Cô giáo sống vui với vết bớt to trên mặt: Khuyết điểm cũng cần nâng niu
Vết bớt đỏ trên nửa mặt trái từng khiến Lý Hồ Bích Ngân bị bạn bè trêu chọc, đánh mắng. Hiện tại, cô giáo mầm non lại yêu và tự hào điều dị thường làm mình khác biệt.
Ám ảnh câu chửi “đồ mặt quỷ”
Diện trang phục trẻ trung, tô thêm son môi, Lý Hồ Bích Ngân (29 tuổi, tỉnh Đồng Nai) tự tin dạo phố cùng bạn bè. Sự tự tin, duyên dáng xóa nhòa mọi ánh nhìn tò mò đang xoáy vào vết bớt trên mặt trái của Ngân.
Vết bớt màu đỏ chiếm gần hết phần mặt bên trái, có từ lúc Ngân vừa chào đời. Theo thời gian, vết bớt không lan rộng nhưng sẫm màu hơn.
Cô gái trẻ không nhớ chính xác từ bao giờ bản thân tự tin đến gần mọi người hơn. Tuy nhiên, mỗi lần nhớ lại những ký ức không mấy vui vẻ, bị bạn bè trêu chọc, Ngân vẫn buồn.
Lúc đi học, Ngân bị mấy bạn con trai trêu chọc, gọi đồ mặt quỷ, đồ da bò… Thậm chí, các bạn còn vây quanh, đòi “đánh cho đáng đời con nhỏ có vết bớt xấu xí”.
Bị bạn ức hiếp, Ngân chỉ biết chạy về khóc với mẹ. Cô bé ấm ức mách mẹ chuyện bạn trêu, rồi ngây ngô hỏi: “Sao mẹ đẻ con ra như vậy?”. Câu hỏi của con gái khiến mẹ của Ngân đau lòng, nhiều lần khóc nức nở.
Dù mỗi ngày đến trường đều gặp chuyện rắc rối nhưng Ngân chưa bao giờ có suy nghĩ bỏ học. Bên cạnh cô nàng vẫn có những người bạn thân tốt bụng. Họ sẵn sàng đôi co với mấy bạn trai chửi bới, đánh đập Ngân để bảo vệ cô.
Đến lúc học cấp 3, Ngân như bước vào môi trường khác, ấm áp và dạt dào tình cảm từ bạn bè, thầy cô. Được bạn bè đối xử một cách bình thường, cô gái trẻ cảm thấy hạnh phúc vô cùng.
Ngân còn được thầy cô tin tưởng, cho làm tổ trưởng và thủ quỹ. Bích Ngân tâm sự: “Đối với tôi, kỷ niệm đẹp của thời học trò là chỉ cần được bạn bè, thầy cô tin tưởng, đối xử một cách bình thường”.
Tình thương của mọi người giúp Ngân tự tin, mở lòng hòa vào cuộc sống. Cô nàng bắt đầu dùng mạng xã hội, theo đuổi nghề nghiệp yêu thích.
Vết bớt chữa lành tổn thương
Lối sống lạc quan đưa Ngân đến với nghề dạy trẻ mầm non. 10 năm theo nghề, cô giáo trẻ gặp không ít chuyện buồn từ vết bớt. Tuy nhiên, nó không bao giờ trở thành lý do để Ngân dừng lại.
Ban đầu, Ngân được gia đình hướng theo nghề giáo viên mầm non. Qua quá trình học tập, Ngân dần yêu nghề hơn.
“Lúc đi thi, tôi sợ gương mặt có vết bớt thì sẽ bị đánh trượt nhưng không ngờ lại đậu. Đến khi đi làm, tôi lo lắng các bé không thích khiếm khuyết của cô giáo
Nhiều bé hỏi mặt cô bị làm sao, cô có đau không… Tôi liền hỏi lại các con thấy mặt cô có đẹp không? Các bé đồng thanh nói 'đẹp'. Vậy là, tôi được tiếp thêm tự tin theo nghề”, Ngân kể.
Một lần, Ngân nghe được phụ huynh hỏi con: “Mặt của cô giáo con sao mà xấu thế?”. Đứa trẻ ngơ ngác nhìn mẹ, còn Ngân giả vờ không nghe thấy. Chỉ có cô mới hiểu vết bớt ấy đáng yêu và quan trọng như thế nào.
Khi Ngân biết yêu khuyết điểm của mình, vết bớt trở thành một người bạn đáng tự hào và cần được nâng niu. Cô nàng thích chụp ảnh, quay clip chia sẻ lên các nền tảng xã hội.
Những bức ảnh chụp trực diện, không né tránh, không che bớt khuyết điểm của Ngân được nhiều người yêu thích. Nhìn thấy những hoạt động tích cực của Ngân, nhiều bạn trẻ có khuyết điểm ngoại hình chủ động nhắn tin tâm sự.
Họ kể cho Ngân nghe những lần bị miệt thị ngoại hình, tiết lộ ý định rời bỏ cuộc đời… Thế nhưng, họ bất ngờ thay đổi suy nghĩ, sống lạc quan hơn khi nhìn thấy cách Ngân vui với vết bớt của mình.
“Trước đây, tôi từng tìm hiểu chuyện thẩm mỹ loại bỏ vết bớt nhưng hiện tại, điều đó không còn quan trọng nữa. Thậm chí, tôi cũng không thích trang điểm, nếu có đi ra ngoài thì chỉ cần thoa chút son môi”, Ngân chia sẻ.
Mỗi ngày trôi qua, Ngân chỉ mong bản thân làm được nhiều điều ý nghĩa, diện mạo xinh đẹp không quan trọng bằng sống đẹp.
Ảnh: Nhân vật cung cấp
Bộ GD&ĐT lý giải siết quy định xét tuyển sớm không quá 20%
Giáo dục - 3 giờ trướcĐại diện Vụ Giáo dục đại học lý giải việc dự kiến siết quy định các trường đại học xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo.
Giáo sư người Việt được bầu làm viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới
Giáo dục - 5 giờ trướcThiếu tướng, giáo sư Nguyễn Thế Hoàng, Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa được bầu làm viện sĩ chính thức của Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (TWAS).
Thông báo tin vui cho hàng triệu thí sinh thi THPT 2025
Giáo dục - 5 giờ trướcGĐXH - Năm 2025, kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ áp dụng các dạng câu hỏi trắc nghiệm mới và cách tính điểm không còn cào bằng như đã áp dụng từ năm 2008 đến nay.
Ngoại ngữ không còn là môn thi THPT bắt buộc: Nhiều học sinh lớp 12 ‘từ chối’ môn tiếng Anh
Giáo dục - 6 giờ trướcGĐXH - Phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 chỉ còn 4 môn, trong đó ngoại ngữ tự chọn dẫn đến số lượng thí sinh đăng ký dự thi môn tiếng Anh ở Nghệ An giảm rất nhiều. Thậm chí, có những lớp, trường không có thí sinh đăng ký dự thi môn tiếng Anh.
Nữ thủ khoa xinh đẹp là 'sinh viên của năm' tại Trường ĐH Y Hà Nội
Giáo dục - 9 giờ trướcBảo lưu Trường Đại Học Y Dược Hải Phòng để thi lại vào Trường ĐH Y Hà Nội, Ngọc Linh trở thành thủ khoa đầu vào ngành Răng - Hàm - Mặt. Ba năm sau, Linh thắng giải “Sinh viên của năm” tại ngôi trường này, nhờ sự năng động và tài năng.
Thành tích học tập cực đỉnh của hoa khôi trường Kinh tế
Giáo dục - 1 ngày trướcNgoài vẻ ngoài duyên dáng, nụ cười khả ái, Huyền Trang (trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội) khiến nhiều người ấn tượng với thành tích học ấn tượng.
Những người chưa thi chứng chỉ ngoại ngữ sẽ mừng thầm khi biết điều này
Giáo dục - 1 ngày trướcGĐXH - Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam dự kiến sẽ tăng cường các giải pháp để chống thi thay, thi hộ như bổ sung quy định yêu cầu các đơn vị cung cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi trên hệ thống tra cứu và xác minh chứng chỉ.
Đội tuyển Việt Nam tỏa sáng tại Robothon Quốc tế 2024
Giáo dục - 1 ngày trướcNgày 24/11, cuộc thi Robothon Quốc tế 2024 đã diễn ra thành công rực rỡ tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Đội tuyển Việt Nam đã xuất sắc ghi dấu ấn với nhiều giải thưởng quan trọng trong hạng mục thi đấu Leanbot.
Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông
Giáo dục - 1 ngày trướcBộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã viết thư động viên, khích lệ một nữ sinh tại tỉnh Đắk Nông.
Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học
Giáo dục - 2 ngày trướcHuỳnh Thị Mỹ Anh là trường hợp hiếm hoi vì trong 10 năm qua, Trường ĐH Quốc tế chỉ có 2 thủ khoa duy trì được học bổng toàn phần trong suốt khoá học.
Ngoại ngữ không còn là môn thi THPT bắt buộc: Nhiều học sinh lớp 12 ‘từ chối’ môn tiếng Anh
Giáo dụcGĐXH - Phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 chỉ còn 4 môn, trong đó ngoại ngữ tự chọn dẫn đến số lượng thí sinh đăng ký dự thi môn tiếng Anh ở Nghệ An giảm rất nhiều. Thậm chí, có những lớp, trường không có thí sinh đăng ký dự thi môn tiếng Anh.