Chuyện về những bác sỹ miệt mài bám bản
GiadinhNet - Trong khi hơn 400 bác sỹ thuộc biên chế ngành Y tế Lai Châu không nề hà vất vả, khổ cực, miệt mài bám bản, phục vụ công tác khám chữa bệnh cho người dân vùng cao, thì cũng không ít người vì mưu cầu cho bản thân mà chấp nhận bỏ việc, bỏ bằng để “dứt áo ra đi”.

Bệnh viện đa khoa tỉnh Lai Châu - Nơi có nhiều bác sĩ đầu ngành bỏ việc. Ảnh: C.T
Về xuôi, thu nhập gấp đôi
Sáng cuối tuần, tại Trung tâm y tế huyện Sìn Hồ (Lai Châu), bác sỹ Đoàn Ngọc Hùng đang cùng đội ngũ cán bộ tất bật với công việc khám, cấp thuốc và tư vấn sức khỏe cho người bệnh... Chỉ mới hôm qua, ông còn đang ở Trạm Y tế xã Tủa Sín Chải tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho bà con. “Vùng cao vào mùa lạnh có nhiều người bị mắc bệnh liên quan đến đường hô hấp, mình mà không về thăm khám thì bà con cũng không chịu đi bệnh viện đâu”, bác sỹ Hùng cười nói.
Với mái tóc bạc quá nửa và kinh nghiệm gần 30 năm công tác trong ngành Y tế ở miền phên dậu này, bác sỹ Hùng kể: Sìn Hồ có 21 xã, thị trấn thì tất thảy đều là địa phương khó khăn. Huyện có 14 dân tộc, trong đó chiếm đa số là người các dân tộc Tày, Dao, Mường, Thái. Bao đời nay, đồng bào dân tộc thiểu số vẫn duy trì thói quen mời thầy cúng về nhà “cúng ma” thay vì đưa người bệnh đến các cơ sở y tế điều trị. Chính vì thế, 17 bác sỹ ở Bệnh viện đa khoa huyện và 9 bác sỹ ở các trạm y tế phải cắt cử, thay nhau xuống thôn, bản khám bệnh cho người dân. Nhờ làm tốt công tác truyền thông, vận động, phổ biến giáo dục sức khoẻ, đến nay những quan niệm, hủ tục của người dân vùng cao đã thay đổi, mỗi khi ốm đau, đồng bào đều đến trạm y tế, bệnh viện để khám chữa bệnh.
Những thành quả bước đầu chưa khiến đội ngũ y bác sỹ ở Sìn Hồ vui mừng bởi tính sơ sơ trong 5 năm gần đây, đã có gần chục bác sỹ đa khoa ở huyện này không chịu được áp lực công việc cộng với thu thập chưa, cao nên đã tự ý bỏ việc về xuôi làm. Với cương vị là Phó Giám đốc Trung tâm y tế huyện, bác sỹ Hùng nhiều lần gặp gỡ, động viên họ ở lại công tác nhưng chỉ nhận được những cái lắc đầu thở dài.
“Có đồng nghiệp trước khi đi còn lôi kéo tôi về Hà Nội làm việc ở phòng khám tư nhân với mức lương 21 triệu đồng/tháng - Cao gấp đôi tất tần tật thu nhập hiện nay của tôi. Lúc ấy tôi giận lắm, dẫu biết rằng với nghề nào tiền bạc cũng rất quan trọng, nhưng đã gắn thân vào cái nghề cao quý này, nếu không vì người dân thì sao có thể toàn tâm cống hiến và bám trụ được”, bác sỹ Hùng tâm tư.
Cử đi đào tạo nâng cao rồi về… chuyển việc

Ông Nguyễn Văn Đối, Giám đốc Sở Y tế Lai Châu.
Sau một tuần bám bản cùng các y bác sỹ vùng cao, trở về thành phố Lai Châu, chúng tôi tìm đến Sở Y tế tỉnh Lai Châu để tìm hiểu căn nguyên việc không ít bác sỹ chấp nhận bỏ việc, bỏ bằng để “dứt áo ra đi”. Tiếp chúng tôi, ông Nguyễn Văn Đối, Giám đốc Sở không giấu được sự buồn rầu, lo lắng. Ông Đối kể, chẳng nói đâu xa, cách đây chưa lâu Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh cùng vợ là bác sỹ Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Lai Châu cũng bỏ việc chuyển xuống Hà Nội làm việc ở cơ sở tư nhân. “Bác sỹ này trước đây được cử đi đào tạo kỹ thuật cao chuyên về xương khớp. Sau đó, bệnh viện cũng đầu tư các phương tiện máy móc hiện đại phục vụ khám chữa bệnh cho người dân. Giờ bác sỹ ấy bỏ việc, mọi trang thiết bị lại phải “đắp chiếu” vì không ai làm được. Bệnh nhân có nhu cầu chúng tôi lại phải giới thiệu lên tuyến Trung ương để khám chữa bệnh”, ông Đối tâm tư.
Lật dở danh sách bác sỹ tự ý nghỉ việc từ năm 2015 đến nay, ông Nguyễn Văn Đối cho biết: “Gần 20 bác sỹ trong số đó là thế hệ 8x – Nguồn nhân lực quý báu cho ngành y tế địa phương. Nhiều trường hợp trước khi được cử đi học, các bác sỹ đã ký cam kết sẽ trở về địa phương công tác nhưng sau đó không lâu họ lại bỏ việc”. Ông Đối cũng thừa nhận do đãi ngộ kém và môi trường hành nghề chưa thật hấp dẫn, cơ chế chuyển ngạch, bậc, thăng hạng cho bác sĩ sau khi học xong còn cứng nhắc... khiến hàng loạt bác sỹ ở Lai Châu tự ý bỏ việc chuyển đến nơi khác làm việc.
“Ngay như tỉnh bên cạnh là Lào Cai, các bệnh viện tư nhân liên tục tuyển dụng, thậm chí sang Lai Châu mời chào các bác sỹ với mức lương 10 – 15 triệu đồng/tháng. Thế là chúng tôi đành phải ngậm ngùi nhìn 7 bác sỹ giỏi của địa phương bỏ việc đi nơi khác cống hiến”, ông Đối tâm sự.
Trong cái khó, có cái… tâm

Các bác sĩ trẻ khám, chữa bệnh cho người dân vùng biên giới Phong Thổ (Lai Châu).
Trước đó, tiếp nối câu chuyện khó khăn của y tế vùng cao, chúng tôi tiếp tục đi xe máy nửa ngày đường đến huyện Mường Tè. Cùng lúc này, đoàn công tác của Trung tâm y tế huyện đang chuẩn bị về xã Tà Tổng khám bệnh nên phóng viên xin đi theo. Đường lên “cổng trời” Tà Tổng dễ làm nản lòng bất cứ ai bởi những con đường đất đá, gập ghềnh, lầy lội như cháo loãng sau mưa dài tới 23km. Gọi là đi xe máy nhưng chỉ là ngồi trên xe, nổ máy và đẩy xe đi bằng hai chân. Thi thoảng gặp vũng lầy, người ngồi sau lại nhảy xuống đẩy xe... Ấy thế mà phía trước chúng tôi, bác sỹ Chu Pó Xá và những cán bộ ở Trung tâm y tế cứ đều đặn hàng tháng, mùa nắng cũng như mùa mưa đều có các chuyến luân phiên đi khám bệnh, tư vấn, vận động bà con tại các bản xa trung tâm.
Bác sỹ Xá kể lần trước đoàn của Trung tâm y tế huyện Mường Tè đến khám chữa bệnh tại bản Ló Mé và bản Lè Giàng (xã Tá Bạ) vào đúng mùa mưa lũ cao điểm nhất. Ban đầu đoàn dự kiến khám trong 2 ngày, nhưng ngay đêm đầu tiên, một trận mưa to kèm lũ quét ập xuống, con đường vốn đã khó đi nay núi bị sạt lở, lầy lội chưa từng có. Không thể về theo dự kiến, cả đoàn ở lại bản, cùng ăn, cùng ngủ với dân 1 tuần sau mới về được.
Câu chuyện về những lần vượt núi, băng qua mưa lũ, những ca bệnh khó cứ trải dài theo đường đi. Nhắc đến chuyện một số đồng nghiệp bỏ việc về xuôi, các bác sỹ chỉ biết lắc đầu tiếc nuối. “Đồng bào trên này còn nhiều thiếu thốn, khó khăn, vất vả lắm. Nhưng chẳng có niềm vui nào sánh được khi cứu được người bệnh, rồi mỗi lần có việc trở về bản người dân nhận ra mình, nhắc đến tên mình với sự trân trọng và biết ơn. Chúng tôi mà sợ khổ, sợ nghèo thì lấy ai chữa bệnh cho dân, lấy ai sát cánh cùng dân”, một bác sỹ trong đoàn tâm tư.
Giám đốc Sở Y tế Lai Châu Nguyễn Văn Đối cũng cho biết, hiện toàn tỉnh có 400 bác sỹ, thiếu khoảng 200 người mới đáp ứng đủ nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân. Trong khi đó, bác sỹ ở tỉnh nhà thì cứ lần lượt bỏ việc xuống xuôi làm còn bác sỹ ở nơi khác thì không thấy lên. Trải qua 13 năm tách tỉnh, Lai Châu chưa nhận được bất kỳ bác sỹ nào ở nơi khác đến công tác. “Chúng tôi chỉ mất chứ không được thêm và luôn đứng trước nguy cơ thiếu nhân lực có trình độ phục vụ ngành y tế. Hiện Sở y tế đã gửi văn bản đề nghị tỉnh Lai Châu có cơ chế cho bác sỹ ra trường được sắp xếp công việc luôn; với các bác sỹ đang làm việc mỗi tháng tăng thêm 1 tháng lương cơ bản để nâng cao cuộc sống”, ông Đối chia sẻ.
Làm gì để "giữ chân" bác sĩ?
Qua trao đổi với nhiều chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực tuyển dụng thu hút cán bộ, đa phần cho rằng, các trường đại học cần quản lý chặt chẽ ngay từ chất lượng đầu vào và trong suốt quá trình đào tạo. Đối với hình thức đào tạo theo địa chỉ, ngoài việc ký cam kết giữa gia đình và UBND tỉnh, các trường đại học không nên trao bằng và chứng chỉ trực tiếp cho sinh viên mà gửi về cho UBND tỉnh quản lý, tránh tình trạng các em không quay trở về địa phương làm việc. Đồng thời tăng cường đào tạo quản lý nhà nước, quản lý ngành cho các cán bộ y tế và đào tạo chuyên sâu bác sỹ chuyên khoa cấp I và chuyên khoa cấp II cho các bác sỹ tại địa phương. Bên cạnh đó, để những bác sỹ giỏi dành toàn tâm huyết, năng lực cống hiến cho các bệnh viện vùng cao thì đòi hỏi công tác quản lý bệnh viện phải tốt. Trong đó, giám đốc bệnh viện không nhất thiết phải quá giỏi về chuyên môn mà phải giỏi về quản lý như một lãnh đạo doanh nghiệp. Đây được kỳ vọng sẽ là nền tảng để giữ chân bác sĩ giỏi ở lại các bệnh viện công.
Cao Tuân

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả
Y tế - 38 phút trướcBộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm việc buôn bán, kinh doanh thuốc giả...

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan
Y tế - 16 giờ trướcGan nhiễm mỡ tưởng lành tính nhưng có thể tiến triển âm thầm thành ung thư gan, thậm chí ngay từ giai đoạn đầu.

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt
Y tế - 23 giờ trướcUng thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh hay nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính khác. Khi họ đi khám, bệnh đã tiến triển.

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Ngày 16/5/2025, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức Lễ đón nhận chứng chỉ chất lượng ISO 15189:2022, đánh dấu bước ngoặt khi trở thành đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế lĩnh vực Chẩn đoán hình ảnh.

Quyết định của bác sĩ cứu chàng trai 'vô danh, ví rỗng'
Y tế - 1 ngày trướcNam thanh niên được người đi đường đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, dập não. Các bác sĩ đã nhanh chóng can thiệp cho bệnh nhân không có giấy tờ tùy thân, không có tiền còn điện thoại dập nát.

Hai sinh viên vào cấp cứu với hàng chục vết dao đâm
Y tế - 1 ngày trướcHai sinh viên ở TPHCM được đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch với hàng chục vết thương khắp cơ thể. Ê-kíp cấp cứu đã bật báo động đỏ nội viện mổ ngay trong đêm.

Bước tiến quan trọng trong ứng dụng công nghệ 3D vào nghiên cứu, thực hành y khoa
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Hội Công nghệ 3D Y học Việt Nam được thành lập với sứ mệnh kết nối giới y khoa, kỹ sư, nhà nghiên cứu và doanh nghiệp công nghệ.

Người đàn ông 42 tuổi ở Hà Tĩnh đau đầu dữ dội, sốt cao, rối loạn ý thức, suýt tử vong do nhiễm một loại nấm từ phân chim
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân V.Đ.P, 42 tuổi, ở Hà Tĩnh được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng đau đầu dữ dội, nôn vọt, sốt cao kéo dài và rối loạn ý thức.

Cành cây dài hơn 20cm nằm trong lồng ngực cụ bà 95 tuổi suốt hơn 2 năm
Y tế - 1 ngày trướcDị vật là cành cây tro dài hơn 20cm nằm trong lồng ngực cụ bà Trần Thị H. (95 tuổi, trú tại xã Thanh Bình Thịnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh) đã hơn 2 năm nhưng không hay biết.

Thông tin mới nhất về sức khỏe bé trai 4 tuổi ở Nam Định bị xe công nông 'chèn' qua người
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Sau gần 2 tuần điều trị, sức khoẻ bé M.T.A (4 tuổi, quê Nam Định) tiến triển tốt và được xuất viện về nhà tiếp tục chăm sóc.

Việt Nam phát hiện bệnh nhân thứ 26 mắc giun rồng
Y tếBệnh nhân T.N.T. (sinh năm 1978, trú tại Phú Thọ) đi khám và phát hiện mắc giun rồng tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, trở thành bệnh nhân thứ 26 mắc giun rồng tại Việt Nam.