Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện về nhà thơ - lương y lập dị

Thứ bảy, 15:00 06/07/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Nhà thơ, thầy thuốc dân gian Võ Thái Sơn (SN 1954, TP.HCM) vẫn được nhiều người thán phục bởi tài làm thơ độc đáo của mình.

Chuyện về nhà thơ - lương y lập dị 1

Lương y, nhà thơ Võ Thái Sơn

 
Ông có thể ngồi một chỗ làm thơ cho người cách đó vạn dặm dù chưa một lần gặp mặt. Vừa làm thơ, vừa làm thầy thuốc, cuộc đời ông là những tháng ngày lang bạt kỳ hồ, kết thân bạn bè trên khắp nẻo đường đất nước, dốc sức mình chữa bệnh miễn phí cho bệnh nhân nghèo.
 
Nhà thơ - lương y lập dị
 

Ông viết thơ dựa vào cảm quan với người đối diện hoặc một nhân vật, sự kiện thức thời nào đấy. Số bài thơ ông Sơn đã viết trong mấy mươi năm qua đã nhiều không đếm xuể. Ông từng góp mặt trong tập thơ của Trung tâm nghiên cứu Tiềm năng con người nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Ông có thể làm thơ tại chỗ mà không cần nhiều thời gian suy nghĩ nhưng vẫn đảm bảo về nội dung và hình thức.

Ông Võ Thái Sơn, bút hiệu là Thái Bình, quê gốc ở Quy Nhơn (Bình Định), hiện đang sống tại Quận Bình Thạnh (TP.HCM). Ông được biết đến là một thầy thuốc luôn đi khắp nơi hành đạo cứu người, đồng thời cũng được nhiều người khâm phục bởi khả năng “xuất khẩu thành thơ”.

Xuất hiện với chiếc áo sơ mi trắng, dáng nho nhã, nhà thơ Võ Thái Sơn thực sự tạo cho tôi một cảm giác thư thái đến lạ. Nụ cười ông hồn nhiên, cởi mở, mang đậm màu nắng, gió miền đất võ Bình Định. Ông nhận mình là con người lập dị, cả về khả năng thơ phú và làm thuốc. Ngay từ khi 12 tuổi ông đã nhận ra khả năng sáng tác thơ. Ngoài ra, ông còn có khả năng nhận ra cây thuốc, dù gia đình không làm nghề y nhưng khi đưa lá thuốc để ông nhai thì ông biết ngay đó là vị thuốc chữa bệnh gì. Lớn lên, ông chuyên tâm vào tìm hiểu nghề thuốc Nam và các đạo giáo ở Việt Nam, trong đó ông dành mối quan tâm đặc biệt đến đạo Phật. “Đạo là con đường chỉ cho mình, nhưng quan trọng vẫn là tại tâm”, ông chia sẻ.

Trước đây ông từng có thời gian mở phòng khám tại quê nhà nhưng cái chất lãng du trong người lại không cho phép ông ở yên một chỗ. Một công đôi việc, ông tìm đến những vùng đất xa xôi, lạ lẫm để tìm kiếm những cây thuốc quý về chữa bệnh, nhưng cũng là để thỏa lòng mong mỏi được đặt chân đến khắp nơi trên dải đất hình chữ S yêu thương. Phòng khám của ông có thể gọi là phòng khám lưu động, bởi nó không được đặt cố định ở bất kỳ địa điểm nào. Rảnh rỗi, ông và vợ là bà Vũ Thị Việt Hoa lại đến các chùa để chữa bệnh miễn phí cho người nghèo. Nhiều bệnh nhân đã được lương y Võ Thái Sơn chữa khỏi các bệnh gai cột sống, viêm xoang mãn tính bằng phương pháp bấm huyệt.

Cách chữa bệnh của ông cũng có phần đặc biệt. Ông dùng hai cục đá gõ nhẹ vào vai, gáy và sống lưng người bệnh. Ông gọi đó là liệu pháp đá thiên nhiên. Khi dùng đá tác động trực tiếp vào huyệt đạo, đồng thời kết hợp với sử dụng những loại thảo dược quý ông tìm được trên núi cao hay những vùng đất hiểm trở khác như Hà Tiên, Phú Quốc, sẽ giúp bệnh nhân chóng khỏi. Ở phòng khám, ông Sơn là người bắt bệnh, bấm huyệt, còn vợ ông chịu trách nhiệm châm cứu, bốc thuốc. Ông kể: “Nhiều người được tôi chữa khỏi bệnh đã đến nhà bày tỏ lòng biết ơn. Tôi rất vui khi thấy họ khỏe mạnh. Đó cũng là niềm cảm hứng thơ ca vô tận đối với tôi khi viết về tình yêu thương con người”.

Ông Sơn bảo, việc làm thơ phần nhiều nhờ năng khiếu bẩm sinh nhưng cũng cần phải tìm tòi, nghiên cứu sách vở, tài liệu để tích lũy ngôn từ. Những bài thơ ông làm chủ yếu thuộc thể loại thơ bảy chữ hay còn gọi là thơ thất ngôn. Ông không đi theo dạng thơ Đường luật "thất ngôn bát cú" (tám câu, mỗi câu bảy chữ) hay "thất ngôn tứ tuyệt" (bốn câu, mỗi câu bảy chữ) mà chủ yếu viết dạng thơ dài, mỗi bài lại mang một triết lý rất sâu sắc. Nội dung thơ của ông thường chứa những điển tích lịch sử, từ con Lạc, cháu Hồng đến trống đồng lịch sử, từ bóng tre, bóng nước đến biển cả, rừng xanh…

Trong mỗi chuyến hành thiện chữa bệnh của mình, ông cũng thường dùng thơ để bày tỏ tấm lòng hoặc thay lời tri ân gửi đến những nhà hảo tâm đã giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. Trong bài tri ân ông bà Giám đốc Xưởng may Đức Thành đã giúp đỡ các em khiếm thị của Cơ sở xoa bóp Toàn Thắng (Long Xuyên, An Giang), ông viết: “Tri nhân tri diện bất tri tâm/ Ân nghĩa thực thi thật khó tầm/ Cảm động lòng vàng ra cứu giúp/ Tạ lòng cao thượng hạnh Quan Âm… Cuộc đời giả có gì bền vững/Sống người mù thế đứng về đâu /Đổi thay nhờ nối nhịp cầu / Đời tàn không phế sống lâu giúp đời”...
 
Chuyện về nhà thơ - lương y lập dị 2

Lương y, nhà thơ Võ Thái Sơn và vợ. Ảnh NA


Sống “tiền vị người, hậu vị thân”

Gần 30 năm chung sống, con cái đề huề nhưng chưa một ngày vợ chồng nhà thơ Võ Thái Sơn cho phép mình nghỉ ngơi. Hết chữa bệnh ở nhà đến chữa bệnh ở tỉnh, ông lại đi giao lưu hội họp thơ phú khắp trong Nam ngoài Bắc, bà Hoa vẫn luôn ở bên chăm sóc chồng. Vẫn biết sức khỏe chồng hiện nay không được tốt, nhưng hơn ai hết bà hiểu thơ chính là nguồn sống, là một phần máu thịt của ông.

Trong suốt cuộc nói chuyện, nhà thơ Võ Thái Sơn hào hứng như thể được sống trong niềm đam mê của mình. Ông nói, ông thích nhất bài “Tìm em”: “Hình như tiếng gọi con tim/ Sinh ra là để đi tìm em thôi/ Tìm em từ thuở trong nôi/ Tìm em đến đỗi sương rơi trắng đầu”. Ông giải thích, “em” ở đây là chân lý, là tình đời, là những gì hiện hữu lúc thật, lúc ảo xung quanh mỗi chúng ta. Cho dù tuổi đã cao, sức đã yếu nhưng những vần thơ chưa bao giờ thôi xuất hiện trong ông. Bà Hoa bảo, thơ của chồng mình rất khó đọc, khó thấm, nhưng đã hiểu rồi thì bị nghiền không thể dứt được. Đó cũng là lý do vì sao thời con gái bà bị “say” đứ đừ rồi nguyện theo chân về nâng khăn sửa túi cho ông.

Khi tôi đang hỏi bà Hoa về đề tài thơ phú của ông thì thật bất ngờ ông đã viết tặng tôi 4 câu thơ vào cuốn thi tập mà ông là tác giả: “Tặng cháu thanh xuân đủ đức tài/ Nguyễn gia tiến hóa hướng tương lai/ Thị thành cuộc sống đầy truyền cảm/ Nhàn nhã thông minh ghi khắc hoài”. Sắp tới, ông lại có một chuyến đi xa để chữa bệnh cho bà con vùng khó khăn. Ông nói: “Một kiếp làm người sống thế gian/ Một tình đồng loại quý vô vàn/ Một bông hoa nở trong vườn mộng/ Một niệm vô tư hướng địa đàng. Cuộc sống này ngắn lắm, có 60 năm cuộc đời chứ mấy, giúp được ai thì giúp, làm được gì thì làm. Đừng uổng phí”. Triết lý sống của ông là thế, “tiền vị người, hậu vị thân”. Vậy nên đến cái tuổi ngoài 60, ông vẫn phải thuê nhà trọ để ở và cùng vợ hành hiệp khắp nơi đi tìm những cây thuốc quý, chữa bệnh cho người nghèo. Khi hứng lên, ông lại đề tặng bạn bè bốn phương những vần thơ mà ông tâm huyết. Ngẫm lại giữa thị thành bon chen, ồn ã, triết lý sống như ông liệu còn mấy ai?
 
An Nhàn
quynhupbaoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Dự báo chi tiết các phương diện của tuổi Tý, Sửu, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất, Hợi theo tử vi tuần mới 22/4 – 28/4/2024

Dự báo chi tiết các phương diện của tuổi Tý, Sửu, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất, Hợi theo tử vi tuần mới 22/4 – 28/4/2024

Xã hội - 26 phút trước

GĐXH – Dự báo tử vi tuần mới 22/4 – 28/4/2024, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã dự báo chi tiết các phương diện về sự nghiệp, tài lộc, tình cảm... dưới đây các tuổi Tý, Sửu, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất, Hợi

Hòa Bình: Sau va chạm giao thông nữ giáo viên tai nạn thương tâm

Hòa Bình: Sau va chạm giao thông nữ giáo viên tai nạn thương tâm

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Trên đường đi dạy học, một giáo viên đang công tác tại một trường học ở huyện Tân Lạc, Hòa Bình bất ngờ xảy ra va chạm dẫn đến tử vong.

Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm 2024 mới nhất cho người lao động, học sinh, sinh viên

Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm 2024 mới nhất cho người lao động, học sinh, sinh viên

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Theo lịch hoán đổi ngày làm việc trong dịp lễ 30/4 - 1/5 năm 2024, người lao động sẽ được nghỉ sẽ kéo dài 5 ngày liên tục.

Hà Nội bắn pháo hoa tại 6 điểm 'đón chào' 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hà Nội bắn pháo hoa tại 6 điểm 'đón chào' 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Ngày 23/4, UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch số 124/KH-UBND tổ chức bắn pháo hoa kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Từ 1/7/2024, người lao động khu vực Hà Nội đón tin vui về tăng lương tối thiểu vùng?

Từ 1/7/2024, người lao động khu vực Hà Nội đón tin vui về tăng lương tối thiểu vùng?

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Sở LĐ-TB&XH Hà Nội vừa có công văn gửi Bộ LĐ-TB&XH, thống nhất về đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024. Theo đó, lương tối thiểu vùng tại Hà Nội tăng bao nhiêu?

'Mùa' đăng kiểm ở Hà Nội, dòng phương tiện nối đuôi nhau xếp hàng từ sáng sớm

'Mùa' đăng kiểm ở Hà Nội, dòng phương tiện nối đuôi nhau xếp hàng từ sáng sớm

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Những ngày gần đây, các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới tại Hà Nội đang bước vào giai đoạn "cao điểm", theo ghi nhận, một số trung tâm xuất hiện cảnh ùn ứ ngay từ sáng sớm, hàng dài phương tiện nối đuôi nhau tràn ra cả lòng đường.

Chém người sau mâu thuẫn ăn nhậu, 3 thanh niên lĩnh án

Chém người sau mâu thuẫn ăn nhậu, 3 thanh niên lĩnh án

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Do mâu thuẫn trong lúc ăn nhậu, các đối tượng về nhà lấy dao đến chém đối thủ trọng thương.

Ngày mai (24/4), học sinh lớp 12 đăng ký thi thử tốt nghiệp THPT

Ngày mai (24/4), học sinh lớp 12 đăng ký thi thử tốt nghiệp THPT

Giáo dục - 4 giờ trước

GĐXH - Từ ngày 24-28/4, học sinh được đăng ký thi thử tốt nghiệp THPT trên hệ thống của Bộ GD&ĐT. Học sinh lưu ý khoảng thời gian này để tập dượt đăng ký dự thi.

Giải cứu bé gái bị lừa bán sang nước ngoài

Giải cứu bé gái bị lừa bán sang nước ngoài

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Cháu L. quen một người phụ nữ qua Facebook, rồi bị dụ dỗ, lôi kéo và lừa bán sang Myanmar. Sau khi bị sập bẫy, chúng bắt ép cháu lao động vất vả.

Người phụ nữ bật khóc khi nhận lại 400 triệu đồng chuyển nhầm suốt 3 tháng

Người phụ nữ bật khóc khi nhận lại 400 triệu đồng chuyển nhầm suốt 3 tháng

Đời sống - 4 giờ trước

SKĐS - Chuyển 400 triệu đồng cho con trai, do sơ suất, một phụ nữ ở TP HCM chuyển nhầm sang tài khoản của một thanh niên quê Nghệ An đang làm việc ở nước ngoài.

Top