Cô gái trẻ phải cắt bỏ 80% ruột già vì xem nhẹ chứng táo bón
Rất nhiều người xem nhẹ việc khó tiêu, táo bón kéo dài mà không biết rằng phía sau có thể là nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Tiểu Du (tên nhân vật đã được thay đổi) ngoài 20 tuổi, đang làm nhân viên văn phòng tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Cô cho biết mình vốn thường xuyên bị khó tiêu, tiêu hóa kém từ khi còn đi học. Đến khi đi làm, có lẽ do ăn uống thất thường lại cộng thêm áp lực về tinh thần nên chứng táo bón của cô càng nặng hơn.
Khoảng nửa năm trở lại đây, lúc nào cô cũng cảm thấy đầy bụng và xì hơi rất hôi. Khoảng cách giữa mỗi lần đại tiện của cô được tính bằng tuần, thậm chí cả nửa tháng một lần. Khi đại tiện phải mất rất nhiều thời gian và trải qua cảm giác đau đớn vì phân quá cứng.
Những điều này không chỉ ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày mà còn làm Tiểu Du mất tự tin trong môi trường công sở cũng như các mối quan hệ cá nhân. Tuy nhiên, phần vì xấu hổ, phần vì bận rộn và chủ quan, cho rằng đó là do “cơ địa” của mình nên cô gái trẻ mãi chưa chịu đi khám.
Cho đến 2 tháng gần nhất, cô chỉ đại tiện được một lần mỗi tháng. Tiểu Du bắt đầu lo lắng thật sự, cô tìm kiếm thông tin trên internet và càng hoảng loạn khi đọc những bài viết cho rằng đó là dấu hiệu của bệnh ung thư. Cô quyết định xin nghỉ làm và tới bệnh viện thăm khám.
Thật may mắn, kết quả kiểm tra chỉ ra rằng Tiểu Du không bị ung thư. Nguyên nhân cô bị táo bón lâu năm là do nhu động của ruột già quá chậm, khiến phân tích tụ trong ruột lâu ngày và bị cứng. Từ đó gây ra tình trạng táo bón, đau đớn khi đại tiện và thậm chí là tắc ruột.
Ngoài ra, việc lạm dụng thuốc nhuận tràng trong thời gian dài cũng khiến ruột của cô càng bị tổn thương. Sau khi phân tích kỹ càng, các bác sĩ kết luận rằng chỉ dùng thuốc là không đủ để điều trị với trường hợp này. Cuối cùng, Tiểu Du được phẫu thuật cắt bỏ gần 80% chiều dài ruột già bằng phương pháp nội soi. Phần ruột được cắt bỏ chủ yếu đã bị đen lại, bị teo và nhu động ruột cực kỳ kém.

Ảnh minh họa
Nhờ vậy, Tiểu Du có thể đại tiện hai ngày một lần với sự trợ giúp của một lượng nhỏ chất làm mềm phân và các loại thuốc khác. Khi đại tiện cô cũng không còn cảm thấy đau đớn hay mất hàng tiếng đồng hồ, ít đầy bụng và xì hơi bớt nặng mùi hơn trước rất nhiều.
6 nguyên nhân phổ biến dẫn tới táo bón
Bác sĩ điều trị của Tiểu Du chia sẻ, trên thực tế rất nhiều người bị táo bón nhưng lại chủ quan, xem nhẹ hậu quả của nó. Trên thực tế, táo bón là chứng bệnh phổ biến nhất trong các bệnh lý về đường tiêu hóa. Có khoảng 17% dân số toàn cầu bị táo bón nhưng chỉ 12% trong đó tự xác định được bệnh. Phần lớn mọi người chỉ cho rằng mình bị rối loạn tiêu hóa, khó tiêu thông thường và không khám chữa.
Táo bón xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở những người cao tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tỷ lệ phụ nữ mắc táo bón cao gấp 3 lần nam giới.
Theo ông, có 3 dấu hiệu quan trọng nhất để xác định táo bón. Đầu tiên là đại tiện ít hơn 3 lần mỗi tuần. Thứ hai là bị đầy hơi, trướng bụng nhưng không thể đại tiện. Thứ ba là phân cứng, mất nhiều công sức và thời gian khi đại tiện, thậm chí đi ra máu hoặc chất nhầy.
Về nguyên nhân dẫn tới táo bón, ông chỉ ra rằng có nhiều nguyên nhân nguyên phát và thứ phát khác nhau. Nhưng nhìn chung, có thể xếp vào 7 nhóm phổ biến nhất sau đây:
- Chế độ ăn uống không hợp lý: nhất là thiếu nước, thiếu chất xơ, đồ ăn khó tiêu, ăn uống thất thường…
- Thói quen sinh hoạt không đúng cách: ví dụ như nhịn đại tiện lâu, thời gian đại tiện không đều, không chú ý vệ sinh… cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột và gây táo bón.
- Thiếu vận động: việc lười vận động sẽ làm chậm nhu động ruột, từ đó ảnh hưởng đến việc bài tiết và tiêu hóa.
- Yếu tố tâm lý: các yếu tố cảm xúc như căng thẳng, lo lắng và hồi hộp kéo dài hay quá độ cũng có thể góp phần gây táo bón.
- Tác dụng phụ từ thuốc: một số loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm… có thể ảnh hưởng đến nhu động ruột và gây táo bón.
- Yếu tố bệnh tật: các tình trạng như suy giáp, tiểu đường và ung thư ruột kết, bệnh đường tiêu hóa nghiêm trọng… đều có thể gây táo bón.

Ảnh minh họa
Ngoài ra, phụ nữ mang thai cũng rất dễ bị táo bón. Đó là do sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ cộng với áp lực từ tử cung gây chèn ép lên ruột. Hoặc do chế độ ăn thay đổi quá nhiều trong thai kỳ (uống viên bổ sung nhiều sắt, canxi, ăn nhiều thực phẩm giàu đạm)… đều ảnh hưởng đến nhu động ruột dẫn đến táo bón.
Bác sĩ cũng nhắc nhở rằng, để cải thiện tình trạng táo bón, ngoài việc thay thói quen sinh hoạt và dùng thuốc, chúng ta cũng có thể tận dụng thực phẩm. Nhất là các thực phẩm giàu chất xơ hoặc prebiotic, giúp ích cho sự phát triển của vi khuẩn có ích, ức chế vi khuẩn có hại trong đường ruột, giảm táo bón. Ví dụ như bột yến mạch, khoai lang, rau bina, sữa chua, táo, lúa mạch, đậu nành…

5 lý do nên tránh ăn cơm vào bữa tối muộn
Sống khỏe - 2 giờ trướcMặc dù gạo cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng thiết yếu, nhưng ăn cơm quá muộn trong ngày có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe.

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan cấp tính do rượu cho biết có tiền sử uống rượu bia thường xuyên nhiều năm nay.

Tự mua thuốc cảm, giảm đau về uống, người phụ nữ phải nhập viện cấp cứu
Y tế - 17 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng dị ứng nặng với các triệu chứng phù nề, ngứa ngáy, đau rát nghiêm trọng toàn thân, ảnh hưởng lớn đến ăn uống và sinh hoạt.

7 biến chứng do thiếu sắt
Sống khỏe - 18 giờ trướcThiếu sắt có thể âm thầm ảnh hưởng đến nhiều chức năng của cơ thể. Nếu không có đủ sắt, sẽ gây thiếu máu thiếu sắt, năng lượng thấp, giảm khả năng miễn dịch và sức khỏe tổng thể theo thời gian.

7 cách để tăng cường số bước chân, giúp đi bộ hiệu quả hơn
Sống khỏe - 20 giờ trướcĐối với người thích đi bộ để rèn luyện sức khỏe, cần phải biết cách để làm cho nó hiệu quả hơn nữa. Thực hiện một số điều đơn giản khi đi bộ có thể biến một cuộc đi dạo thành một bài tập đốt cháy calo tốt…

Người bệnh tiểu đường cần làm gì để giảm và ổn định đường huyết?
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp để ổn định và kiểm soát đường huyết, làm chậm các nguy cơ biến chứng.

Những lý do để chọn ăn mỡ lợn
Sống khỏe - 23 giờ trướcNgày nay, nhiều người tránh xa việc ăn mỡ lợn vì nó có tiếng xấu là làm tắc nghẽn động mạch, làm tăng cholesterol và gây ra bệnh tim… Tuy nhiên, mỡ lợn có một số lợi ích sức khỏe nếu ăn đúng cách và đúng lượng.

10 lợi ích sức khỏe bất ngờ khi kết hợp chuối với sữa
Sống khỏe - 1 ngày trướcBộ đôi năng động chuối và sữa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, mang lại lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên, từ tăng cường năng lượng đến thúc đẩy xương chắc khỏe. Tìm hiểu 10 lợi ích sức khỏe của sự kết hợp chuối với sữa.

Không còn phải ra Hà Nội, bệnh nhi tan máu bẩm sinh ở Nghệ An được điều trị ngay tại quê nhà
Y tế - 1 ngày trướcPhương pháp truyền thải sắt hiện đang được triển khai tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, bước đầu ghi nhận hiệu quả tích cực, giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe nhanh chóng, giảm thiểu tác dụng phụ so với các phương pháp điều trị thông thường.

Can thiệp hẹp cầu nối AVF 'cứu cánh' cho người bệnh suy thận
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Kỹ thuật can thiệp tái thông tổn thương hẹp, tắc cầu nối động tĩnh mạch ít xâm lấn này giúp duy trì chức năng cầu nối AVF, đảm bảo hiệu quả lọc máu và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn và kiêng gì để ổn định đường huyết?
Bệnh thường gặpGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần biết và nắm rõ các nguyên tắc về dinh đưỡng để tránh đường huyết tăng, giúp ngăn chặn và làm chậm các biến chứng của bệnh tiểu đường.