DS - KHHGĐ huyện Chư Păh, Gia Lai báo cáo về thực trạng công tác DS - KHHGĐ ở xã Hà Tây - xã vùng sâu của huyện, là một nơi hầu hết đồng bào theo đạo Công giáo, rất ít người áp dụng biện pháp tránh thai, đặc biệt có hai làng "trắng" về thực hiện KHHGĐ, chúng tôi quyết tâm tìm hiểu thực hư chuyện này ra sao?
Đường đến Hà Tây...
Cách TP phố Pleiku gần 80km, qua những cung đường mịt mù bụi đỏ, chúng tôi đã có mặt tại xã Hà Tây. Bộ mặt xã vùng sâu này đã có nhiều khởi sắc khi được nhận sự đầu tư từ Chương trình 135. Ủy ban nhân xã khang trang, trường học, trạm y tế xã đều đã được xây mới. Ngay như con đường đến Hà Tây cũng đã sạch và rộng hơn nhiều, chỉ còn một vài đoạn đường đá xóc kinh khủng khi ngồi trên xe gắn máy. Đang là mùa khô nên không phải qua ngầm, qua suối...
Tuyên truyền chính sách DS-KHHGĐ cho người dân tại làng Kon sơlawl. |
Xã Hà Tây là nơi bà con người BaNa sinh sống rất đông, chiếm 99,2% và 96% theo đạo Công giáo. Ở đây bà con hầu như không có họ mà chỉ có tên. Thi thoảng mới gặp một vài người có họ trong danh sách dài dằng dặc người nhận hỗ trợ giống, cây trồng, vật nuôi ở Ủy ban xã. Trước những năm 2000, đồng bào chủ yếu du canh, du cư, sống nhờ vào nương rẫy với phương tiện sản xuất lạc hậu. Vì vậy việc vận động nhân dân định canh định cư là nhiệm vụ hàng đầu của chính quyền địa phương.
Mất bao công sức tuyên truyền, mãi đến những năm sau này cuộc vận động nhân dân thực hiện KHHGĐ mới được bắt đầu. Toàn xã có 601 hộ gia đình, 3.392 nhân khẩu, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có chồng 544 chị, hiện có 492 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ thì đã có 488 cặp có 3 con trở lên, nhiều cặp vợ chồng có đến 9- 10 đứa con.
Làng "trắng" về thực hiện các biện pháp tránh thai
Kon Sơ Lăh và Kon Kơ Mõ là 2 làng chỉ có duy nhất một phụ nữ, tên là Siơ triệt sản. Khi hỏi chị Dung cán bộ chuyên trách dân số xã Hà Tây: Vì sao chị Siơ đồng ý đi triệt sản? Có phải chị đã hiểu con đông là khổ nên không muốn đẻ nữa mà đồng ý triệt sản? - Chị Dung cho biết: Vì khi chị Siơ đi đẻ tại trạm y tế phát hiện thai ngang, đẻ khó phải đưa ra Bệnh viện huyện để mổ. Khi mổ xong, vì lo ngại chị Siơ có thể gặp nguy hiểm nếu tiếp tục mang thai nên bác sĩ triệt sản luôn, thế nên cả 2 làng chỉ có duy nhất một người thực hiện triệt sản là vì vậy!
Làng Kon Sơ Lăh có 143 hộ, 466 khẩu, có 98 phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ. Làng Kon Kơ Mõ có 71 hộ, 374 khẩu, có 52 phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ nhưng chưa có ai thực hiện một biện pháp tránh thai nào. Hỏi cán bộ chuyên trách trong làng phụ nữ sinh 9 - 10 con có đông không? - chị Dung bảo: Ôi đông lắm, đếm trên đầu ngón tay, ngón chân cũng không hết mà (!?). Không chỉ có những chị đã ở vào độ tuổi trung niên chưa áp dụng, mà lớp thanh niên mới sinh 1 - 2 con cũng chưa có ai thực hiện biện pháp tránh thai hiện đại. Trong buổi tuyên truyền về DS - KHHGĐ, chăm sóc SKSS, tôi đã gặp ông Hyưnh- 57 tuổi trưởng thôn làng Kon Sơ Lăh, cũng có 6 con. Ông ngại ngần: "Bà con ở làng hầu hết đều theo Đạo, chưa có ai dùng một biện pháp tránh thai nào là do bà con chưa được nghe nhiều và hiểu để thực hiện. Nếu bà con hiểu ra thì chắc là bà con sẽ thực hiện thôi"...
Cả nhà cùng chung tay vận động
Trẻ em ở làng Kon sơlăl (Ảnh: TG). |
Bố là Trạm trưởng Trạm Y tế xã, mẹ là Chủ tịch Hội Phụ nữ, bản thân là cán bộ chuyên trách người dân tộc bản địa, chị Dung được chọn do còn trẻ và rất nhiệt tình với công việc. Được xã cử đi học lớp Trung cấp chính trị, về đảm nhiệm làm công tác dân số đến nay đã hơn 5 năm, chị thấu hiểu rõ những khó khăn của công tác dân số. Cả gia đình chị Dung cùng vào cuộc để vận động nhân dân trong xã thực hiện KHHGĐ. Anh Bi Yới- chồng chị Dung cũng là một CTV dân số năng nổ. Khi đi vận động lúc đêm hôm, 2 vợ chồng lại cùng đi. Con nhỏ thì gửi ở nhà mẹ vì chỉ có đi buổi tối, chị em đi làm nương rẫy về thì mới gặp được. Ngay như việc vận động chị em phụ nữ đi khám phụ khoa cũng đã rất khó vì chị em ngại. Lại ngồi tỉ tê, hỏi han trò chuyện, thuyết phục đứt hơi để chị em hiểu về lợi ích của việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, KHHGĐ. Công sức của chị và các CTV DS cũng được đền đáp. Cả xã trong 2 đợt Chiến dịch năm 2009 đã có 235 chị khám phụ khoa, 105 chị khám thai - đó cũng là một sự nỗ lực không mệt mỏi của đại gia đình cống hiến cho công tác DS - KHHGĐ của xã. Đến nay, toàn xã đã có 115 cặp vợ chồng thực hiện các biện pháp tránh thai, tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng biện pháp tránh thai đạt 21%.
Đi tìm giải pháp?
Nhận thức vai trò vị trí của công tác DS - KHHGĐ trong sự phát triển kinh tế - xã hội của xã, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã Hà Tây đã đưa chỉ tiêu giảm mức sinh vào Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã để phấn đấu thực hiện tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,65%. Với sự quyết tâm kiên trì chỉ đạo của Đảng ủy, chính quyền và sự vào cuộc của các Ban, đoàn thể ở xã, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đã đạt được 1,77%.
Ông Đinh Sưk, Bí thư Đảng ủy xã Hà Tây, một cán bộ kỳ cựu đã mấy nhiệm kỳ ở xã chia sẻ: Hà Tây là một xã có rất đông đồng bào theo đạo Công giáo, trước đây vì ở làng cũ trong núi nên đời sống đồng bào còn du canh du cư. Từ khi vận động được đồng bào định cư ở làng mới, ngoài việc ổn định chỗ ở, hỗ trợ giống,vốn, cây trồng vật nuôi, vận động con em đến trường, đến lớp, vận động bà con khi đau ốm đến trạm y tế khám chữa bệnh, giờ đây việc vận động bà con chấp nhận thực hiện biện pháp tránh thai để KHHGĐ cũng là việc làm rất quan trọng và cần thiết...
Nhằm giúp đỡ bà con phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống; Phòng Nông nghiệp huyện và xã đã cấp giống cây trồng. Hiện nay, xã đã phát triển được 129 ha cao su, 133 ha cây công nghiệp dài ngày. Rất may, ở xã, số vụ tảo hôn chưa có, nam nữ thanh niên đều đến tuổi được phép kết hôn mới lấy vợ, lấy chồng. Thế nhưng sự "thủy chung" với nương rẫy, việc sinh con đẻ cái thật nhiều vẫn là nhiệm vụ chính của chị em (!?). Xem ra con đường tuyên truyền KHHGĐ ở mảnh đất này vẫn còn không ít truân chuyên...
Muốn đẩy "cỗ xe" KHHGĐ ở đây phải đẩy đồng bộ, không thể chỉ có chỉ đạo làm qua loa phiến diện và hô hào, động viên chung chung như các đối tượng khác mà phải đầu tư thời gian, trí tuệ, kinh phí một cách thích hợp. Ngoài sự tham gia của Đảng ủy, chính quyền địa phương và các ban, ngành, đoàn thể cùng tham gia tuyên truyền thì không thể không có sự vào cuộc của các chức sắc tôn giáo ở địa phương. Bởi các giáo lý nhà thờ vẫn là một rào cản đối với việc thực hiện chính sách DS - KHHGĐ. Thiết nghĩ, đây là một vấn đề bức xúc đang gặp nhiều khó khăn nhưng không phải là không thể khắc phục được. Hà Tây rất cần những chủ trương, biện pháp thích hợp để khắc phục tình trạng trên mới hy vọng thực hiện được chỉ tiêu hạ tỷ lệ tăng dân số tự nhiên...
Thanh Long
Hà Giang: Bị ảnh hưởng nhiều vì dịch bệnh nhưng vẫn hoàn thành các mục tiêu bằng cách đa dạng hóa công tác truyền thông
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet - Hà Giang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nhằm thực hiện có hiệu quả chỉ tiêu, kế hoạch về công tác Dân số - kế hoạch hóa gia đình năm 2021.
Trung tâm dân số - KHHGĐ TP Hà Giang: Có dịch nhưng quyết không để bà con bị gián đoạn truyền thông
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet - Có dịch nên lực lượng truyền thông người bị cách ly, người ở nơi phong tỏa… tưởng chừng gián đoạn truyền thông, nhưng ngành Dân số Hà Giang quyết tâm không để bà con bị gián đoạn truyền thông chăm sóc SKSS-KHHGĐ.
Hải Phòng: Sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet - Tới đây Hải Phòng sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn đối với thanh niên nam, nữ chuẩn bị kết hôn, tiếp tục giữ mức sinh hợp lý nhằm kéo dài cơ hội "dân số vàng"...
TP Hải Phòng: Đạt mức sinh thay thế và duy trì nhiều năm
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet - TP Hải Phòng có khoảng trên 2 triệu dân, nhưng đã sớm đạt mức sinh thay thế 2,09 con/phụ nữ từ năm 2004, hiện đang tập trung nâng cao chất lượng dân số đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Bắc Mê (Hà Giang): Giảm sinh 0,4 phần ngàn, nhiều chỉ tiêu đạt cao nhờ đổi mới truyền thông trong thời kỳ dịch Covid-19
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet - Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện Bắc Mê (Hà Giang) đã có nhiều cố gắng trong công tác tuyên truyền cho người dân về duy trì mức sinh hợp lý, cân bằng tỷ lệ giới tính… nhằm nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Duy trì mức sinh thay thế 2,05 con/phụ nữ, Hải Phòng tiếp tục hoàn thành mục tiêu chiến lược nhiều năm
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet - Ngành Dân số Hải Phòng đang tổng hợp dữ liệu để có căn cứ chính xác về thực trạng số con hiện có và số con mong muốn ở các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản, nhằm đưa ra các giải pháp hiệu quả, thúc đẩy đạt mức sinh thay thế 2,1 con/phụ nữ.
Hải Phòng: Tiếp tục thành công trong chăm sóc SKSS-KHHGĐ nhờ đổi mới sáng tạo hình thức truyền thông tư vấn và dân vận khéo thời dịch bệnh COVID-19
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet - Hải Phòng đã giữ mức sinh thay thế đạt ở mức 2,05 con/phụ nữ. Năm 2021 tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, UBND TP Hải Phòng chỉ đạo không tập trung đông người, vì vậy công tác dân số - KHHGĐ gặp một số khó khăn, nhưng vẫn đạt mục tiêu đề ra nhờ… dân vận khéo.
Truyền thông được coi là "chìa khóa" nâng cao nhận thức, đồng thuận đạt hiệu quả cao về DS-KHHGĐ ở Bắc Quỳnh (Lạng Sơn)
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet - Lạng Sơn là 1 trong 33 tỉnh thành có mức sinh cao, nhưng riêng xã Bắc Quỳnh từ 2014 tới nay tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở xã Bắc Quỳnh luôn rất thấp, là điển hình thực hiện tốt công tác dân số – KHHGĐ về tầm soát mức sinh phù hợp.
Phú Lương (Thái Nguyên): Phối hợp truyền thông tốt nên mức sinh năm 2021 dự kiến tiếp tục giảm
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet – Thái Nguyên là một trong những tỉnh, thành có mức sinh cao, nhưng ở huyện Phú Lương nhờ triển khai tốt các hoạt động truyền thông, Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ KHHGĐ đến vùng có mức sinh cao thì mức sinh ở đây lại giảm đều.
Phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ phải biết cất lên tiếng nói, bởi có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay
Dân số và phát triển - 3 năm trướcGiadinhNet - Theo nhà văn Chu Lai, phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ thì không nên chịu đựng mà phải cất tiếng nói chân thành với chồng và gia đình chồng để ngày nào đó họ hiểu ra rằng: Có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay.
Con gái có được thờ cúng bố mẹ đẻ tại nhà chồng hay không?
Dân số và phát triểnGiadinhNet - Nhiều phụ nữ đã day dứt vì không thờ cúng được bố mẹ đẻ chỉ vì "một nhà không được thờ hai họ". Nhưng đã có những chị em thờ cúng bố mẹ mình tại nhà chồng, họ cho rằng việc này là bình thường. Các nhà tín ngưỡng tâm linh nói sao về việc này?