Có căn cứ để cơ quan điều tra vào cuộc trước những ồn ào xung quanh chuyện từ thiện của ca sĩ Thủy Tiên và Đàm Vĩnh Hưng
GiadinhNet - Những ồn ào xung quanh vấn đề minh bạch trong hoạt động từ thiện đối với một số ca sĩ, nghệ sĩ như Hoài Linh, Thủy Tiên, Đàm Vĩnh Hưng đến nay vẫn chưa có hồi kết. Theo luật sư, đủ căn cứ để cơ quan điều tra vào cuộc làm rõ đúng sai của sự việc.
Thời gian gần đây, liên quan đến việc sao kê từ thiện trở thành vấn đề nóng lan truyền trên mạng, được dư luận quan tâm. Nhiều ý kiến cho rằng, đã có những gian lận trong hoạt động từ thiện của một số nghệ sĩ, ca sĩ như Hoài Linh, Thủy Tiên, Đàm Vĩnh Hưng... Do vậy, nhiều người cho rằng, để chứng minh sự trong sạch, các nghệ sĩ, ca sĩ cần minh bạch các hoạt động từ thiện bằng cách sao kê tài khoản ngân hàng liên quan đến số tiền nhận ủng hộ đồng bào miền Trung bị bão lụt trong năm vừa qua.
Hiện tại, phần lớn thông tin về nghi vấn gian lận trong hoạt động từ thiện phần lớn xuất phát từ doanh nhân Phương Hằng qua các buổi Livestream. Ngoài ra, còn có một số nhóm antifan, một số người trên Facebook cũng bày tỏ quan điểm và nghi ngờ đối với hoạt động từ thiện của các nghệ sĩ, ca sĩ.
Vụ việc trên càng nóng hơn khi tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 6/9, Trung tướng Tô Ân Xô - Chánh Văn phòng Bộ Công an khẳng định, các cá nhân, tổ chức đứng ra kêu gọi ủng hộ, hỗ trợ đồng bào vượt qua khó khăn dịch bệnh, thiên tai... là nghĩa cử cao đẹp, nhân văn, đúng với truyền thống dân tộc Việt Nam. Nhà nước rất khuyến khích, tôn vinh và tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức đóng góp vận động, kịp thời mang lại hiệu quả thiết thực cho những người đang cần hỗ trợ.
Việc vận động, tiếp nhận, phân bổ, sử dụng tiền, hàng đóng góp phải được thực hiện kịp thời, đúng mục đích, đối tượng, minh bạch, công khai, nghiêm cấm sử dụng hoạt động cứu trợ, thiện nguyện để vụ lợi. "Nếu có dấu hiệu của việc chiếm đoạt tài sản là tiền, hàng từ hoạt động quyên góp ủng hộ thì cơ quan chức năng sẽ xem xét, xử lý với tội danh là "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" hoặc "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản". Khi cơ quan chức năng, trong đó có cơ quan công an nhận được các chứng cứ, tài liệu thì chắc chắn sẽ vào cuộc", Trung tướng Tô Ân Xô khẳng định.
Ca sĩ Thủy Tiên luôn khẳng định mình trong sạch trong các hoạt động từ thiện
Chia sẻ về những ồn ào trên, luật sư Đặng Văn Cường- Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn luật sư Hà Nội) cho rằng, các nghệ sĩ, ca sĩ bị nêu tên qua các buổi Livestream của bà Phương Hằng nên công khai tất cả các thông tin sao kê tài khoản từ thiện cũng như các khoản chi phí một cách chi tiết, có giải trình đầy đủ những câu hỏi thắc mắc của dư luận. Đồng thời, đưa sự việc ra pháp luật để cơ quan điều tra vào cuộc xác minh làm rõ và có kết luận đúng sai. Việc chậm công khai thông tin sao kê, chậm giải thích về các nghi ngờ của dư luận và không đưa sự việc ra pháp luật thì càng mất uy tín và khiến cho nhiều người càng tin vào những chứng cứ mà nữ doanh nhân kia đã đưa ra.
Luật sư Cường phân tích: "Đối với hoạt động từ thiện có gian lận, có chiếm đoạt tài sản hay không thì cần phải làm rõ nội dung kêu gọi quyên góp ủng hộ, thời hạn quyên góp ủng hộ; tài khoản sử dụng để tiếp nhận tiền ủng hộ; thời điểm mở tài khoản và thời điểm đóng tài khoản; Tổng số tiền nhận được và số tiền đã chuyển khoản hoặc rút ra.
Việc sao kê ngân hàng thì sẽ cung cấp được thông tin số tiền chuyển vào là bao nhiêu; thời gian nào và cụ thể từng lần chuyển khoản, qua đó sẽ biết được tổng số tiền thu về; Sao kê ngân hàng cũng sẽ xác định được tổng số tiền rút ra hoặc chuyển đi từ tài khoản đó là bao nhiêu tiền. Nếu số tiền rút ra ít hơn số tiền chuyển đến hoặc có việc chuyển khoản cho bên thứ ba mà không phải là người được hưởng tiền từ thiện thì hành vi đó có dấu hiệu của tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" theo Điều 175 (BLHS 2015)".
Luật sư Đặng Văn Cường cho rằng, để kết luận đúng sai, cơ quan điều tra cần vào cuộc để xác minh vụ việc
Cũng theo luật sư Cường, hiện hoạt động kêu gọi, vận động, tiếp nhận từ thiện của cá nhân vẫn là tự phát, không có sự giám sát của bên thứ ba và thiếu quy định điều chỉnh của pháp luật, chủ yếu căn cứ vào giao dịch dân sự, ủy quyền miệng mà không có sự ràng buộc chặt chẽ giữa các bên liên quan, thiếu sự kiểm soát dẫn đến việc thất thoát phải nghi ngờ lẫn nhau là chuyện dễ hiểu. Hoạt động từ thiện này hoàn toàn phụ thuộc vào niềm tin giữa những người gửi tiền và người nhận tiền. Niềm tin này cũng có thể thay đổi nếu như có những thông tin trái chiều hoặc tình cảm các bên thay đổi nên mâu thuẫn vẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Nếu từ thiện bằng cái tâm, từ tiền, tài sản của mình thì người ta ít ồn ào, không hay đánh bóng tên tuổi. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều người từ thiện bằng tiền của người khác, kêu gọi người khác đóng góp ủng hộ nhưng lại thường xuyên chia sẻ trên mạng xã hội, trên báo chí một cách rầm rộ để đánh bóng tên tuổi. Thậm chí, vì lòng tham mà họ có thể chiếm đoạt số tiền mà các mạnh thường quân gửi gắm để làm từ thiện.
"Nếu để sự việc kéo dài thì những vấn đề này có thể sẽ ảnh hưởng lớn đến đạo đức xã hội, đang có nguy cơ gây ra mất đoàn kết, xung đột giữa các hội nhóm và làm giảm lòng tin của người dân đối với lòng tốt và sự tử tế. Là con người thì ai cũng có lúc đúng, lúc sai, thậm chí có lúc vi phạm pháp luật. Bởi vậy mọi việc đều có thể xảy ra. Để kết luận đúng sai thì cần phải có sự vào cuộc của cơ quan chức năng, phải tiến hành kiểm tra xác minh, thu thập chứng cứ thì mới có thể kết luận chính xác về sự việc", luật sư Cường nói.
Điều 175: Tội "Lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản"
1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
Nguyễn Hằng
Lời khai của đối tượng cầm đầu đường dây mua bán pháo 'khủng'
Pháp luật - 9 giờ trướcGĐXH - Hoàng Khắc Phi khai nhận đã móc nối với một số đối tượng rồi liên hệ mua pháo từ Campuchia vận chuyển về tập kết tại kho ở Gia Lai để đóng gói mang đi tiêu thụ.
Mua bán số lượng ma túy lớn, 3 gã đàn ông nhận án tử hình
Pháp luật - 11 giờ trướcGĐXH - Trong vụ án này, Thào Lao Lúa là người chủ mưu, Lý Văn Niệm là người thực hành trực tiếp thực hiện tội phạm và Hà Văn Hành giữ vai trò là người giúp sức. Kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét xử tuyên phạt 3 bị cáo nói trên mức án tử hình.
Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt
Pháp luật - 13 giờ trướcGĐXH - Các đối tượng lợi dụng việc đổi tiền, mua hàng rồi chuyển khoản để chiếm đoạt tài sản của người dân. Đây là thủ đoạn không mới nhưng vẫn có nhiều người dân mắc bẫy của chúng.
Tạm giữ nhóm thanh thiếu niên tổ chức sử dụng trái phép ma tuý
Pháp luật - 13 giờ trướcGĐXH - Phát hiện nhóm đối tượng nghi vấn tổ chức sử dụng trái phép ma túy, Công an huyện Đakrông (Quảng Trị) triển khai tổ công tác đấu tranh, bắt giữ ngay trong đêm.
Mang bom xăng đi giải quyết mâu thuẫn, nhóm thanh niên lĩnh án
Pháp luật - 13 giờ trướcGĐXH - Với hành vi mang theo bom xăng cùng nhiều hung khí đi giải quyết mâu thuẫn, một nhóm thanh niên bị tuyên phạt nhiều tháng tù.
Phát hiện thêm hàng nghìn viên nén nghi ma túy dạt vào bờ biển Quảng Ngãi
Pháp luật - 13 giờ trướcMột người dân ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi vừa trình báo việc phát hiện một hộp nhựa hình trụ tròn chứa hơn 1.500 viên nén nghi ma túy.
Đứa cháu bất nhân (P cuối): Kẻ gian sát vách
Pháp luật - 14 giờ trướcGĐXH - Sau khi vụ đào mộ, trộm hài cốt xảy ra, Công an tỉnh Thanh Hoá đã huy động nhiều đơn vị cùng phối hợp phá án...
Bắt chủ 2 con chó becgie cắn tử vong bé gái 5 tuổi
Pháp luật - 15 giờ trướcBà Phùng Thị Sơn (37 tuổi, trú huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) bị bắt vì hành vi vô ý làm chết người sau khi để 2 con chó becgie do mình nuôi cắn tử vong bé gái 5 tuổi.
17 đối tượng dùng dao phóng lợn tấn công nhầm người
Pháp luật - 17 giờ trướcGây án nhầm người, 17 đối tượng ở An Giang bỏ trốn khỏi hiện trường nhưng bị bắt ngay sau đó.
Hai mẹ con bị phạt tù về tội 'mua bán trái phép chất ma tuý'
Pháp luật - 20 giờ trướcGĐXH - Toà án nhân dân tỉnh An Giang vừa mở phiên xét xử các bị cáo Trần Đại Lý (SN 1989) và Nguyễn Thị Mum (SN 1957, mẹ ruột Lý) cùng trú tại phường Vĩnh Mỹ, TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang) về tội "Mua bán trái phép chất ma tuý".
Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt
Pháp luậtGĐXH - Các đối tượng lợi dụng việc đổi tiền, mua hàng rồi chuyển khoản để chiếm đoạt tài sản của người dân. Đây là thủ đoạn không mới nhưng vẫn có nhiều người dân mắc bẫy của chúng.