Cô gái 17 tuổi nhập viện do tiêu chảy, ruột đầy ký sinh trùng do 1 món ăn tươi ngon được nhiều bạn trẻ yêu thích
Tiểu Khánh (Trung Sơn, Quảng Đông, Trung Quốc) là 1 cô gái trẻ rất yêu thích các món hải sản tươi sống kiểu Nhật. Nhưng thật không may, sở thích này đã khiến cô phải nhập viện trong tình trạng nguy hiểm.
Bắt đầu từ 2 tháng trước, Tiểu Khánh thường xuyên bị đau bụng và tiêu chảy. Tuy nhiên, uống thuốc xong là khỏi nên cô cũng không quá bận tâm. Cho đến khoảng đầu tuần trước, cơn đau bỗng nhiên trở lên dữ dội. Có những ngày cô phải liên tục ra vào nhà vệ sinh, mệt mỏi đến mức không thể tập trung học hành, đêm cũng ngủ không yên giấc.

Sau khi nói với bố mẹ, cô được đưa đến 1 phòng khám gần nhà để kiểm tra và kê đơn thuốc. Nhưng qua mấy ngày mà tình trạng vẫn không thuyên giảm, gia đình lo lắng vô cùng, liền gọi cấp cứu đưa con gái đến bệnh viện trung ương ngay trong đêm.
Tại đây, bác sĩ cũng phải hoảng hốt khi tiến hành nội soi đường tiêu hóa cho Tiểu Khánh. Khoang ruột của cô chứa đầy ký sinh trùng đang di chuyển, thậm chí có nhiều con còn liên tục cắn vào niêm mạc ruột, nhiều đoạn ruột bị tổn thương, chảy máu. May mắn là còn chưa tiến triển thành viêm phúc mạc, nhiễm trùng hay thủng ruột.
Điều tra bệnh sử cho thấy bệnh nhân có thói quen thường xuyên ăn đồ sống, đặc biệt là các loại sashimi cá biển. Bố mẹ thấy con yêu thích, lại đang tuổi ăn tuổi lớn, học hành vất vả nên thường cho Tiểu Khánh ăn sashimi ít nhất 2 lần mỗi tháng, đôi lúc còn ăn 2 đến 3 bữa 1 tuần.

Bác sĩ điều trị của cô cho biết, trong ruột bệnh nhân có các loại ký sinh trùng phổ biến ở hải sản như giun tròn dạ dày động vật biển và 1 số loại sán dây đầu chẻ. Nếu để thêm 1 thời gian có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Ngay sau đó, Tiểu Khánh được đưa đến phòng phẫu thuật, may mắn là ca mổ thành công tốt đẹp và trạng thái của bệnh nhân cũng ổn định. Tuy nhiên, vẫn cần ở lại bệnh viện để theo dõi thêm trong ít nhất 1 tuần.
6 dấu hiệu nhận biết khi bị nhiễm giun, sán, ký sinh trùng
Bác sĩ nhấn mạnh, ca bệnh của Tiểu Khánh 1 lần nữa đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về an toàn thực phẩm khi ăn các loại động vật sống, nhất là cá biển. Bởi vì bản thân người tiêu dùng rất khó để tự nhận biết được các thực phẩm có nhiễm ký sinh trùng hay trứng giun bằng mắt thường. Hầu hết các trường hợp đến bệnh viện đều là đã chuyển biến xấu.

Tuy nhiên, có 6 triệu chứng sớm khi bị nhiễm giun tròn dạ dày động vật biển hoặc ký sinh trùng trong hải sản nhưng thường bị nhầm lẫn hoặc bỏ qua như:
- Đau bụng, buồn nôn hoặc nôn mửa trong khoảng 1 đến 12 tiếng sau khi ăn.
- Tiêu chảy.
- Một số người có thể bị phát ban, mẩn đỏ trên khắp cơ thể trong vòng 16 tiếng sau khi ăn.
- Sốt cao đi kèm với mệt mỏi hoặc sốt nhẹ nhưng dai dẳng nhiều ngày.
- Một số người gặp các phản ứng dị ứng như nổi mề đay, phù mạch hoặc thậm chí là sốc.
- Nếu ruột non bị ảnh hưởng thì sau 5 - 7 ngày sẽ gây đau bụng dữ dội, thậm chí bất tỉnh do viêm phúc mạc, thủng ruột, xuất huyết.
Tốt nhất, hãy hạn chế ăn đồ tươi sống, luôn ăn chín uống sôi và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Còn nếu có các triệu chứng trên sau khi ăn hải sản, thịt sống, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để tránh các hậu quả đáng tiếc về sau.

Cơ thể thừa đường sẽ phát ra 7 tín hiệu, thay đổi ngay để tránh mắc bệnh mãn tính và hụt collagen quá nhiều
Sống khỏe - 34 phút trướcGiảm thiểu tiêu thụ đường là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe và duy trì làn da khỏe mạnh.

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Người bị tiểu đường cũng cần duy trì thời gian ăn tối cố định trong ngày. Thói quen này giúp điều hòa nhịp sinh học và ổn định insulin, ổn định đường huyết.

Các thuốc điều trị loét thực quản
Sống khỏe - 5 giờ trướcLoét thực quản là một dạng loét trong hệ thống tiêu hóa, làm tổn thương các mô của thực quản. Việc dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây loét…

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị đều đặn. Bác sĩ cho biết đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ.

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcVitamin B12 (còn được gọi là cobalamin) là một loại vitamin tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh. Não sẽ không thể hoạt động bình thường nếu thiếu chất dinh dưỡng này…

Ứng dụng công nghệ phổ và AI dự đoán chính xác bệnh lý tim mạch, ung bướu và đột quỵ
Y tế - 20 giờ trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa đưa vào sử dụng hệ thống CT phổ của Philips ứng dụng AI, giúp chẩn đoán chính xác các bệnh lý tim mạch, ung bướu, đột quỵ…

Người đàn ông 49 tuổi bất ngờ phát hiện bệnh tuyến giáp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Sống khỏe - 22 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông bị u tuyến giáp đi khám trong tình trạng có khối to vùng cổ, cảm giác nuốt vướng khi ăn, đôi lúc cảm thấy khó thở và dễ mệt mỏi.

Bí quyết đảm bảo sức khỏe khi đi du lịch dịp 30/4 - 1/5 sắp tới
Sống khỏe - 23 giờ trướcGĐXH - Kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5 là thời điểm lý tưởng để nghỉ ngơi, khám phá những vùng đất mới sau những ngày làm việc căng thẳng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để chuyến đi thật trọn vẹn, nên lên kế hoạch chu đáo và đừng quên chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình trong suốt chuyến đi. Dưới đây là một số bí quyết giúp giữ gìn sức khỏe khi đi du lịch dịp nghỉ lễ sắp tới:

5 loại đồ uống tự nhiên chữa đau dạ dày
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcCó nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày khiến người mắc khó chịu. Một số loại đồ uống có thể giúp làm dịu cơn đau...

Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn cứu thành công sản phụ sinh non, nguy kịch
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn vừa cấp cứu sản phụ sinh non, nguy kịch do sau đẻ, rau không bong và xuất hiện tình trạng chảy máu nhiều, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng.

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặpGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.