Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cô giáo một thập kỷ ở lớp học "trò qua đời, cô vẫn phải mỉm cười"

Chủ nhật, 08:45 20/10/2019 | Xã hội

Dịp 20/10, Trường vào lớp tặng cô Phấn bông hồng. Trường bị ung thư máu, là một trong những học sinh đầu tiên của cô tại lớp học dành cho bệnh nhi ở bệnh viện Ung Bướu từ 10 năm trước. Em là số ít trong những học sinh... còn ở lại với cô.

1h30 chiều thứ 6 ngày 18/9, phòng học khoảng 30m2 tại khoa Nội Nhi bệnh viện Ung Bướu, TPHCM lại nhộn nhịp những tiếng ê a học bài của các bệnh nhi, tiếng giảng bài của giáo viên, tình nguyện viên.  

Trong không gian nhỏ hẹp đó, những chiếc bàn trệt, cô trò cùng ngồi giữa nền nhà, thật gần với nhau. Trong giờ học, họ dễ dàng trao cho nhau cái nắm tay, cái ôm. 

Cô giáo một thập kỷ ở lớp học trò qua đời, cô vẫn phải mỉm cười - Ảnh 1.
Cô giáo một thập kỷ ở lớp học trò qua đời, cô vẫn phải mỉm cười - Ảnh 2.
Cô giáo một thập kỷ ở lớp học trò qua đời, cô vẫn phải mỉm cười - Ảnh 3.
Cô giáo một thập kỷ ở lớp học trò qua đời, cô vẫn phải mỉm cười - Ảnh 4.

Ở phía góc lớp, luôn là chỗ ưu tiên cho những học sinh vừa học vừa vô thuốc. Những chiếc cần móc bình thuốc, sợi dây truyền nước lủng lẳng nối kim tiêm vào tay tay, các em say sưa ngồi học, ngồi viết bằng tay còn lại.  

"Nhi ơi, về chích thuốc con ơi", một người mẹ gọi cô con gái nhỏ đang học với nước truyền trên tay. Lại đến giờ em vô thuốc, người mẹ bước vào, cầm bình nước truyền để dẫn con về phòng điều trị. Nhi quay lại nói với cô giáo: "Vô thuốc xong con lại quay lại lớp nha cô". Nhi đã không còn sợ việc điều trị bệnh, không còn sợ hóa chất, xạ trị mà là lo lắng lớp học sẽ hết giờ. 

Cô giáo một thập kỷ ở lớp học trò qua đời, cô vẫn phải mỉm cười - Ảnh 5.
Cô giáo một thập kỷ ở lớp học trò qua đời, cô vẫn phải mỉm cười - Ảnh 6.

Ngoài cửa lớp, nhiều bố mẹ đứng nhìn con học bài. Cũng như tiếng rộn ràng phía trong của lớp học, ánh mắt họ sáng lên cùng với những niềm hy vọng. Lớp học không chỉ là nơi để bệnh nhân và người nhà có thể tạm gác lại những đau đớn, muộn phiền và cả nỗi sợ hãi. Đó còn là nơi họ thấy mình chưa phải tách ra khỏi cuộc sống để vật lộn với bệnh tất mà cánh cửa tử có thể gọi tên bất cứ lúc nào.  

Lớp học bao giờ cũng kết thúc bằng một màn biểu diễn nắm tay hát hò, nhảy múa của cô trò. Bởi lớp học không chỉ gieo những con chữ còn là trao niềm tin yêu vào cuộc sống này đến các bệnh nhi. 

Cô giáo một thập kỷ ở lớp học trò qua đời, cô vẫn phải mỉm cười - Ảnh 7.

Hôm nay, em Lê Quang Trường, bị ung thư máu vào lớp mang theo một bông hồng để tặng cô giáo Đinh Thị Kim Phấn, 62 tuổi. Hai cô trò có những mối duyên rất đặc biệt. 

Cô Phấn gắn bó với lớp học từ ngày đầu thành lập vào năm 2009, cách đây tròn một thập kỷ. Còn Trường, năm đó em là một trong những học sinh đầu tiên của lớp. 10 năm, nay Trường trở lại nơi đây khi bệnh tái phát và trở lại lớp học này. 

Cô Phấn vẫn còn ở đây và Trường vẫn còn ở đây! Em là một trong số ít những học sinh... còn ở lại với cô cho đến hôm nay. 

Công việc này đã trở thành một phần cuộc đời của cô Phấn, cô chưa từng nghĩ bao giờ mình sẽ dừng lại.

Có những em mang bệnh, khi đây đã muốn buông mình với cái chết, không chịu ăn, không chịu uống, không chịu vào thuốc... nhưng khi vào lớp học, các em có thêm động lực để sống tiếp.

Cô giáo một thập kỷ ở lớp học trò qua đời, cô vẫn phải mỉm cười - Ảnh 8.

Nếu đó là công việc dạy chữ đơn thuần sẽ không níu chân cô Phấn đến như vậy.  Ở đây, cô nhìn thấy những khát khao, say mê đối với việc học không chỉ để quên đau đớn, bệnh tật của học trò mà là thắp lên trong các em những ước mơ. Dù rằng, đó là ước mơ ở ngay cửa tử. 

Cô giáo một thập kỷ ở lớp học trò qua đời, cô vẫn phải mỉm cười - Ảnh 9.

Như dòng chữ được trang trí nhẹ nhàng, treo giữa lớp: Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ!

Cô giáo một thập kỷ ở lớp học trò qua đời, cô vẫn phải mỉm cười - Ảnh 10.
Cô giáo một thập kỷ ở lớp học trò qua đời, cô vẫn phải mỉm cười - Ảnh 11.
Cô giáo một thập kỷ ở lớp học trò qua đời, cô vẫn phải mỉm cười - Ảnh 12.
Cô giáo một thập kỷ ở lớp học trò qua đời, cô vẫn phải mỉm cười - Ảnh 13.

Không một lớp học nào mà giáo viên phải chứng kiến sự ra đi của học sinh mình như nơi đây. Có em, hôm nay còn ở lớp, đến buổi sau, các em đã "về trời", không bao giờ trở lại. 

Có học sinh, phụ huynh báo cho cô Phấn con em "về rồi" nhưng nhiều trường hợp, các em nhỏ trong lớp báo cho cô. Có em còn quá nhỏ để biết thế nào là cái chết, hồn nhiên báo tin: "Mỹ về rồi cô ơi!". Những lần đầu, cô còn hỏi: "Về sao em?", "Về là về luôn rồi á cô!". 

Cô giáo một thập kỷ ở lớp học trò qua đời, cô vẫn phải mỉm cười - Ảnh 14.
Cô giáo một thập kỷ ở lớp học trò qua đời, cô vẫn phải mỉm cười - Ảnh 15.
Cô giáo một thập kỷ ở lớp học trò qua đời, cô vẫn phải mỉm cười - Ảnh 16.
Cô giáo một thập kỷ ở lớp học trò qua đời, cô vẫn phải mỉm cười - Ảnh 17.
Cô giáo một thập kỷ ở lớp học trò qua đời, cô vẫn phải mỉm cười - Ảnh 18.

Ở đây, các em nói với nhau: Tuổi thọ con người là... 18 tuổi. Mà biết bao nhiêu em, đã không thể đi được hết nửa chặng đường tuổi thọ tự mình quy ước. Riêng trong những ngày hè vừa qua, các cô đã phải tạm biệt với cả chục học sinh "ra về". 

Nơi đây, cô Phấn và các giáo viên khác đã quen với việc đón nhận... những cái chết bằng nụ cười, nhìn cái chết bằng sự lạc quan. Các cô hiểu hơn bất kỳ ai, không thể mang sự buồn đau, tang thương, nước mắt vào lớp học "cách ly" với nỗi đau đớn bệnh tật tật này.

Để rồi có khi trên đường về, các cô òa khóc nức nở như một đứa trẻ. Khóc cho những đau đớn tận đáy lòng. Khóc cho sự yếu đuối và cả bất lực. 

Có lần, nghe tin học trò thân thiết của mình vào phòng điều trị đặc biệt - nơi mà các em đã được chuyển vào đó là hiểu ít khi còn lối quay về - cô Phấn chạy vào để gặp em. Lần đầu trong cuộc đời mình, cô chứng kiến giây phút trút hơi thở cuối cùng, tạm biệt cuộc sống nhân gian để về bên kia. 

Sau lần đó, cô không quay lại căn phòng này nữa. Cô biết mình phải giữ vững tinh thần cho bản thân, cho các em còn ở lại. 

Cô Phấn tự nhắc mình, một tuần mình có gần 170 giờ đồng hồ, chỉ dành cho lớp học nơi đây 4 tiếng thôi, cớ gì mình phải hà tiện. 4 tiếng đó, cô phải thật vui vẻ, hạnh phúc.  Thời gian vốn là thứ quý giá nhất, với các em bệnh nhi ung thư càng quý gấp bội. 

Cô giáo một thập kỷ ở lớp học trò qua đời, cô vẫn phải mỉm cười - Ảnh 19.

Cô Phấn chỉ tay về phía trên kệ sách, phía góc trên cùng có những thùng cotton được đóng gọn gàng. Đó là những cuốn tập... không bao giờ trở lại. Bao nhiêu năm qua, có hàng trăm cuốn như vậy, chưa kể những cuốn cô mang về nhà. Trong cuốn tập của học trò, mỗi buổi học đều có ghi ngày, ở đó, có buổi học cuối của các em. 

Cô giáo một thập kỷ ở lớp học trò qua đời, cô vẫn phải mỉm cười - Ảnh 20.
Cô giáo một thập kỷ ở lớp học trò qua đời, cô vẫn phải mỉm cười - Ảnh 21.
Cô giáo một thập kỷ ở lớp học trò qua đời, cô vẫn phải mỉm cười - Ảnh 22.

Nhiều năm qua, trong mỗi buổi học, cô Phấn đều chụp lại những hình ảnh của các học trò nhỏ, về nhà ghi chép lại tính cách, ước mơ của các em. Bằng cách này, cô có thể nhớ được từng học trò với các những cá tính, mong ước khác nhau. 

Những bức ảnh hồn nhiên, tươi đẹp và những ước mơ của các con cô giữ lại cho mình. Và chỉ khi các con vĩnh viễn ra đi, không trở lại nữa thì chúng trở thành những kỷ vật, cô tìm cách gửi lại cho gia đình, để họ lưu giữ lại những gì đẹp nhất của các con. Các con tồn tại trong cuộc đời, đến những giây phút cuối cùng không chỉ có bệnh tật và đau đớn mà còn có những nụ cười. 

Không chỉ dừng lại ở đó, tình người, tình thầy trò níu bám tâm can cô. Không chỉ dạy ở trên lớp, 10 năm qua, cô Phấn lặn lội đến về thăm học những học trò thân thiết. Đó là chuyến đưa tang, chuyến đi ra thắp một nén nhang ở mộ... 

Cách đây chưa lâu, cô đi Kon Tum để thăm cô học trò xinh đẹp và dễ mến vô cùng, em ra đi ở tuổi đẹp nhất. Em từng nói với cô: "Sau này, con sẽ thi Sư phạm, con trở thành sinh viên. Ra trường, con sẽ quay lại lớp dạy các bệnh nhi cùng cô nha cô!". Nhưng rồi, em đã ra đi ở tuổi 18!

Cô Phấn chia sẻ, cô bước đi được đến ngày hôm nay là nhờ có rất nhiều cộng sự, nhận được rất nhiều sự ủng hộ, giúp đỡ... Nhiều người rồi cả truyền thông khi nói đến công việc này thường thổi phồng lên nhưng với cô đó là một công việc bình thường mà mình lựa chọn. 

10 năm dạy học ở đây, cô Phấn đã không thể đau đớn thêm nổi nữa trước những cuộc chia ly. Ngược lại, cô thấy mình tràn năng lượng với sự thôi thúc để có thể bước cùng các em lâu hơn nữa, xa hơn nữa…

Cô giáo một thập kỷ ở lớp học trò qua đời, cô vẫn phải mỉm cười - Ảnh 23.

Theo Hoài Nam/Dân Trí

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Xã hội - 5 giờ trước

GĐXH - Khi chạy tới cổng tỉnh ủy Hải Dương, xe ô tô do ông H. điều khiển bất ngờ lao qua vỉa hè rơi xuống sông Sặt khiến tài xế tử vong.

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Cửa hàng kinh doanh vàng giả nhãn hiệu Chanel tại huyện Diễn Châu (Nghệ An) vừa bị lực lượng chức năng lập biên bản đề nghị xử phạt số tiền 85 triệu đồng.

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Pháp luật - 7 giờ trước

GĐXH - Với thủ đoạn tinh vi, nhóm đối tượng đã tạo dựng màn kịch lừa kết hôn với người Trung Quốc để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Chợ tự phát (chợ cóc, chợ tạm) đang mọc lên dày hơn ở nhiều khu đông dân cư tại các đường phố Hà Nội. Con đường nơi có chợ cóc họp thường xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân xung quanh.

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Mặc dù được đầu tư hơn 1 nghìn tỉ đồng, thế nhưng sau nhiều năm hoạt động, tuyến xe buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng về giảm thiểu ùn tắc. Vừa qua, UBND TP Hà Nội đã có đề xuất "khai tử" tuyến buýt nhanh BRT để thay bằng đường sắt đô thị.

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Xã hội - 9 giờ trước

GĐXH - Ra đầm nuôi trồng thủy sản của người thân chơi, thấy em bị ngã xuống nước, chị gái đã lao xuống cứu em. Do không biết bơi, cả 2 chị em cháu D. bị đuối nước.

Hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp sắp dồn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày oi nóng

Hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp sắp dồn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày oi nóng

Thời sự - 10 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, tuần tới miền Bắc chuẩn bị đón hai đợt gió mùa Đông Bắc khiến nền nhiệt độ giảm nhẹ và trời đỡ nóng.

Kết quả xổ số - KQXS 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024

Xã hội - 10 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Sáu ngày 19/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Lại xảy ra đuối nước thương tâm tại Quảng Bình

Lại xảy ra đuối nước thương tâm tại Quảng Bình

Thời sự - 10 giờ trước

GĐXH - Trong lúc tắm ở khe suối, nam sinh sinh lớp 9 lặn xuống đáy rồi mắc kẹt vào đá dẫn đến đuối nước.

Liên tiếp xảy ra giông lốc gây thiệt hại về nhà dân, hoa màu

Liên tiếp xảy ra giông lốc gây thiệt hại về nhà dân, hoa màu

Thời sự - 10 giờ trước

GĐXH - Giông lốc liên tiếp xảy ra ở Quảng Trị khiến nhiều nhà dân bị tốc mái, hư hỏng, hàng chục hecta lúa bị đổ gãy...

Top