Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cô giáo dạy Hóa với những 'chiêu thức' làm rung động trái tim học trò

Chủ nhật, 19:38 15/11/2020 | Xã hội

Trăn trở vì thấy học trò sợ môn Hóa, cô Nguyệt liên tục đổi mới bài giảng bằng nhiều hình thức khác nhau.

Trăn trở vì thấy học trò sợ môn Hóa, cô Nguyệt liên tục đổi mới bài giảng bằng nhiều hình thức khác nhau. 

Có tiết học sinh được hóa thân thành “hoa hậu phân bón” để giới thiệu “profile” của bản thân; khi lại đưa thơ vào trong môn Hóa.

Những nỗ lực của cô giáo Dương Thu Nguyệt, giáo viên dạy Hóa tại Trường THPT Đa Phúc, Sóc Sơn, Hà Nội đã khiến học trò không còn cảm thấy “môn Hóa đáng sợ”.

Cô giáo dạy Hóa với những chiêu thức làm rung động trái tim học trò - Ảnh 1.

Cô giáo Dương Thu Nguyệt, giáo viên dạy Hóa tại Trường THPT Đa Phúc, Sóc Sơn, Hà Nội

Liên tục đổi mới để kéo học trò lại gần

Trong ngày đầu nhận lớp chủ nhiệm mới, việc đầu tiên cô Nguyệt yêu cầu học sinh cần làm là “chúng mình phải thuộc tên nhau khi mới quen”. Mỗi thành viên trong lớp đều phải thuộc hết tên của tất cả các bạn còn lại ngay trong tuần đầu tiên đi học.

Để chứng tỏ “Hóa học không khô khan”, cô giáo sinh năm 1985 đã khiến học sinh thích thú bằng cách cho các em thấy “mọi điều của Hóa học đều liên quan đến thực tế”.

Rồi cô Nguyệt cho học trò tổ chức cuộc thi “Hoa hậu phân bón”, trong đó mỗi học sinh sẽ đóng vai từng loại phân bón để giới thiệu về đặc điểm, tính chất của bản thân.

“Học trò sáng tạo lắm và nhớ bài cũng rất nhanh, chỉ là mình có tạo điều kiện cho các con thể hiện hay không mà thôi”.

Hay khi dạy tại các lớp mà học sinh có thế mạnh về thơ văn, cô Nguyệt lại cho học sinh biến kiến thức hoá học thành thơ, thậm chí có học sinh còn phổ nhạc.

Cô giáo dạy Hóa với những chiêu thức làm rung động trái tim học trò - Ảnh 2.

Học sinh sáng tác thơ, diễn kịch để nhớ lâu hơn kiến thức hóa

Cô giáo dạy Hóa với những chiêu thức làm rung động trái tim học trò - Ảnh 3.

Khi là học thông qua cuộc đấu giá "Fish Tank"

Có học trò còn biến tấu kiến thức thông qua tác phẩm văn học Tấm Cám hay những vở kịch ngắn về những cuộc chiến tranh vì dầu mỏ; hoặc những góc nhìn từ của các táo trên thiên đình về việc sử dụng bừa bãi các nguồn tài nguyên thiên nhiên gây ô nhiễm môi trường.

Học trò nhờ vậy cũng trở nên hứng thú với mỗi tiết học, hiểu bài nhanh và nhớ kiến thức cũng lâu hơn.

“Để làm được những hoạt động này mất khá nhiều thời gian. Vì thế, mình phải linh động giờ giảng để cho các con được tham gia nhiều hoạt động trải nghiệm. Chương trình học nặng, học trò phải thi cử nhiều. Mình nghĩ, càng thi nhiều thì càng phải tổ chức nhiều hoạt động để các con cảm thấy thoải mái hơn, không còn thấy nặng nề khi đi học”.

Thoải mái là thế nhưng cô Nguyệt tiết lộ, những năm đầu đi dạy, bản thân cô cũng vô cùng nghiêm khắc với học trò.

“Trước đây, nếu học sinh không làm bài tập hoặc không làm đủ, mình rất hay cáu gắt. Nhưng càng gần gũi, mình càng hiểu hơn tâm lý trẻ con và thấy thương trò. Các con bây giờ học hành rất vất vả, một học sinh phải học tới hơn 10 môn. Vì thế, mình không thể bắt chúng môn nào cũng phải học thật tốt.

Giờ mình cũng phải học cách thay đổi. Nếu học sinh không làm đủ bài thì mình cũng không trách cứ mà sẽ tìm hiểu. Nếu nghiêm khắc quá, học trò cũng sẽ chống đối mà chép bài của nhau. Vậy nên khi nghe học sinh trình bày, nếu có lý do chính đáng, mình vẫn để các con được chọn lại lịch trả bài và lùi hạn nộp theo nguyện vọng. Nếu học sinh có mong muốn gì, mình sẽ cố gắng tạo điều kiện cho các con hết sức”, cô giáo 8X chia sẻ.

"Cứ chân thành, học sinh sẽ thấu hiểu"

Dạy học sinh THPT, theo cô Nguyệt cũng có những tình huống “ẩm ương hết sức”. Vì vậy, để giao tiếp được với học trò, cô giáo sinh năm 1985 đặc biệt quan tâm đến việc nói cùng một tiếng nói, nhịp chung một bước chân với học trò.

“Mình không muốn học sinh sợ mình mà muốn các con tin tưởng và tôn trọng cô. Điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào cách mình giao tiếp với trò.

Nhiều học sinh bảo “Giờ ra chơi cô đừng lên phòng giáo viên nữa mà ở lại lớp nói chuyện với tụi con”, mình cũng đồng ý luôn. Công việc có những lúc áp lực nên khi trò chuyện cùng học trò mình cũng thấy như được giải tỏa. Nhưng để nói chuyện được với tụi nhỏ, mình cũng phải cập nhật tin tức giới trẻ liên tục để không bị ‘lạc hậu’”.

Cô giáo dạy Hóa với những chiêu thức làm rung động trái tim học trò - Ảnh 4.

Trong 14 năm đi dạy, cũng không ít lần cô Nguyệt gặp những học trò nghịch ngợm, thậm chí có thái độ chống đối cô ngay trong giờ học.

Học trò đang ở độ tuổi “ẩm ương”, cô giáo trẻ thường chọn cách im lặng. Đến giờ ra chơi, cô tiến lại gần học trò. Ban đầu là những câu chuyện bâng quơ, dần dần học trò bắt đầu cởi mở và chia sẻ tâm tư với cô giáo.

“Thật ra, những học trò cá biệt thường là những bạn rất tình cảm và mong muốn được người khác quan tâm. Mình cứ chân thành, học sinh sẽ thấu hiểu”.

Bên cạnh đó, trong mỗi tiết dạy, cô Nguyệt cũng thiết kế các hoạt động sôi nổi để tạo cơ hội cho những học sinh đuối hơn vẫn được đóng góp nhiều vào bài giảng. Nhờ vậy, những học sinh này cũng cảm thấy mình không bị bỏ rơi phía sau.

Duyên nợ với nghề giáo

14 năm gắn bó với nghề giáo, cô Nguyệt kể, mình đến nghề như duyên nợ. Từ nhỏ nhìn thấy bố đi dạy, lớn lên thấy các cô giáo tâm huyết nên bản thân cô cũng muốn đứng trên bục giảng như một lẽ tự nhiên.

“Đến bây giờ đi dạy, mình vẫn thấy hạnh phúc về lựa chọn này. Ở ngôi trường của mình, phụ huynh rất tôn trọng giáo viên. Có những phụ huynh cách trường cả chục cây số, đến mùa ngô, mùa lạc cũng mang tới tận trường tặng cô. Mình thấy vui vì dù nghề này có thể không phải là nghề khiến mình giàu lên, nhưng nó làm mình cảm thấy thoải mái nhất”.

Cô giáo dạy Hóa với những chiêu thức làm rung động trái tim học trò - Ảnh 5.

14 năm gắn bó với nghề giáo, cô Nguyệt kể, mình đến nghề như duyên nợ

Cũng vì gắn bó với nghề nên nếu phải nghỉ dạy dài ngày, cô Nguyệt luôn cảm thấy “sốt ruột”. Có lần, cô phải đi mổ ruột thừa vào thời điểm trước kỳ thi học sinh giỏi, học trò nói muốn đến thăm cô giáo, cô Nguyệt bảo học trò mang luôn sách vở vào viện để tiện chỗ nào cần hỏi cô sẽ giảng luôn.

Lần khác, cô phải mổ một khối u ngay trước kỳ thi khoa học kỹ thuật cấp thành phố. Trước khi nhập viện, cô giáo cũng gọi điện cho từng học sinh dặn dò kỹ càng.

Thấy con ngày nào cũng ở trường đến tối muộn, về nhà lại soạn bài vở tới tận đêm khuya, người mẹ chỉ biết than trách: “Mẹ chẳng thấy ai làm giáo viên khổ như con”.

14 năm đi dạy, tiền lương khi mới đỗ biên chế chỉ hơn 1,3 triệu đồng, nhiều người than “Sao bèo bọt thế”, nhưng cô giáo trẻ vui vẻ trả lời: “Biết trước điều đó nên không cảm thấy ‘vỡ mộng’”.

“Học trò dễ thương lắm, vậy nên mình luôn lý tưởng hóa việc đi dạy. Nghĩ đến học trò cần mình, mình lại thấy cần nỗ lực hơn để đi tiếp. Cứ như thế, đến giờ, mình vẫn cảm thấy sống tốt với nghề”.

Theo Thúy Nga

Vietnamnet

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường

Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường

Thời sự - 28 phút trước

GĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.

Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học

Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học

Xã hội - 30 phút trước

GĐXH - Xe chở rác rơi xuống sông được trục vớt thành công. Tuy nhiên, công tác tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích vẫn chưa có kết quả; hội đồng kỷ luật đã đưa ra hình thức kỷ luật đối với một số học sinh liên quan tới vụ nữ sinh lớp 11 bị đánh hội đồng, gãy đốt sống cổ.

Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương

Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương

Thời sự - 1 giờ trước

Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Thời sự - 12 giờ trước

GĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.

Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích

Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích

Xã hội - 12 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy  điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?

Đời sống - 13 giờ trước

GĐXH - Ngày 06/11/2024, nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 có báo cáo liên quan đến việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.

Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án

Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án

Pháp luật - 14 giờ trước

GĐXH - Ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961, trú phường Tây Lộc, TP Huế) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, trú phường Vĩnh Ninh, TP Huế) về "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn

Đời sống - 14 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình thi công, cải tạo đường và hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, (TP Hà Nội), nhóm công nhân tại đây đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt.

Phá đường dây làm giả giấy tờ của lực lượng vũ trang

Phá đường dây làm giả giấy tờ của lực lượng vũ trang

Pháp luật - 14 giờ trước

GĐXH - Một đường dây chuyên làm giả giấy tờ, trong đó có những giấy tờ của lực lượng vũ trang nhằm mục đích lừa đảo vừa bị Công an quận Đống Đa triệt phá.

Thủ đoạn lừa chạy thủ tục làm 'sổ đỏ' để chiếm đoạt tài sản

Thủ đoạn lừa chạy thủ tục làm 'sổ đỏ' để chiếm đoạt tài sản

Pháp luật - 15 giờ trước

GĐXH - Lợi dụng tâm lý e ngại thủ tục hành chính và các thủ tục liên quan đến Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của người dân, các đối tượng tự nhận bản thân có các mối quan hệ nên làm được nhanh khiến nhiều nạn nhân "nhẹ dạ, cả tin" sập bẫy.

Top